Kinh nghiệm quản lýnhân lực tại một số Ngân hàng thương mại trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh ba đình, hà nội (Trang 36 - 39)

1.3. Kinh nghiệm quản lýnhân lực tại một số ngân hàng thương mại trong nước và

1.3.1.Kinh nghiệm quản lýnhân lực tại một số Ngân hàng thương mại trong nước

trong nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của gân hàng Thương mại Cổ ph n Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Ba Đình

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963. Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Điều đáng chú ý tại Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình là chi nhánh tạo dựng được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, thu hút được nhân sự có chất lượng muốn thử thách. Xây dựng một tổ chức học tập không ngừng, tạo những cơ hội cho mọi thành viên được đào tạo chuyên sâu vè lĩnh vực tài chính ngân hàng và phát triển bản thân. Tạo môi trường văn hóa cho mọi cá nhân có năng lực, có đóng góp đều được công nhận một cách xứng đáng và những cơ hội thăng tiến cho bản thân.

Công tác tuyển dụng nhân lực tại chi nhánh Ba Đình được chặt chẽ, yêu cầu ngày càng cao, số nhân lực được tuyển dụng mới được đào tạo bài bản và ngày càng trẻ hóa . Một trong những cách tích cực mà ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Ba Đình đó là quản lý đầu vào bằng cách thống nhất áp dụng hình thức tuyển dụng công khai qua thi tuyển, tạo cạnh tranh, có sự sang lọc nên mặt bằng trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng nâng cao.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của gân hàng Thương mại Cổ ph n Á Châu (ACB) – Chi nhánh Hà Nội

ACB (thành lập năm 1993) trải qua hai thập kỷ phát triển, hiện là một trong số những ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh hàng đầu tại Việt Nam. Tại ACB nói chung và tại chi nhánh Hà Nội nói riêng, công tác quản lý nhân lực, phát triển nhân lực, tìm kiếm người tài rất được quan tâm. Trong đó, ngân hàng đặt công tác quản lý nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt nhằm nâng cao chất lượng nhân lực. ACB tạo mọi điều kiện để các cá nhân được phát triển nghề nghiệp, đồng thời luôn khuyến khích sự chủ động học tập và chia sẻ tri thức giữa các thành viên. Ở ACB các chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể. ACB không chỉ chú trọng tới nhân lực thực thi mà còn chăm lo bồi dưỡng cho đội ngũ nhân lực quản trị. Nhân viên quản lý, điều hành tại ACB được đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, quản trị chất lượng.

Ngân hàng ACB – Chi nhánh Hà Nội quan tâm nhiều hơn đến nội dung chương trình đào tạo và đánh giá hiệu quả các chương trình đào tạo. Các bước xây dựng đến kiểm duyệt nội dung chương trình đào tạo được thực hiện bài bản. Để xác định nhu cầu đào tạo, ACB chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và dựa vào hiệu quả công việc.

Ngân hàng ACB – Chi nhánh Hà Nội tạo mọi điều kiện để các cá nhân được phát triển nghề nghiệp, đồng thời luôn khuyến khích sự chủ động học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữ các thành viên. Các chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể. Nhân viên quản lý, điều hành tại ngân hàng ACB – Chi nhánh Hà Nội được đào tạo chuyên sâu về quản lý chiến lược, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng.

1.3.2.Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhân lực tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình

Qua nghiên cứu thực tế quản lý nhân lực của các ngân hàng TMCP nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Chi nhánh cần tạo nguồn cán bộ ngân hàng dồi dào cho công tác quy hoạch bằng cách phát hiện sớm và đào tạo có định hướng những cán bộ có triển vọng, chú trọng cán bộ trẻ, cán bộ nữ,… bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng liên tục giữa các thế hiện.

Cần phải đổi mới tư duy trong các chính sách công tác tuyển dụng, quản lý sử dụng nhằm hướng đến nhân lực chất lượng cao có tri thức, đạo đức đáp ứng điều kiện phát triển kinh tế.

Thương xuyên đào tạo, bồi dưỡng nội dung chính sách kinh tế vĩ mô, công nghệ thông tin cho cán bộ ngân hàng nhất là các vấn đề về kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường. Quan điểm đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.

Thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng, thu hút người tài, ngoài chế độ chung của Hội sở, nên có chế độ riêng mang tính đột phá, thiết thực về kinh tế, môi trường làm việc.

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh ba đình, hà nội (Trang 36 - 39)