Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây,  Hà Nội (Trang 50 - 52)

3.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2015 – 2017

Giai đoạn 2015 - 2017, nền kinh tế đã khởi sắc sau những khó khăn của cuộc khủng hoảng thế giới nên kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Hà Tây khá khả quan. Đến 31 12 2015, tổng nguồn vốn đạt 3.808 t đồng, tăng 9,4 so với đầu năm. BIDV Chi nhánh Hà Tây làm tốt vai trò cung ứng vốn cho khu vực mình quản lý. Tổng dư nợ tín dụng năm 2015 đạt 2.014 t đồng, tăng 16,34 so với năm 2014. Bởi hoạt động của ngân hàng phải từ năm 2014 mới có những chuyển biến r rệt thoát khỏi khó khăn giai đoạn trước. Đến năm 2016, BIDV Chi nhánh Hà Tây cố gắng nỗ lực phát triển thị trường trong điều kiện khá thuận lợi là thị trường vốn và lãi suất ổn định nên có được kết quả tăng trưởng khá tốt (cao hơn giai đoạn trước). Đến 31 12 2016, tổng nguồn vốn đạt 3.310 t đồng (chỉ tăng 6,5 , thấp hơn mức độ tăng trưởng của 2015 so với 2014) nhưng nó cho thấy sự phát triển của chinh nhánh và sự bứt phá của năm 2015; tổng dư nợ tín dụng đạt 2.377 t đồng. 2016 cũng là năm BIDV Chi nhánh Hà Tây tiếp tục phát triền công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng vững chắc ứng dụng thành công các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo ưu thế cạnh tranh, tăng t lệ thu ngoài tín dụng. Điều đó dẫn đến kết quả năm 2017 dư nợ tín dụng đạt 3.063 t đồng, tăng 28,86 so với năm 2016.

T lệ nợ xấu cũng giảm xuống rất thấp so với giai đoạn trước. Hiện nay, t lệ nợ xấu của BIDV Chi nhánh Hà Tây chỉ còn 0,29 . Đây là nỗ lực rất lớn trong việc cải thiện tình hình nợ xấu được thực hiện bắt đầu từ năm 2014 đến nay. Chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của ngân hàng nhà nước và bảo đảm tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro và khả năng thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro tín dụng theo nghị định 163 2006 NĐ-CP ban hành ngày 29 12 2006 về giao dịch bảo đảm.Trong giai

đoạn 2015 - 2017, t lệ nợ xấu không có nhiều biến động như ở giai đoạn trước nhưng con số mà nó thể hiện khá lý tưởng.

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tây giai đoạn năm 2015 – 2017

Đơn v : T đ ng

STT Ch tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số Tăng trƣởng Tổng số Tăng trƣởng Tổng số Tăng trƣởng 1 Nguồn vốn 3808 9,4% 3310 6,5% 4178 10% 2 Dư nợ tín dụng 2014 16.34% 2377 18.02% 3063 28.86% 3 T lệ nợ xấu 0.56% -0.79% 0.37% -0.19% 0.29% -0.08% 4 Lợi nhuận trước thuế 3.651 -4% 4.74 29,8% 4.354 -8,1%

(Ngu n: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015 - 2017 của BIDV Hà Tây)

Với một loạt hành động của Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội giai đoạn 2015 - 2017. Năm 2017, BIDV chi nhánh Hà Tây đạt được các mục tiêu đề ra. Thanh khoản được giữ vững, ổn định. Tình hình tài chính tăng trưởng khá. Hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 16 trong giai đoạn 2015 - 2017. Công tác quản trị điều hành được đổi mới và kiện toàn theo hướng sâu sát từ Trụ sở chính đến các đơn vị cơ sở, linh hoạt và phù hợp với di n biến thị trường, góp phần đưa hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Hà Tây ổn định và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây,  Hà Nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)