Đánh giá công tác quản lý huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây,  Hà Nội (Trang 63)

tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Tây

3.3.1. Kết quả đạt được

3.3.1.1. Tăng trưởng ngu n vốn và vốn huy động

BIDV Hà Tây là một trong những ngân hàng có uy tín trên địa bàn với quy mô huy động vốn khá lớn. Điều đó đã được thể hiện bằng kết quả đạt được thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.4: Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động

(Đơn v : T đ ng)

Ch Tiêu 2015 2016 2017

Vốn huy động 3.008 3.372 3.979

Tốc Độ tăng trưởng so với năm liền trước ( ) 12,1 18

(Ngu n: Số liệu phòng Kế hoạch tổng hợp 2015-2017)

Trong những năm qua, chi nhánh luôn luôn coi việc mở rộng quy mô vốn huy động là một trong những chiến lược cạnh tranh được đặt lên hàng đầu. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động hàng năm đều tăng cao. Năm 2015, huy động vốn đạt 3.008 t đồng, tốc độ tăng trưởng huy động vốn là 11,9 , sang năm 2016 nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt mốc tăng trưởng cao

hơn 12,1 tương đương với 3.372 t đồng. Tuy nhiên đến năm 2017 tốc độ tăng trưởng vốn huy động của BIDV Hà Tây có bước tăng trưởng đột phá lên tới 18 tương đương với 3.979 t đồng cao 5,9 so với tốc độ tăng trưởng của năm 2016.

3.3.1.2. Kết cấu ngu n vốn

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn

Về phân loại theo thời hạn trong công tác huy động vốn, có thể chia thành 2 loại: Tiền gửi dưới 12 tháng và tiền gửi trên 12 tháng.

Cụ thể, kết quả công tác huy động vốn theo thời hạn tại BIDV Hà Tây trong thời gian qua như sau:

Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn của BIDV Hà Tây

Đơnv : T đ ng

Ch tiêu 2015 2016 2017

Tiền gửi 12 tháng 2.467 2.674 2.189

Tiền gửi 12 tháng 541 698 1.790

Tổng 3.008 3.372 3.979

(Ngu n số liệu phòng Kế hoạch tổng hợp năm 2015 – 2017)

Qua bảng số liệu ta thấy: Năm 2015, nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh là 2467 t đồng, nguồn vốn dài hạn là 541 t đồng. Năm 2016 nguồn vốn ngắn hạn tăng lên 2674 t đồng, tương đương với 108,3 và nguồn vốn dài hạn là 129 so với năm 2015. Bước sang năm 2017 với sự biến động mạnh của hệ thống ngân hàng, và tình hình cạnh tranh trên thị trường, chính sách huy động vốn của chi nhánh BIDV Hà Tây cũng được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã đưa ra được những chính sách huy động hợp lí để tăng tỉ trọng vốn dài hạn, ổn định cơ cấu vốn huy động.

Về cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng, có thể chia thành các loại như sau: Tiền gửi của dân cư. Tiền gửi của tổ chức kinh tế. Phát hành kì phiếu – trái phiếu.

Thực trạng nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, trong thời gian qua tại Ngân hàng TM CP BIDV Hà Tây được thể hiện qua bảng số liệu 3.6.

Theo số liệu bảng trên ta thấy, nguồn vốn huy động của BIDV Hà Tây đã có những bước chuyển biến linh hoạt theo từng năm. Cụ thể:

Năm 2015, tiền gửi của TCKT đạt 1496 t đồng chiếm 44,15 , tiền gửi của dân cư đạt 1321 t đồng chiếm 46,5 phát hành k phiếu – trái phiếu đạt 191 t đồng chiếm 6,34 .Đến năm 2016 tiền gửi của TCKT đạt 1721 t đồng chiếm 51,04 , tiền gửi của dân cư đạt 1350 t đồng chiếm 40,03 phát hành GTCG 301 t đồng chiếm 8,93 như vậy so với năm 2010 t lệ tiền gửi của TCKT năm 2011 có phần tăng lên đáng kể. Cụ thể là TCKT tăng 3,89 tương ứng với 225 t đồng so với năm 2015. Còn tiền phát hành GTCG tăng 2,59 tương ứng với 110 t đồng so với năm 2015. Bước sang năm 2017, t lệ tiền gửi của tổ chức kinh tế có sự giảm sút mạnh, thay vào đó là t trọng của tiền gửi dân cư tăng cao. Một phần sự biến động này là do ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh chính sách tiền tệ của chính phủ. Cụ thể tiền gửi của dân cư tăng 21,5 tương đương với 1356 t đồng so với năm 2016, bên cạnh sự tăng trưởng mạnh m của tiền gửi dân cư thì tiền gửi của TCKT lại sụt giảm mạnh. Cụ thể năm 2017 tiền gửi của TCKT là 1193 giảm -528 t đồng so với năm 2016 tương đương với -17,15 . Cũng như tiền gửi của TCKT năm 2017, phát hành GTCG cũng bị sụt giảm mạnh, cụ thể năm 2017 tiền phát hành GTCG giảm -221 t đồng tương đương với -4,35%.

Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng của BIDV chi nhánh Hà Tây

Đơn v : T đ ng

Ch tiêu 2015 2016 2017

Tiền gửi dân cƣ Giá trị 1.321 1.350 2.706

Tỉ trọng ( ) 46,5 40,03 68

Tiền gửi TCKT Giá trị 1.496 1.721 1.193

Tỉ trọng ( ) 47,15 51,04 30

Phát hành GTCG

Giá trị 191 301 80

Tỉ trọng ( ) 6,34 8,93 2

(Ngu n: số liệu phòng Kế hoạch tổng hợp năm 2015 – 2017)

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

Phân loại theo tiêu thức này, nguồn vốn huy động của Ngân hàng TM CP ĐT PT chi nhánh Hà Tây được chia thành 2 loại gồm: VND và ngoại tệ quy đổi VND. Được thể hiện qua bảng số liệu 3.7.

Bảng 3.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của BIDV Hà Tây

Đơn v : T đ ng

Ch tiêu 2015 2016 2017

VND Giá trị 2.709 3.042 3.660

Tỷ trọng 90,06 90,21 92

Ngoại tệ quy đổi VND

Giá trị 299 330 319

Tỷ trọng 9,94 9,79 8

(Ngu n: Số liệu phòng Kế hoạch tổng hợp năm 2015 – 2017)

Theo bảng số liệu 3.7, ta thấy t trọng ngoại tệ quy đổi VND có bước tăng trưởng khá mạnh theo từng năm cụ thể năm 2015 là 299 năm 2011 là 330 tăng 31 t đồng so với năm 2015 tương đương với 9,79 . Săng năm 2017 có sự biến động khá ấn tượng bởi t lệ tiền huy động bằng VND có bước tăng

trưởng mạnh m từ 3042 t đồng năm 2016 lên 3660 năm 2017, điều này cho thấy t lệ tiền gửi có bước dàn trải và hợp lý hơn.

Như vậy, trong hoạt động huy động vốn của BIDV Hà Tây: nguồn vốn nội tệ vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn, có sự gia tăng cả về tỉ trọng và giá trị. Có được thành quả đó là do sự thay đổi kịp thời, đúng đắn các chính sách, đặc biệt là chính sách điều chỉnh lãi suất huy động vốn với VND của ban lãnh đạo BIDV Hà Tây tới từng cán bộ nhân viên trong chi nhánh theo chỉ đạo của NHTW.

3.3.1.3. Chi phí huy động ngu n vốn tiền gửi

Chi phí huy động bao gồm chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí nhân viên, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị và các chi phí phi lãi khác. Năm 2015, chi phí trả lãi tiền gửi là 366,97 t đồng trên tổng tiền gửi huy động là 3.008 t đồng, t suất chi phí bình quân là 12,20 . Tuy nhiên, t suất hay nói cách khác, để huy động được 1 đồng tiền gửi thì chi phí mà chi nhánh phải bỏ ra bình quân là 0.122 đồng chi phí trả lãi.

Bảng 3.8: Chi phí trả lãi tiền gửi BIDV chi nhánh Hà Tây.

