Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh ba đình, hà nội (Trang 42 - 54)

3.1. Khái quát hoạt động của ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Ch

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank) – một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc NHNN ký Giấy phép số 11/NH-GP cho phép ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD, với tên mới là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint – Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank, Eximbank hay EIB.

Đến nay vốn điều lệ của Eximbank là 12.335 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn rộng khắp cả nước với Trụ sở chính đặt tại TP.Hồ Chí Minh và 64 chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà N ng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương,… Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 720 ngân hàng ở tại 65 quốc gia trên thế giới. Đầu năm 2008, Eximbank vừa hợp tác với 4 nhà kinh doanh địa phương Công ty Cổ Phần Saigontourist, Chứng khoán Rồng Viêt, Công ty Xây dựng và Kiến trúc Nhà Vui và Tập Đoàn Savimex để thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản Eximland.

Trải qua gần 30 năm hoạt động với nhiều bước thăng trầm, đến nay Eximbank đã khẳng định được vị trí của mình, trở thành một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP tại Việt Nam với

14.883 tỷ đồng. Có địa bàn hoạt động rộng khắp với 1 trụ sở chính đặt tại TP.Hồ Chí Minh, 44 Chi nhánh, 163 phòng Giao Dịch và 1 văn phòng đại diện tại Hà Nội với trên 6.136 nhân lực làm việc.

Eximbank là một trong những NH có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP Việt Nam, địa bàn hoạt động trải rộng khắp cả nước, Trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh với 209 CN và Phòng giao dịch (PGD) trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 NH tại 84 quốc gia trên thế giới. Eximbank đã có một quá trình trưởng thành và phát triển khá lâu đời, trong quá trình hoạt động đã gặt hái được nhiều giải thưởng, danh hiệu do các tổ chức uy tín bình chọn. Gần đây nhất là giải thưởng "Ngân hàng Tài trợ Thương mại tốt nhất năm 2015" (Best Trade Finance Bank) do tạp chí Asian Banker trao tặng, đây là lần thứ 2 Eximbank nhận được giải thưởng này; Giải thưởng "Thanh toán xuyên suốt" (Straight Through Processing-STP Award) năm 2014 do Ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB) trao tặng; Giải thưởng "Thanh toán quốc tế xuất sắc" do Bank of New York Mellon trao tặng; Giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2014" do tạp chí EuroMoney trao thưởng; và được The Banker – tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực tài chính liên tiếp xếp hạng Eximbank vào Top 1.000 Ngân hàng lớn nhất thế giới.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình được thành lập vào năm 2000, tại địa chỉ: số 4A Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, HN. Là một trong số 6 CN của Eximbank tại khu vực miền Bắc, và là một trong số 44 CN của Eximbank trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Từ những ngày đầu mới thành lập chỉ có 16 nhân viên, đến nay chi nhánh đã có khoảng hơn 120 nhân viên. Nhân viên chi nhánh hầu hết là những cán bộ trẻ, tuổi không quá 35 (chiếm 75% nhân viên toàn chi nhánh) và có trình độ chuyên môn tương đối cao. Chi nhánh có khoảng 85% nhân viên là trình độ sau đại học và đại học, 15% trình độ cao đẳng, trung cấp. Nhìn chung đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và có trình độ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong sự nghiệp kinh doanh của chi nhánh.

Với phương châm luôn đi đầu trong việc đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các sản phẩm có thế mạnh truyền thống như: tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ/vàng, thanh toán quốc tế; Eximbank liên tục nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một NH tầm cỡ quốc tế.

Các nghiệp vụ chính bao gồm:

+ Tiết kiệm - tiền gửi: Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và các tổ chức kinh tế bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước;

+ Tín dụng - bảo lãnh: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản. Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thanh toán thuế, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước...);

+ Thanh toán quốc tế - chiết khấu chứng từ: Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque (Séc);

+ Dịch vụ tài chính du học: cam kết hỗ trợ trọn gói;

+ Kinh doanh ngoại tệ/Vàng: Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option);

+ Hoạt động thẻ: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB..., thanh toán qua mạng bằng Thẻ;

+ Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ;

+ Các dịch vụ khác: Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước; Tư vấn tài chính tiền tệ, dịch vụ Địa ốc, truy vấn tài khoản, dịch vụ Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking; Dịch vụ vân tay; Thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, Internet, vé máy bay; bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M)…

Tổ chức hoạt động của CN Ba Đình gồm 04 phòng nghiệp vụ: Phòng KHDN, Phòng KHCN, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Ngân quỹ - Hành chính; và 06 PGD trực thuộc là PGD Mỹ Đình, PGD Trung Yên, PGD Trung Hòa, PGD Cửa Đông, PGD Thăng Long và PGD Hàng Bông.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam áp dụng mô hình tổ chức tiên tiến, gọn nhẹ, chuyên nghiệp để phục vụ cho mô hình quản lý tập trung và áp dụng triệt để sự hỗ trợ của công nghê thông tin.

