Tiêu chí đánh giá quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức

1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện

Tiêu chí đánh giá công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện được thực hiện thông qua các tiêu chí sau đây: Kết quả và chất lượng thực hiện các nội dung của công tác quản lý cá bộ, công chức, kết quả thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ công chức và sự hài lòng của người dân về công tác giải quyết công vụ của đội ngũ cán bộ công chức

1.2.4.1 Kết quả và chất lượng thực hiện các nội dung của công tác quản lý cán bộ, công chức

- Kết quả thực hiện quy hoạch và kế hoạch về đội ngũ CBCC: Tạo sự chủ động trong công tác cán bộ, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và ổn định chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu công tác trước mắt và lâu dài.

-Kết quả tổ chức thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức bao gồm: Xác định vị trí việc làm, tuyển dụng CBCC, đào tạo bồi dưỡng CBCC. Thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC, đánh giá CBCC.

- Kết quả thực hiện, chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quản lý đội ngũ CBCC: Chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giám sát quản lý đội ngũ CBCC được quy định bở nhiều yếu tố, từ việc xác định đúng đắn mục đích, yêu cầu, nội dung, kế hoạch đến phương pháp, từ kết quả cụ tể về những phát hiện và xử lý qua kiểm tra, giám sát đến tác dụng của kiểm tra, giám sát đối với chất lượng tổ chức đảng và kết quả thực hiện nhệm vụ chính trị của CBCC.

1.2.4.2 Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức

Kết quả thực hiện nhiệm vụ cua CBCC với tư cách là đối tượng của quản lý CBCC là một tiêu chí quan trọng để đánh giá công tác quản lý cán bộ, công chức.Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện của đội ngũ cá bộ công chức được thể hiện ở các nội dung: Số lượng cán bộ công chức hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao

1.2.4.3 Sự hài lòng của người dân về thi hành công vụ

Công vụ là một loại hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước, nói đến công vụ là nói đến trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu phục vụ người dân và xã hội. Trách nhiệm công vụ là việc cán bộ, công chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó. Một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả đều dựa trên cơ sở đề cao tính trách nhiệm với tinh thần tận tụy, mẫn cán và làm tròn bổn phận của cán bộ, công chức. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng phải xây dựng một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả và nhấn mạnh đến vấn đề trách nhiệm công vụ. Để đạt được kết quả này, đội ngũ cán công chức phải có chất lượng tốt, am hiểu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc nhã nhặn, đạo đức làm việc tốt.

Trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện nay việc thực hiện dịch vụ hành chính công là một trong những nhiệm vụ cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, lấy nhân dân làm gốc. Tuy nhiên, hiện nay trong việc thi hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, một số cán bộ vẫn chưa nhiệt tình và chu đáo trong việc hướng dẫn người dân hoàn thiện thủ tục hành chính công. Thái đô làm việc chưa tốt của đội ngũ cán bộ, công chức đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân, giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước.

Như vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn thể hiện ở sự hài lòng của người dân về thi hành công vụ. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thi hành công vụ thông qua đánh giá sự hài lòng của người dân được thể hiện ở các tiêu

chí: thái đô lịch sự khi tiếp nhận hồ sơ tại các đơn vị; thái độ thân thiện khi trả lời các thắc mắc của người dân; sự công bằng với mọi người dân; không có thái độ phiền hà, những nhiễu khi tiếp nhận hồ sơ; giải quyết hồ sơ một cách kịp thời, linh hoạt; sự quan tâm của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc giải quyết các yêu cầu hợp lý của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)