Đơn v tính: t đ ng

Ch tiêu 2015 2016 2017

Số tiền Số tiền Số tiền

Qui mô vốn tiền gửi huy động 3.008 3.372 3.979

Chi phí trả lãi 366,97 461,28 585,31

T suất chi phí trả lãi bình quân 12,20% 13,68% 14,71%

(Ngu n: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh năm 2015 – 2017)

Năm 2016, chi phí trả lãi tiền gửi là 461,29 t đồng, tăng 25,7 so với năm 2015, t suất chi phí trả lãi bình quân là 13,68 . Đến năm 2017, chi phí mà chi nhánh sử dụng để huy động 3979 t đồng tiền gửi là 585,31 t đồng, tăng 26,89 so với năm 2016, t suất chi phí trả lãi bình quân là 14,71 . Sở dĩ, chi phí huy động vốn tại chi nhánh trong năm 2016, 2017 có xu hướng tăng nhanh là do ảnh hưởng có lãi suất trên thị trường có sự biến động tăng

lênnên chi nhánh cũng phải tăng lãi suất huy động để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng tới gửi tiền.Bên cạnh đó, các chi phí khác như trả lương, hoa hồng… cũng tăng lên do các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt với nhau để có thể huy động đủ nguồn vốn.. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất huy động hợp lý, chi nhánh còn chú trọng việc nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa và tối ưu hóa sản phẩm tiền gửi nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng nên nguồn vốn tiền gửi chi nhánh huy động được cũng có sự tăng trưởng cao từ 15 - 17 , từ đó đáp ứng tốt nhu cầu vốn kinh doanh của chi nhánh.

3.3.1.4. T lệ vốn huy động Tổng ngu n vốn

Qua phân tích ở trên cho thấy, bằng các sản phẩm huy động đa dạng, chất lượng dịch vụ luôn được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, BIDV chi nhánh Hà Tây đã không ngừng mở rộng nguồn vốn huy động của mình, đưa số dư nguồn vốn tăng lên r rệt tạo điều kiện để chi nhánh mở rộng hoạt động cho vay của mình. Hiệu quả của việc sử dụng vốn tiền gửi được thể hiện r nhất qua hiệu quả của hoạt động cho vay tại chi nhánh.Như vậy, vấn đề huy động vốn không thể tách rời hoạt động sử dụng vốn của nó.

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Hà Tây năm 2015-2017 ta thấy: Quy mô tín dụng BIDV Hà Tây có bước tăng trưởng đều đặn qua các năm. Như ta thấy kết quả huy động vốn năm 2016 2015 tăng trưởng 12,13 tương đương với 364 t đồng. Đặc biệt năm 2017 2016 có bước đột phá, tăng trưởng huy động vốn ở mức cao đạt tơi 28,47 tương đương với 960 t đồng, điều này có được là do nỗ lực của cán bộ ngân hàng và sự ổn định của thị nền kinh tế. Nhìn trung tốc độ tăng trưởng của chi nhánh trong 3 năm 2015-2017 đều ở mức cao và ổn định. Cơ cấu cho vay cũng được dịch chuyển sang ngắn hạn nhiều hơn trung và dài hạn. Năm 2015, t lệ cho vay trung và dài hạn là 37 thì đến năm 2016 là 35 , giảm 2 so với năm 2015, đến năm 2017 là 30 giảm 5 so với 2016. Ngoài ra t lệ nợ xấu cũng được giảm xuống đáng

kể, năm 2015 là 0,56 đến năm 2016 là 0,37 giảm 0,19 , tiếp tục đến năm 2017 t lệ nợ xấu còn 0,29 so với năm 2016 giảm 0,8 . T trọng dư nợ bán l qua các năm có mưc tăng trưởng khá ổn định, cụ thể: Năm 2015 là 16 , năm 2016 là 17 , năm 2017 là 14 . Chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của ngân hàng nhà nước và bảo đảm tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro và khả năng thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro tín dụng theo nghị định 163 2006 NĐ-CP ban hành ngày 29 12 2006 về giao dịch bảo đảm.

Bảng 3.9: Tƣơng quan tiền gửi huy động và dƣ nợ cho vay tại BIDV Hà Tây

(Đơn v : T đ ng) Năm Ch tiêu 2015 2016 2017 So Sánh 2016/2015 So Sánh 2017/2016 +/- % +/- %

Ch tiêu quy mô

Dư nợ tín dụng cuối

k 2014 2377 3063 363 18.02 686 28.86

Huy động vốn cuối k 3008 3372 4332 364 12.13 960 28.47

Ch tiêu cơ cấu

Ngắn hạn 1260 1609 2144 349 27.7 535 33.25 Trung, dài hạn 754 768 919 14 1.86 151 19.66 T trọng DNTDH/TDN 37% 35% 30% -0.02 - -0.05 - T trọng DN bán l TDN 16% 17% 14% 0.01 - -0.03 - T lệ nợ xấu 0,56% 0,37% 0,29% -0.19 - -0.08 -

