ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QLDA TẠI BAN QLDA CTGT NGHỆ AN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An (Trang 73 - 84)

3.3.1 Kết quả đạt đƣợc

Với nhiệm vụ thay mặt chủ đầu tƣ (Sở Giao thông vận tải Nghệ An) quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua thời gian trƣởng thành Ban đã quản lý nhiều dự án với số vốn đầu tƣ hàng nghìn tỷ đồng. Các công trình của các dự án này đã và đang đƣợc đem vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ GTVT và UBND Tỉnh Nghệ An tặng bằng khen. Qua đợt đánh giá xếp hạng các Ban Quản lý dự án do Bộ Giao thông vận tải tổ chức năm 2008 Ban QLDA CTGT Nghệ An đƣợc Bộ GTVT xếp hạng là Ban QLDA hạng I . Có thể nói qua 5 năm qua giá trị đầu tƣ các công trình, hạng mục công trình do Ban QLDA CTGT Nghệ An thực hiện đều vƣợt kế hoạch năm, giá trị các năm sau có xu hƣớng lớn hơn các năm trƣớc, đây là một thành công của Ban QLDA CTGT Nghệ An, điều này thể hiện Ban càng ngày càng lớn mạnh về số lƣợng và chất lƣợng, và ngày càng đƣợc sự tin tƣởng của Bộ và UBND Tỉnh, đã giao quản lý những dự án lớn trên địa bàn của Tỉnh. Tuy nhiên nhìn vào bảng thống kê ta thấy tình hình nợ khối lƣợng hoàn thành các công trình còn nhiều và tăng dần, điều này gây khó khăn cho các nhà thầu thi công và công tác quản lý dự án.

Bảng 3.3 Bảng theo dõi tình hình thanh toán và giá trị thực hiện từ năm 2009-2013

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm kế hoạch

Giải ngân trong năm Giá trị KL hoàn thành năm trƣớc chƣa đƣợc thanh toán chuyển qua Giá trị khối lƣợng thực hiện năm kế hoạch Giá trị KL hoàn thành chƣa đƣợc thanh toán chuyển sang năm sau 2009 957.515 176.310 811.303 30.098 2010 717.886 30.098 895.724 207.936 2011 943.000 207.936 950.000 214.936 2012 1.124.000 214.936 1.140.000 230.936 2013 1.191.000 230.936 1.200.000 239.936

Nguồn : Tác giả tự tổng hợp qua báo cáo đầu tƣ các năm của Ban QLDA CTGT Nghệ An.

Nhìn chung các dự án hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng đều đƣợc Ban kịp thời làm hồ sơ báo cáo quyết toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện còn một số dự án đã làm hồ sơ báo cáo quyết toán và chƣa đƣợc phê duyệt nhƣ :

Tại Tổng cục đƣờng bộ Việt Nam: Sửa chữa các đoạn tuyến, cầu bị ngập trên Quốc lộ 48; Quốc lộ 48 từ Kim Sơn, Phú Phƣơng đi Của Khẩu Thông Thụ; Quốc lộ 48 từ Km 64 đến Km 67.

Tại Sở Tài chính Nghệ An: Cầu Chôm Lôm; Đƣờng nối Quốc lộ 1A vào khu Bãi Lữ; Đƣờng giao thông ven sông Lam; Đƣờng vào nhà máy xi măng Đô Lƣơng; Đƣờng nối QL 7-48 (cả 2 giai đoạn); Đƣờng nối Quốc lộ 1A đến cảng Đông Hồi.

Các dự án đã hoàn thành đang làm thủ tục kiểm toán trƣớc quyết toán : Tuyến Tây Nghệ An (gói 1A, 3A, 6, 7, 12); Đƣờng Châu Thôn - Tân Xuân (gói 4, 5, 7, 8); Đƣờng vào Trung tâm xã Bắc Lý (gói 1,3).

Tình hình quyết toán các công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng đƣợc thống kế qua các năm thông qua biểu sau:

Bảng 3.4 Số lƣợng các dự án hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng

TT Năm Số dự án hoàn thành đƣa vào sử dụng Giá trị (Triệu đồng) 1 2009 10 252.964 2 2010 6 305.417 3 2011 15 439.265 4 2012 5 597.862 5 2013 7 813.529 Cộng 43 2.409.037

Nguồn : Tác giả tự tổng hợp qua báo cáo đầu tƣ các năm của Ban QLDA CTGT Nghệ An.

