Ban Quản lý dự án công trình giao thông tỉnh Hòa Bình:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An (Trang 30 - 35)

1.2. Cơ sở lý luận về Quản lý dự án công trình giao thông đƣờng bộ

1.2.7.1 Ban Quản lý dự án công trình giao thông tỉnh Hòa Bình:

Ban Quản lý dự án đƣợc kiện toàn theo quyết định số 745/QĐ-SGTVT ngày 20/8/2010 về việc Kiện toàn Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn: Ban Quản lý dự án Xây dựng công trình giao thông thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo luật Xây dựng và các Nghị định, văn bản hƣớng dẫn về Quản lý đầu tƣ xây dựng công trình hiện hành. Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Chủ đầu tƣ (Sở Giao thông vận tải Hòa Bình) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Đƣợc sử dụng con dấu của Sở Giao thông vận tải Hòa Bình, đƣợc mở tài khoản tại kho bạc nhà nƣớc tỉnh Hòa Bình và ngân hàng để hoạt động theo quy định. Kinh phí hoạt động của Ban Quản lý dự án Xây dựng công trình giao thông đƣợc sử dụng từ nguồn kinh phí Quản lý dự án, Tƣ vấn giám sát công trình và hoạt động theo quy định về quản lý tài chính của Nhà nƣớc hiện hành.

Cơ cấu tổ chức: Ban Quản lý dự án có Trƣởng ban, các Phó Trƣởng ban và các cán bộ viên chức tham mƣu, giúp việc biên chế cụ thể do Giám đốc Sở Giao thông vận tải quyết định. Quá trình hoạt động sử dụng bộ máy của phòng Kế hoạch Tài chính Sở để thực hiện công việc tài chính, kế toán của đơn vị.

Ban Quản lý công trình giao thông tỉnh Hòa Bình là một đơn vị đại diện chủ đầu tƣ (Sở Giao thông vận tải) quản lý lĩnh vực đầu tƣ xây dựng trình giao thông, khối lƣợng công việc là rất lớn nhƣng lại sử dụng bộ máy phòng kế hoạch tài chính của Sở để thực hiện công việc tài chính, kế toán của đơn vị. Do vậy trên thực tế việc thanh, quyết toán của nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn, khối lƣợng công việc bị ùn tắc.

1.2.7.2 Ban Quản lý dự án công trình giao thông II tỉnh Thanh Hóa:

Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn: Ban QLDA Giao thông II Thanh Hoá đƣợc thành lập theo Quyết định số 3083/QĐ-CT ngày 25/9/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá; đƣợc thành lập lại tại Quyết định số 206/QĐ-SGTVT ngày 05/6/2007 của Giám đốc Sở GTVT với chức năng thay mặt Sở quản lý các dự án giao thông trong địa bàn tỉnh. Ban QLDA giao thông II Thanh Hoá với chức năng đại diện chủ đầu tƣ, đƣợc Sở GTVT Thanh Hoá giao nhiệm vụ quản lý, giám sát kỹ thuật thi công một số dự án do Sở làm chủ đầu tƣ trên địa bàn Tỉnh nhà. Tƣ vấn, giám sát, quản lý các dự án xây dựng khác theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc khi đƣợc Sở GTVT đồng ý.

Cơ cấu tổ chức: Bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng chức năng: 01 Phòng Kế hoạch, 03 Phòng Tƣ vấn giám sát, 01 Phòng Tổng hợp hành chính. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng:

Phòng Tổng hợp hành chính: Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tổ chức, hạch toán chi tiêu và thanh quyết toán chi phí hoạt động của Ban, theo dõi tổng hợp cấp phát vốn dự án, phối hợp với các phòng tham gia các khâu trong

quá trình quản lý dự án và là đầu mối tổng hợp trình quyết toán dự án, công trình dự án hoàn thành.

Phòng kế hoạch: Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp quản lý dự án, xây dựng kế hoạch dự án, tổ chức thực hiện thể chế, cơ chế chính sách trong đầu tƣ xây dựng, chủ trì tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Các Phòng Tƣ vấn giám sát: Thực hiện nhiệm vụ từ khi dự án có chủ trƣơng cho phép đầu tƣ, tổ chức lập, triển khai dự án, phối hợp cùng phòng kế hoạch để lựa chọn nhà thầu, phối hợp với Hội đồng GPMB địa phƣơng để thực hiện công tác GPMB, chịu trách nhiệm tƣ vấn giám sát, nghiệm thu khối lƣợng công trình trong quá trình thi công, xử lý kỹ thuật thi công, lập hồ sơ hoàn công công trình, phối hợp với các phòng thanh quyết toán khối lƣợng hoàn thành... Ngoài ra có thêm nhiệm vụ tƣ vấn giám sát thi công các công trình đƣợc Ban hợp đồng với chủ đầu tƣ ngoài Sở GTVT Thanh Hoá.