Nhìn chung, chênh lệch giữa nguồn vốn tiền gửi huy động và cho vay chưa thật sự hợp lý, điều đó chứng tỏ khâu sử dụng vốn vẫn chưa thực sự hiệu quả. Về phía chi nhánhngân hàng, việc sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho vay trung và dài hạn s có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, mặt khác, các hoạt động đầu tư sinh lợi khác có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng không ổn định và không nên chiếm t trọng cao trong hoạt động sinh lợi. Về phía khách hàng, nhiều khách hàng cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc mục đích khác nhưng chưa tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Đối với nền kinh tế, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cần được sử dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, nếu chỉ tập trung vào các khu vực phi sản xuất như kinh doanh bất động sản, vàng, chứng khoán s không đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.

Như vậy, có thể tổng hợp kết quả đạt được trong quản lý hoạt động huy động vốn của NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Hà Tây như sau:

Một tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đã góp phần đáp ứng được nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp trong địa bàn.

Từ năm 2013 đến nay luôn đạt mức tăng trưởng bình quân 14 , đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.Đồng thời phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn vào đầu tư, giải quyết được những khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Chi nhánh từ chỗ luôn thiếu vốn ở giai đoạn suy thoái kinh tế đã trở thành đơn vị thừa vốn, giúp chi nhánh chủ động trong đầu tư vốn cho phát triển kinh tế ở địa bàn.Đồng thời có tiềm lực mạnh để thực hiện các dự án đồng tài trợ với các ngân hàng bạn.

Hai là hình thức huy động ngày càng đa dạng hơn.

BIDV Hà Tây rất coi trọng công tác huy động vốn tại khu vực, coi đây là nguồn vốn quan trọng và ổn định, quyết định sự phát triển trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bởi vậy, đã có nhiều hình thức huy động hơn như huy động tiền gửi tiết kiệm ngoài các hình thức truyền thống còn đưa ra tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi một nơi, rút nhiều nơi... Đối với nhận tiền gửi của khách

hàng không chỉ đơn thuần là các tổ chức kinh tế xã hội mà còn mở rộng phạm vi như: Ngân hàng Phát triển, Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, các TCTC khác...

Ba là k hạn huy động đã đa dạng hơn

Trước đây chỉ có các k hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng... thì nay đã có đủ các loại k hạn từ 1 tháng đến 36 tháng để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn trong việc gửi tiền vào ngân hàng đồng thời ngân hàng cũng linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh các k hạn huy động, giúp cho việc điều hành hoạt động kinh doanh nhanh nhạy và hiệu quả hơn.

Bốn là mạng lưới huy động vốn từng bước được củng cố và mở rộng. Từ việc tăng số lượng điểm giao dịch truyền thống (Từ 3 phòng giao dịch năm 2014 lên 6 phòng giao dịch năm 2017, 4 quỹ tiết kiệm) kết hợp với tăng số lượng ngân hàng tự động để tăng cường mô hình mạng lưới phân phối hiện đại, đây là yếu tố quan trọng trong việc huy động nguồn vốn tại chỗ, nhờ đó mà lãi suất đầu vào có xu hướng giảm hơn so với huy động từ các TCTD hay phát hành giấy tờ có giá. Cũng nhờ có tổ chức mạng lưới thuận tiện đã tiến hành thu hút, huy động tiền gửi ngoại tệ cả USD và EUR đảm bảo hoạt động kinh doanh thêm phong phú đa dạng.

Năm là chính sách khách hàng được quan tâm hơn.

BIDV chi nhánh Hà Tây xác định khách hàng giữ vị trí hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô, cơ cấu và chất lượng của nguồn vốn huy động. Chính vì vậy xây dựng chiến lược huy động vốn luôn gắn với chiến lược khách hàng để từ đó có chính sách chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn.

Nguyên nhân đạt được kết quả trên.

Đạt được những kết quả trên là do trong công tác quản lý điều hành BIDV chi nhánh Hà Tây đã nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò quan trọng của công tác nguồn vốn và điều hành vốn trong hoạt động kinh doanh. Từ đó đề ra những mục tiêu nhiệm vụ và biện pháp huy động vốn thích hợp trong từng thời k để làm tốt chức năng tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi, nhỏ l nằm rải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây,  Hà Nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)