Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý huy động vốn của các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây,  Hà Nội (Trang 31 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý huy động vốn của các ngân hàng

hàng thương mại.

1.2.4.1. Tăng trưởng ngu n vốn và vốn huy động

Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng dư nợ. Để tăng trưởng được dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng

doanh số cho vay và điều này có liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay nhỏ. Nếu huy động vốn có hiệu quả s làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số cho vay, tăng lợi nhuận. Điều đó cũng có nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng được bổ sung như thế nào tu thuộc chủ yếu vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng đó.

Chất lượng dịch vụ trong công tác huy động vốn của Ngân hàng là năng lực đáp ứng của sản phẩm huy động vốn được ngân hàng cung ứng cho khách hàng và được đo lường thông qua mức độ thỏa mãn, hài lòng các nhu cầu và mong muốn của khách hàng trên các phương diện như tiết kiệm thời gian, chi phí khi gửi tiền hay lựa chọn được sản phẩm gửi tiền phù hợp với nhu cầu (sinh lời, an toàn, thuận tiện cho thanh toán, chi tiêu...)

1.2.4.2. Kết cấu ngu n vốn

Mỗi loại tiền gửi có các yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn... Do đó, việc xác định r kết cấu vốn huy động s giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hoá các chi phí đầu vào.

Việc so sánh những khoản vốn theo thời hạn dài so với các khoản vốn có tính thời hạn thấp cho phép xem xét tính ổn định của nguồn vốn huy động, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để tăng các khoản huy động có thời hạn dài. Chi phí huy động là vấn đề mà các ngân hàng đều quan tâm. Để có được chi phí đầu vào hợp lý, có lợi cho ngân hàng thì các ngân hàng phải xem xét khoản mục nào có t trọng lớn nhất. Thực tế ở các NHTM, các khoản huy động từ các DN, TCKT có tính ổn định tương đối cao, chi phí hợp lý, rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho nên để đẩy mạnh hiệu quả công tác huy động vốn thì các ngân hàngphải tìm cách nâng cao t trọng của nhóm này lên hơn nữa trong cơ cấu vốn huy động của mình. Bên cạnh đó các khoản vốn huy động từ khu vực dân cư giúp Ngân hàng mở rộng kinh doanh

tín dụng tiêu dùng, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông có lợi cho nền kinh tế.

1.2.4.3. Chi phí huy động vốn

Lãi suất là chi phí chính trong chi phí huy động vốn, bên cạnh đó còn có các chi phí khác như: chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo...

Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người cho vay và người đi vay, đòi hỏi NHTM phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy, mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận được trên thị trường.

Nếu có chính sách lãi suất phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn, ngân hàng s tối thiểu hoá được chi phí trong khi vẫn hoàn thành được các kế hoạch về nguồn vốn.

1.2.4.4.T lệ vốn huy động tổng ngu n vốn

Nguồn vốn kinh doanh của NHTM bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và một số nguồn vốn khác.

Vốn huy động tổng nguồn vốn: chỉ tiêu này đánh giá t lệ vốn huy động được so với tổng nguồn vốn, cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động.

Nếu t lệ này cao thể hiện Ngân hàng có thể chủ động vốn, công tác quản lý hoạt động huy động vốn tốt. Còn nếu t lệ này thấp, chứng tỏ hoạt động cung ứng vốn của ngân hàng phụ thuộc vào Ngân hàng cấp trên.

1.2.4.5. Chất lượng sản ph m, d ch vụ huy động vốn

Chất lượng dịch vụ trong công tác huy động vốn của Ngân hàng là năng lực đáp ứng của sản phẩm huy động vốn được ngân hàng cung ứng cho

khách hàng và được đo lường thông qua mức độ thỏa mãn, hài lòng các nhu cầu và mong muốn của khách hàng trên các phương diện như tiết kiệm thời gian, chi phí khi gửi tiền hay lựa chọn được sản phẩm gửi tiền phù hợp với nhu cầu (sinh lời, an toàn, thuận tiện cho thanh toán, chi tiêu…)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây,  Hà Nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)