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Eximbank – chi nhánh Ba Đình

( guồn: Phòng hành ch nh chi nhánh Ba Đình)

Chức năng, nhiệm vụ các phòng

Giám đốc: thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chi nhánh theo quy định quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh và các mục tiêu, nhiệm vụ, các hoạt động của chi nhánh.

Tổ chức đào tạo, cán bộ của chi nhánh để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng như cầu nhiệm vụ. Bố trí sắp xếp đánh giá, quy hoạch, nâng lương, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ Chi nhánh theo thẩm quyền được Hội Sở ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam quy định.

Chủ tịch các Hội đồng: Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng nâng bậc lương, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý nợ.

Phó giám đốc: phụ trách kế toán, ngân quỹ

Phó giám đốc: phụ trách kinh doanh ký duyệt cho vay theo mức phán quyết do giám đốc ủy quyền.

Các phòng ban bao gồm:

Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Khách hàng cá nhân: Chịu sự quản lý trực tiếp, có trách nhiệm thi hành các quyết định của ban giám đốc chi nhánh, tham mưu cho ban giám đốc công tác chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đạt hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có nhiệm vụ kiểm tra, xem xét thẩm định khách hàng, và đề xuất cho vay đối với các dự án vay vốn. Lựa chọn các biện pháp cho vay có hiệu quả, an toàn, và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh chung của toàn khu vực.

Phòng Dịch vụ khách hàng: Tham mưu cho ban giám đốc chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên đề tài chính kế toán, ngân quỹ. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong ngày như: thu, chi, tiền mặt, cho vay thu nợ, thanh toán chuyển tiền….đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Đồng thời làm nhiệm vụ quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng của ngân hàng.

Phòng hành chính nhân sự: Có trách nhiệm trợ giúp cho các cán bộ quản lý và lãnh đạo thực hiện các hoạt động quản lý nhân lực trong ngân hàng.

Trực tiếp triển khai, thực hiện các nghiệp vụ về quản trị nhân sự, công tác hậu cần trong chi nhánh. Thực hiện hướng dẫn và kiểm tra chuyên đề về quản trị nhân sự trong chi nhánh.

Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ.

Quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung cấp…) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của phòng theo quy định. Chịu trách nhiệm về xuất nhập công cụ lao động cho từng phòng ban.

Mỗi phòng có một chức năng nhiệm vụ riêng nhưng có cùng tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm cao bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Eximbank chi nhánh Ba Đình ngày một ổn định và vững chắc, đời sống nhân viên ngày càng được nâng cao.

Như vậy, với bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng có trình độ, chi nhánh Ba Đình chiếm lĩnh một thị trường đáng kể trên địa bàn, xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng truyền thống, tạo cơ sở vững chắc cho ngân hàng phát huy sức mạnh tổng hợp tạo niềm tin đối với khách hàng.

3.1.3.Đội ngũ nhân lực

Trong giai đoạn hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu – Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016 – 2018, hoạt động quản lý nhân lực tại chi nhánh đã qua nhiều lần thay so với mô hình cũ tuy nhiên việc thay đổi diễn ra không có hệ thống, thụ động trước các tình hình thực tế, đặc biệt không thể hiện được vai trò quan trọng của công việc này.

Đến nay, hoạt động này mặc dù vẫn tồn tại để phục vụ cho bộ máy hoạt động của Chi nhánh, tuy nhiên các bất cập của hoạt động này chưa có được nghiên cứu, đánh giá cụ thể để đưa ra giải pháp nhằm thay đổi thực trạng của hoạt động này.

Về số lượng nhân lực

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp số lƣợng nhân lực của Chi nhánh Ba Đình từ năm 2016 đến 2018 Đơn vị: người STT Đơn vị 2016 2017 2018 1 Chi Nhánh chính 50 60 62 Các Phòng Giao trực thuộc 2 PGD Mỹ Đình 7 10 10 3 PGD Trung Yên 7 10 10 4 PGD Trung Hòa 7 10 10 5 PGD Cửa Đông 7 10 10 6 PGD Thăng Long 7 10 10 7 PGD Hàng Bông 4 10 10 Tổng cộng 89 120 122 ( guồn: Phòng ành ch nh – Eximbank C Ba Đình)

Nhìn vào bảng tổng hợp trên có thể thấy tình hình biến động nhân sự theo từng năm tương đối lớn, đặc biệt từ các năm 2016 đến năm 2018, mặc dù sự biến động này do sự chuyển đổi mô hình kinh doanh, tăng số lượng sản phẩm phục vụ khách hàng nên nhu cầu nhân sự được tuyển dụng thêm.