Bảng 3.5 Số lƣợng các dự án hoàn thành đã đƣợc phê duyệt quyết toán

TT Năm

Số dự án hoàn thành đƣa vào sử dụng đã đƣợc phê duyệt Quyết

toán trong năm

Giá trị (Triệu đồng) 1 2009 6 86.192 2 2010 5 106.418 3 2011 3 247.291 4 2012 11 391.616

5 2013 14 484.713

Cộng 39 1.316.230

Nguồn : Tác giả tự tổng hợp qua báo cáo đầu tƣ các năm của Ban QLDA CTGT Nghệ An.

Ban Quản lý dự án CTGT Nghệ An hoạt động theo mô hình Chủ nhiệm điều hành dự án, trong các thành tích đạt đƣợc trong thời gian qua là nhờ sự đoàn kết tinh thần làm việc nghiêm túc từ nhân viên cho đến lãnh đạo Ban và nhờ sự tổ chức thực hiện của Ban có tính khoa học. Điều này đƣợc thể hiện là Ban đã tổ chức quản lý dự án theo dạng ma trận, với cách tổ chức này khi thực hiện 1 dự án có nhiều phòng cùng tham gia thực hiện do đó tính kiểm tra, kiểm soát và tính tham mƣu cho lãnh đạo đƣợc tốt hơn rất nhiều. Vấn đề này đã đƣợc chứng minh ở các dự án trong thời gian qua Ban đã thực hiện và minh chứng trong thực tiễn thông qua việc quyết toán công trình, các đoàn kiểm tra, kiểm toán, thanh tra đã kết luận và quá trình dự án hoàn thành đƣa vào khai thác sử dụng trong thời gian qua.

Nhìn chung, công tác thực hiện và quản lý dự án tại Ban QLDA CTGT Nghệ An trong thời gian qua đã diễn ra theo đúng quy trình chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án đề ra, đảm bảo đƣợc chất lƣợng và tiến độ của từng công việc trong từng giai đoạn dự án. Có thể khái quát một số mặt làm đƣợc trong công tác quản lý dự án tại Ban nhƣ sau :

Thứ nhất, Ban đã tham mƣu cho Sở GTVT Nghệ An trong công tác quy hoạch mạng lƣới giao thông đƣờng bộ của tỉnh, tạo tiền đề kêu gọi đầu tƣ xây dựng mạng lƣới giao thông của Tỉnh ngày càng tốt hơn, đảm bảo giao thông đi lại và phục vụ phát triển của Tỉnh nhà.

Thứ hai, với những dự án trọng điểm nhƣ: Nâng cấp cải tạo các tuyến Quốc lộ qua địa bàn của tỉnh, dự án xây dựng đƣờng Ven Sông Lam, các dự án đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, đều đƣợc quản lý đảm bảo đúng tiến độ, đƣa công trình vào sử dụng phát huy hiệu quả .

Thứ ba, đối với các quy định chế độ chính sách của Nhà nƣớc về chế độ quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thƣờng xuyên đƣợc cập nhật và thực hiện một cách nghiêm túc .

Thứ tƣ, giữa các phòng ban chức năng đã có sự liên hệ chặt chẽ, sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, rành mạch không chống chéo tạo điều kiện quản lý dự án đƣợc tốt hơn .

Thứ năm, đội ngũ cán bộ quản lý dự án ngày càng đƣợc bổ sung cả về số lƣợng và chất lƣợng, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu ngày càng đƣợc nâng lên.

3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, những hạn chế liên quan đến cơ chế tổ chức quản lý :

Bộ máy quản lý của Ban QLDA công trình giao thông Nghệ An hiện tại không đảm bảo đáp ứng đƣợc số lƣợng dự án quá lớn, số dự án tập trung ở mỗi phòng dự án nhiều, gây áp lực lớn đối với từng phòng và cán bộ dự án. Mỗi cán bộ, mỗi phòng đƣợc phân công quá nhiều dự án và trách nhiệm cá nhân trƣởng phòng dự án là quá lớn, gây nên tình trạng không thể quán xuyến nổi số dự án quản lý.

Thứ hai, những hạn chế liên quan đến việc quản lý dự án các giai đoạn đầu tƣ

+ Công tác lập kế hoạch, quy hoạch còn nhiều bất cập, chƣa thể hiện đƣợc tầm nhìn xa, dự báo, nhiều dự án còn phải điều chỉnh quy mô, tổng mức, kéo dài tiến độ, có dự án phải xem xét lại phƣơng án kỹ thuật. Trong khi đó

nguồn vốn bố trí cho các dự án còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn ngân sách thì hạn hẹp, không huy động đƣợc các nguồn vốn khác.

