3.2. Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
3.2.3. Tổ chức công tác huy động vốn
Sau khi nhận kế hoạch hàng năm đối với chi nhánh được Tổng Giám đốc phê duyệt và thông báo kế hoạch chính thức, chi nhánh xây dựng chính sách về hoạt động huy động vốn đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Tổng giám đốc đã thông báo. Chi nhánh chủ động tìm các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nguồn vốn được giao, hiện tại BIDV Hà Tây đang quản lý các chỉ tiêu Tổng vốn huy động và T lệ tiền gửi dân cư (được phân theo từng loại tiền tệ), cụ thể:
- Xây dựng chương trình hành động đưa kế hoạch vào thực hiện. Các bộ phận quản lý lên kế hoạch triển khai, ban Kế hoạch nguồn vốn có nhiệm vụ lập kế hoạch triển khai, trình Giám đốc xem xét quyết định kế hoạch triển khai. Trong kế hoạch triển khai nêu r những nội dung thực hiện, thời gian thực hiện, các nguồn lực được phân bổ, nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân trong thực hiện kế hoạch.
- Chi nhánh đã tổ chức các đợt tiết kiệm dự thưởng, k phiếu dự thưởng mừng quốc khánh, năm mới hay mùa vàng bội thu, k niệm ngày thành lập BIDV cùng nhiều chương trình khác.
- Đã tổ chức đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý chịu trách nhiệm tổ chức thực thi kế hoạch.
- Chỉ đạo thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ.
- Thực hiện họp giao ban hàng tháng tại trụ sở chính về nhiều nội dung, trong đó có nội dung về huy động vốn. Các cuộc họp giao ban tháng bao gồm thành phần: Giám đốc và các Phó giám đốc; trưởng các ban: Tài chính kế toán và ngân quỹ, Kế hoạch nguồn vốn, Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch cụ, Khách hàng doanh nghiệp, Khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, Thẩm định, Định chế tài chính, Pháp chế; giám đốc Trung tâm: Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro, Trung tâm thanh toán, Trung tâm th , Trung tâm công nghệ thông tin.
- Bên cạnh đó BIDV Hà Tây cũng đã tổ chức phát động thi đua về công tác huy động vốn nhân dịp chào mừng những ngày l lớn. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích lớn.
Trong 3 năm 2015 - 2017, chi nhánh liên tục thực hiện đạt và vượt kế hoạch về huy động vốn do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao. Lượng tiền gửi huy động là cơ sở để Chi nhánh sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư và cho vay. Việc Chi nhánh hoàn thành vượt kế hoạch huy động vốn chứng tỏ kế hoạch đặt ra đã sát với tình hình thực tế và hiệu quả hoạt động của bộ phận nguồn vốn cũng như hiệu quả điều hành của bộ máy quản lý. Tuy nhiên, ngược lại với công tác huy động vốn, dư nợ cho vay qua các năm vẫn tăng nhưng không năm nào đạt kế hoạch được giao (chỉ đạt trung bình 90 kế hoạch). Điều này có thể dẫn đến mất cân đối nguồn vốn giữa lượng huy động và nhu cầu sử dụng. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Kế hoạch đặt ra quá cao hay do bộ phận tín dụng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, các cán bộ quản lý chưa bám sát điều hành hoạt động tín dụng? Có thể so sánh để thấy rằng kế hoạch huy động và cho vay mà Sacombank giao cho chi nhánh là có sự phù hợp với nhau, chỉ tiêu về dư nợ cho vay thấp hơn rất nhiều so với huy động; vậy mà Chi nhánh luôn đạt vượt về chỉ tiêu huy động vốn nhưng không thể hoàn thành chỉ tiêu dư nợ cho vay. Điều này chứng tỏ Hội sở Chính lập kế hoạch đã bám sát tình hình thực tế của Chi nhánh nhưng dư nợ tín dụng cao hay thấp không hoàn toàn phụ thuộc một cách chủ quan vào bộ phận tín dụng của chi nhánh. Như trên đã phân tích, tình hình kinh tế xã hội thời gian gần đây rất nhiều biến động làm ảnh hưởng đến đời sống của dân cư và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy cũng tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên chi nhánh cũng cần có sự kiểm tra sát sao hơn trong từng giai đoạn để kế hoạch được đảm bảo hoàn thành.