Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An (Trang 37 - 41)

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.2. Quy trình nghiên cứu

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu luận văn

2.1.2.1 Phát hiện lỗ hổng (giới hạn) nghiên cứu

Qua quá trình tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, một số vấn đề mà các tác giả chƣa đề cập đến hoặc đề cập chƣa chi tiết nhƣ:

+ Quản lý dự án công trình giao thông tại môt đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trong lĩnh vực giao thông.

+ Thực trạng quản lý dự án công trình giao thông tại ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An.

2.1.2.2 Xác định câu hỏi nghiên cứu

Để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra của đề tài, câu hỏi nghiên cứu chính là các nội dung cần tiếp cận, triển khai dựa trên cơ sở lý luận logic và khoa học. Trong phạm vi của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

+ Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông là gì?

+ Quản lý dự án công trình giao thông bao gồm những nội dung nào?

Cơ sở lý luận về quản dự án xây dựng công trình giao thông đƣờng bộ

Thu thập dữ liệu sơ cấp Thu thập dữ liệu thứ cấp Xử lý dữ liệu Phát hiện và kết luận Đề xuất giải pháp Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu Xác định câu hỏi nghiên cứu Lựa chọn tình huống

+ Thực trạng quản lý dự án công trình giao thông tại ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An giai đoạn 2009-2013 là nhƣ thế nào?

+ Với mô hình và cách quản lý dự án công trình giao thông tại ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ hiện nay sẽ có điểm hạn chế nào?

+ Đổi mới công tác quản lý dự án công trình giao thông tại ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An cần theo những quan điểm, định hƣớng nào? Giải pháp nào để thực thi chiến lƣợc đó?

Những câu hỏi nghiên cứu chi tiết này nhằm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài, đó là: Làm thế nào để quản lý hiệu quả các

dự án xây dựng công trình giao thông tại ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An?

2.1.2.3. Chọn tình huống

Từ những câu hỏi đƣợc xác định nhƣ phần trên, tình huống mà luận văn lựa chọn đó chính là những vấn đề về quản lý dự án xây dựng công trình giao thông tại ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An. Cụ thể luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về công tác quản lý về con ngƣời; công tác lựa chọn nhà thầu; công tác quản lý thời gian và tiến độ; công tác quản lý chất lƣợng; công tác thanh toán, nghiệm thu khối lƣợng; công tác quyết toán dự án hoàn thành.

2.1.2.4. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, tài liệu

Nguồn dữ liệu đƣợc sử dụng: Luận văn sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp để làm luận cứ cho đề tài nghiên cứu. Cụ thể:

- Số liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn tài liệu thu thập từ thông tin nội bộ gồm tài liệu, báo cáo của phòng kế hoạch - tổng hợp, phòng Tài chính - kế toán, các phòng dự án của Ban quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An. Nguồn dữ liệu bên ngoài sử dụng cho luận văn bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ, các bài viết trên tạp chí Tài

chính, Tạp chí xây dựng và một số tạp chí khác; số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê, Bộ Tài Chính. Đây là những nguồn tài liệu chính xác, tin cậy và cập nhật liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài. Các thông tin trích dẫn trong luận văn sẽ đƣợc trình bày chi tiết trong danh mục tài liệu tham khảo. Nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập để đánh giá tình hình quản lý dự án nói chung và quản lý dự án công trình giao thông nói riêng. Dữ liệu thứ cấp cho phép so sánh ở mức độ nhất định công tác quản lý dự án công trình giao thông tại Ban quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An qua các năm từ 2009 đến 2013.