Với một chi nhánh mới thành lập có khối lượng nhân sự biến động lớn đòi hỏi công tác quản lý nhân lực phải đủ năng lực quản lý mới đáp ứng được, nhưng do cơ chế quản lý riêng của Hội sở, cũng như các quy trình thủ tục và chức năng nhiệm vụ quyền hạn số lượng nhân sự phục vụ cho công tác này vẫn giữ nguyên (02 người) không được nâng cấp theo, dẫn đến việc quản lý nhân lực tại Chi nhánh chưa phát huy được năng lực quản lý.

Về số tỷ lệ Lao động theo giới tính

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động theo giới tính từ năm 2016 đến 2018

Đơn vị: người

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng lao động Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Nam 89 120 122 Nữ 40 44.944 55 45.833 55 45.082 49 50.056 65 54.167 67 54.918 ( guồn: Phòng ành ch nh – Eximbank C Ba Đình)

Xét theo giới tính tỷ lệ Nam Nữ có xu huớng ngang nhau, tuy nhiên trong những năm 2017, 2018 tỷ lệ nữ có nhỉnh hơn nam giới 10%, điều đó chứng tỏ xu thế sử dụng lao động trong Chi Nhánh Ba Đình ngày càng linh hoạt và lấy chất lượng làm gốc và cũng là định hướng phát triển của đội ngũ quản lý nhân lực.

Về số tỷ lệ Lao động theo độ tuổi

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi từ năm 2016 đến 2018

Đơn vị: người

Chỉ Tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng Lao Động 89 120 122 <30 31 34.831 45 37.5 47 38.524 30-40 38 42.697 60 50 60 49.180 40-50 17 19.101 14 11.667 14 11.475 >50 3 3.371 1 0.833 1 0.821 ( guồn: Phòng ành ch nh – Eximbank C Ba Đình)

Ta nhận thấy đội ngũ nhân sự của chi nhánh có tuổi đời tương đối trẻ và cơ cấu hợp lý. Độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2016 là 77,528%, trong đó

độ tuổi từ 30 đến 40 là 42,697%, độ tuổi dưới 30 là 34,831%. Năm 2018 là 87,704%, trong đó độ tuổi dưới 30 là 38,524%, độ tuổi từ 30 đến 40 là 49,180%. Đội ngũ này đem đến cho công ty không khí làm việc năng động, phong cách làm việc chuyên nghiệp, trẻ trung. Đội ngũ này có khả năng nhạy bén trong việc tiếp cận các tri thức mới, điều này cũng chứng tỏ Công tác quản lý nhân lực phải hết sức linh hoạt và có những giải pháp tốt để phát huy năng lực lao động trẻ để họ có những cống hiến đóng góp và gắn bó lâu dài với chi nhánh.

Về số tỷ lệ Lao động theo vị trí công tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo vị trí từ năm 2016 đến 2018

(Đơn vị: người)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chỉ Tiêu lượng Số Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng Lao Động 89 120 122 Cán bộ quản lý 37 41.573 52 43.333 52 42.623 Cán bộ chuyên môn 52 58.427 68 56.667 70 57.377 ( guồn: Phòng ành ch nh – Eximbank C Ba Đình)

Xét cơ cấu lao động theo tính chất lao động gồm cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và bộ phận phục vụ cho hoạt động của chi nhánh. Cán bộ quản lý của chi nhánh gồm Giám đốc, phó Giám đốc, Trưởng, phó các phòng ban chuyên môn. Tổng số lao động quản lý qua các năm không ngừng thay đổi nhưng tỷ lệ không thay đổi do số lượng lao động tăng và giảm đều trên cả bộ phận.

Về số tỷ lệ Lao động theo trình độ đào tạo

Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo trình độ từ năm 2016 đến 2018

(Đơn vị: người)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Theo trình độ 89 120 122 Sau đại học 20 22.472 30 25 34 27.868 Đại học 35 39.325 60 50 62 50.819 Cao đẳng 24 26.966 21 17.5 17 13.934 Khác 10 11.237 9 7.5 9 7.379

Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong các giai đoạn 2016-2018 cán bộ có trình độ sau đại học tăng khá đều. Đây cũng là một lợi thế mà trong thời gian tới chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh ba đình, hà nội (Trang 42 - 54)