Đối với cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các phòng ban của ban Quản lý dự án giao thông II Thanh Hóa đã có sự tách biệt độc lập hơn với chủ đầu tƣ (là Sở Giao thông tỉnh Thanh Hóa) so với ban Quản lý công trình giao thông tỉnh Hòa Bình, có các phòng ban chuyên môn có chức năng nhiệm vụ rõ ràng: có phòng kế hoạch, phòng Tổng hợp hành chính, phòng giám sát. Tuy nhiên theo chức năng nhiệm vụ chung thì phòng giám sát không chỉ có chức năng là giám sát thi công mà thực hiện nhiệm vụ từ khi dự án có chủ trƣờng đầu tƣ, tổ chức lập triển khai dự án, lựa chọn nhà thầu, tƣ vấn giám sát, nghiệm thu khối lƣợng, phối hợp với các phòng thanh quyết toán công trình, vì vậy nên đổi tên các phòng thành phòng dự án 1, 2 thì sẽ phản ánh đúng chức năng nhiệm vụ của phòng hơn... Bên cạnh đó đối với các dự án công trình giao thông thƣờng chạy theo tuyến nên công tác giải phóng mặt bằng sẽ phức tạp hơn các các loại hình dự án khác vì vậy cần tách bộ phận giải phóng mặt bằng thành một phòng riêng.

1.2.7.3. Bài học rút ra cho Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An Từ phân tích mô hình quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án công trình

giao thông tỉnh Hòa Bình và Ban Quản lý dự án công trình giao thông II tỉnh

Thanh Hóa thấy rằng với mô hình quản lý dự án của Ban Quản lý dự án công trình giao thông tỉnh Hòa Bình thì nếu bộ phận tài chính của Ban sử dụng chung bộ máy phòng Tài chính kế hoạch của Sở và không có các phòng ban chuyên môn trực thuộc thì khối lƣợng công việc sẽ rất nhiều, gây khó khăn trong công tác quản lý nhân sự cũng nhƣ cho cán bộ làm việc. Mặt khác không phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng dự án, cho từng lĩnh vực, theo đó trách nhiệm của từng cán bộ với việc của mình sẽ không cao. Ƣu điểm của loại hình Ban quản lý dự án nhƣ thế này thì bộ máy quản lý gọn nhẹ nhhƣng với một khối lƣợng công việc nhiều nhƣ Ban quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An không thể áp dụng loại hình tổ chức Ban quản lý dự án nhƣ thế này đƣợc.

Còn đối với cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án công trình giao

thông II tỉnh Thanh Hóa thì có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, chuyên sâu.

Phòng giám sát sẽ tham gia các khâu trong quá trình quản lý thực hiện dự án,

sẽ nắm rõ về quá trình thự hiện dự án, các vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tuy nhiên với một địa bàn rộng lớn nhƣ Nghệ An và quản lý nhiều dự án nhƣ Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An thì nhƣ vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng quá tải cho cán bộ phòng dự án, nhất là cán bộ phòng dự án phải tham gia vào công tác giải phóng mặt bằng. Do đó Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An sẽ có phòng kế hoạch tổng hợp, sẽ phụ trách các khâu chuẩn bị đầu tƣ từ chủ trƣơng lập dự án đến bƣớc lựa chọn nhà thầu, còn các phòng dự án của Ban sẽ phụ trách các dự án trong khâu thực hiện đầu tƣ. Việc năm bắt tình hình thực hiện dự án và quá trình thi công vẫn sát với dự án tuy nhiên sẽ giảm áp lực công việc lên các phòng dự

án và sẽ chuyên sâu hơn. Sau khi có khối lƣợng hoàn thành thanh quyết toán công trình thì khối lƣợng công việc sẽ đƣợc chuyển từ phòng dự án sang phòng tài chính kế toán làm thủ tục thanh quyết toán. Cần nghiên cứu phƣơng án có thêm phòng hành chính để thục hiện quản lý nhân sự, chi phí thƣờng xuyên của ban, công tác văn thƣ, lƣu trữ...

Với mô hình này thì chức năng nhiệm vụ của các phòng ban đƣợc chuyên môn hóa sâu hơn, đỡ chồng chéo công việc cũng nhƣ giảm áp lự cho cán bộ.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)