- Số liệu sơ cấp: nghiên cứu các mô hình quản lý dự án, xây dựng sơ đồ các quy trình trong quản lý dự án, điều tra đánh giá mô hình quản lý dự án tại Ban QLDA công trình giao thông Nghệ An hiện nay. Trên cơ sở kết quả thu đƣợc đánh giá tính hiệu quả trong việc quản lý dự án công trình giao thông tại ban từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án xây dựng công trình giao thông đƣờng bộ tại Ban QLDA Công trình giao thông Nghệ An trong thời gian tới.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Để có đƣợc thông tin về những vấn đề quản lý dự án công trình giao thông tại ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An, phƣơng pháp đƣợc tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu chính là phƣơng pháp khảo sát kết hợp với tìm hiểu, ghi chép và nghiên cứu trực tiếp trên cơ sở quan sát. Ngoài ra còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ thống kê, tổng hợp, so sánh…

2.1.2.5. Phân tích và xử lý dữ liệu

Trên cơ sở các dữ liệu thu thập đƣợc từ nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, thông tin đƣợc phân tích xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc làm rõ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Đầu tiên, thông tin đƣợc tập hợp, chọn lọc, sắp xếp để làm bộc lộ các mối liên hệ hoặc xu thế của sự vật. Nguồn thông tin

thu thập đƣợc phân chia thành hai loại: thông tin định tính và thông tin định lƣợng. Những thông tin định lƣợng đƣợc mô tả thông qua phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp so sánh và có thể đƣợc trình bày dƣới nhiều dạng khác nhau nhƣ: con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ.

- Phƣơng pháp phân tích: Ở Chƣơng 1 để xây dựng khung lý luận tác giả đã phân tích nhiều công trình khoa học có nội dung liên qua đến đề tài để từ đó nhận thức, kế thừa những thành quả nghiên cứu và thấy đƣợc những khoảng tróng cần tiếp tục nghiên cứu. Ở chƣơng 3 sau khi tiếp cận và thu thập đƣợc thông tin liên quan tác giả nêu đƣợc thực trạng quản lý dự án công trình giao thông tại Ban quản lý công trình giao thông Nghệ An, tiến hành phân tích đánh giá những mặt đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc trong quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án.

- Phƣơng pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để kết nối giữa các mặt, các nhân tố... để có cái nhìn tổng thể về sử vật hiện tƣợng.

Ở Chƣơng 1, bằng phƣơng pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra đƣợc những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa đƣợc các thành tựu, vừa tránh đƣợc sự trùng lắp trong nghiên cứu.

Ở Chƣơng 3 từ việc phân tích nhiều nội dung cụ thể về Quản lý dự án công trình giao thông, luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về công tác Quản lý dự án công trình giao thông tại Ban QLDA CTGT Nghệ An.

Ở chƣơng 4, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đmả bảo các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án công trình giao thông thông tại Ban QLDA CTGT Nghệ An mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp.

- Phƣơng pháp thống kê, mô tả chủ yếu ở Chƣơng 3 thông qua việc sử dụng hệ thống bảng biểu, biểu đồ. Bảng số liệu đƣợc sử dụng khi số liệu mang tính hệ thống, thể hiện cùng một cấu trúc hay xu thể nhƣ tổng hợp số lƣợng công trình (dự án) hoàn thành đƣa vào sử dụng, số lƣợng công trình (gói thầu, hạng mục hay dự án) hoàn thành đã nộp hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành, số lƣợng dự án đã phê phuyệt quyết toán... Đối với số liệu so sánh, biểu đồ đƣợc lựa chọn để minh họa nhằm cung cấp cho ngƣời đọc hình ảnh trực quan về tƣơng quan giữa các sự vật đƣợc so sánh nhƣ số lƣợng công trình, tổng chi phí đầu tƣ công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng, công trình hoàn thành đã đƣợc phê duyệt quyết toán giai đoạn 2009-2013.

2.1.2.6. Phát hiện và kết luận

Trên cơ sở kết quả quan sát, tổng hợp, phân tích số liệu tác giả sẽ phát hiện ra những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hiệu quả quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đƣờng bộ tại Ban quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An.

2.1.2.7. Đề xuất giải pháp

Từ các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý dự án đƣợc phát hiện thì đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lƣợng, hiệu quả quản lý dựa án tại Ban quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An trong những năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)