+ Trong công tác lập dự án đầu tƣ và thẩm định dự án đầu tƣ còn nhiều tồn tại một số cán bộ tƣ vấn còn kém, công tác kháo sát thiết kế bị kéo dài cộng thêm thời gian trình duyệt lên cơ quan chức năng phải chờ đợi lâu làm cho dự án đƣợc triển khai chậm.

+ Công tác giám sát của Ban quản lý dự án chƣa thật sự tốt, có quá ít cán bộ dự án trong khi đó số dự án rất nhiều, một cán bộ phải quản lý nhiều dự án điều này gây nên tình trạng quá tải, không thể quá xuyến đƣợc hết chất lƣợng của dự án .

+ Công tác quyết toán còn chậm, cán bộ phòng dự án phải quản lý nhiều dự án nên việc soát xét hồ sơ hoàn công, kiểm tra các chứng chỉ nghiệm thu thanh quyết toán chƣa kịp thời, đồng thời công tác quyết toán tại các cơ quan cấp trên thƣờng chậm so với quy định điều này gây nhiều khó khăn cho đơn vị thi công và công tác bàn giao tài sản, duy tu bảo dƣỡng công trình sau này .

Thứ ba, hạn chế qua từng nội dung quản lý dự án :

Nội dung này đã đƣợc phân tích ở phần thực trạng quản lý dự án theo nội dung, tác giả xin tóm tắt lại :

Đối với công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án

+ Ban Quản lý dự án đã lập tiến độ chung cho cả dự án, nhƣng chƣa theo dõi cập nhật những thông tin, vƣớng mắc khách quan để điều chỉnh kịp thời tiến độ thi công .

+ Hầu hết các dự án thi công đều chậm tiến độ do dự án đề ra, trong đó có cả việc giải quyết những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể loại bỏ đƣợc.

+ Công tác thiết kế tổ chức thi công, quản lý chất lƣợng công trình còn có những điểm thiếu hợp lý. Một số công trình trong quá trình thi công tƣ vấn giám sát không phát hiện yếu về khâu chất lƣợng, đến khi Ban QLDA CTGT Nghệ An kiểm tra phát hiện sai, yếu, làm lại , làm ảnh hƣởng đến tiến độ và thiệt hại đến chi phí của đơn vị thi công, và tiến độ thi công toàn dự án bị ảnh hƣởng, Biện pháp tổ chức thi công chƣa hợp lý làm cho hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị giảm.

+ Có những dự án do yêu cầu về tiến độ quá căng thẳng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng, chi phí của dự án do sự đánh đổi các mục tiêu, đặc biệt là những dự án hoàn thành nhằm mục đích chính trị nhƣ kỷ niệm các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm của ngành, các ngày trọng đại trong năm nhƣ Đại hội Đảng các cấp . . .

+ Vai trò quản lý chất lƣợng của tổ chức tƣ vấn có lúc chƣa đảm bảo, đặc biệt việc quản lý những hạng mục công trình ẩn dấu, có lúc Ban Quản lý dự án đã phải làm văn bản yêu cầu sửa chữa, từ chối nghiệm thu đến giai đoạn cuối của quá trình thi công .

Đối với công tác quản lý đấu thầu

+ Chƣa tạo đƣợc hiệu quả thực sự trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, có những dự án đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi, nhƣng trên thực tế danh sách nhà thầu tham gia dự thầu chỉ là 7 hoặc 9 nhà thầu, không thể nắm bắt đƣợc liệu các nhà thầu có thông thầu hay không.

+ Thời gian chấm thầu, trình thẩm định kết quả đấu thầu chậm, làm ảnh huởng đến tiến độ thi công (do dự án xây dựng hạ tầng giao thông chịu ảnh hƣởng nhiều của vấn đề thời tiết, đấu thầu chậm sẽ gặp phải mùa mƣa bảo, không thể thi công đựoc, phải kéo dài thời gian).

+ Tổng mức đầu tƣ, tổng dự toán còn phải điều chỉnh nhiều lần do thay đổi, phát sinh khối lƣợng, điều chỉnh giá do giá cả biến động và nhà nƣớc thay đổi chế độ chính sách. Đây là tình trạng phổ biến ở các dự án do Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An quản lý .

+ Có những dự án trong quá trình thi công phải điều chỉnh thiết kế, hƣớng tuyến, do công tác lập, khảo sát thiết kế kém chất lƣợng gây nên tình trạng điều chỉnh thay đổi, bổ sung .

+ Việc QLDA chƣa thật hiệu quả do tồn tại tình trạng chậm tiến độ, điều này làm ảnh hƣởng tới việc phát huy tác dụng của dự án vào thực tiễn đồng thời làm ảnh hƣởng tới chi phí dự án. Do kéo dài tiến độ làm chi phí phát sinh tăng lên. Tuy Ban QLDA CTGT Nghệ An đã rất chú trọng đến công tác này, đã mở các hội nghị hội thảo, chuyên đề bàn về vấn đề tiến độ dự án, nhƣng trên thực tế do nhiều nguyên nhân nhƣ: GPMB, xây dựng kế hoạch tiến độ không đảm bảo thiếu khoa học, thiếu thực tiễn, tạo ra những kế hoạch, tiến độ phi thực tế, không đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ . . . Ngoài ra việc bố trí dàn trải, nợ xây dựng cơ bản kéo dài, chƣa có giải pháp mạnh để khắc phục cũng là nguyên nhân dẫn đến tốc độ thực hiện DA chậm do thiếu vốn, đầu tƣ thiếu tập trung gây lãng phí và đầu tƣ kém hiệu quả do chậm đƣa DA vào vận hành khai thác. Điều này là một yếu kém trong vấn đề QLDA đang đƣợc khắc phục dần từng bƣớc. Tuy nhiên vẫn còn là tình trạng phổ biến .

- Nguyên nhân khách quan:

+ Các văn bản pháp luật về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản thƣờng xuyên thay đổi, nhằm phù hợp với tình hình biến động thực tế, nhƣng đây là một nguyên nhân khiến việc quản lý dự án gặp nhiều khó khăn .

+ Trình tự thủ tục về trình duyệt, thẩm định còn nhiều rƣờm rà, phức tạp phải qua nhiều khâu, nhiều đơn vị tổ chức, nhiều ban ngành làm cho dự án từ khi có ý tƣởng cho đến khi dự án đƣợc phê duyệt phải trải một thời gian

dài. Phần lớn các hạng mục nhỏ thời gian thực hiện các thủ tục trình duyệt đƣợc giải quyết nhanh chóng, nhƣng đối với các dự án quy mô lớn và phức tạp thì thời gian chờ có quyết định lại rất lâu. Sự chậm trễ diễn ra tại cơ quan chủ quản kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục ảnh hƣởng không nhỏ tới tiến độ các dự án và các hạng mục công trình, đặc biệc trong gian đoạn hiện nay khi giá cả có nhiều biến động càng làm ảnh hƣởng tới việc duyệt bổ sung bù giá, bù thông tƣ . . . điều này càng làm cho dự án bị chậm trễ về mặt thời gian và thay đổi về giá trị đƣợc duyệt so với ban đầu.

+ Mặc dù các công ty tƣ vấn trong ngành có năng lực và trình độ chuyên môn cao nhƣng do trong những năm gần đây xu hƣớng đầu tƣ ngành giao thông tăng mạnh nên khối lƣợng công việc nhiều mà số lƣợng công ty thực sự có năng lực về lĩnh vực tƣ vấn lại không nhiều vì có tính đặc thù của ngành, do đó việc giải quyết công việc không đáp ứng về mặt tiến độ.

+ Công tác giải phóng mặt bằng trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn, giá cả đền bù GPMB do địa phƣơng ban hành có khi còn có nhiều điểm bất cập (ví dụ hai xã ở gần nhau nhƣng do địa bàn thị trấn, không thị trấn nên khung giá đền bù các loại đất và tài sản trên đất là khác nhau). Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà giá đất có nhiều biến động trên thị trƣờng bất động sản, làm tâm lý ngƣời dân không hợp tác trong quá trình đền bù GPMB khi Nhà nƣớc thu hồi đất để xây dựng công trình hạ tầng giao thông, trong khi đó công trình xây dựng hạ tầng giao thông là loại công trình có lý trình dài, ảnh hƣởng tới nhiều hộ gia đình qua nhiều xã, địa bàn khác nhau, thu hồi lƣợng đất lớn. Điều này gây ảnh hƣởng lớn tới việc hoàn thành kế hoạch công việc đã định. Nhiều lúc và hầu hết dự án đã triển khai thi công nhƣng do chƣa GPMB đƣợc nên không có mặt bằng cho các đơn vị tiến hành thi công. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch ban đầu nên phải bổ

sung kinh phí hoạt động, thay đổi áp giá do sự biến động giá làm ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý dự án.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Sự quá tải trong công việc tại Ban, mỗi nhân viên của Ban phải thực hiện nhiều dự án cùng một lúc điều này dẫn đến việc chậm trễ trong công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An (Trang 73 - 84)