CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoài Đức
3.3.1 Những kết quả chủ yếu
3.3.1.1 Về thực hiện các nội dung của công tác quản lý cán bộ
Trong giai đoạn 2012-2017, được sự chỉ đạo sát sao của thành ủy, UBND thành Phố Hà Nội, sự chỉ đạo, điều hành chặt chẽ của huyện ủy Hoài đức, UBND huyện Hoài Đức, công tác quản lý cán bộ, công chức huyện Hoài Đức đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như:
- Công tác quy hoạch cán bộ, công chức được thực hiện đồng bộ, đạt kết quả tốt, đảm bảo về cán bộ dự nguồn quy hoạch, các chức danh cán bộ quản lý của huyện và xã đảm bảo dự nguồn từ 2 đến 3 người cho mỗi chức danh; Chất lượng đội ngũ cán bộ đưa vào quy hoạch từng bước được nâng lên về trình độ đào tạo, cơ cấu nguồn quy hoạch đảm bảo về tỷ lệ nữ, về độ tuổi.
- Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức được quan tâm và thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo lựa chọn được những người có trình độ, chuyên môn, đáp
ứng được yêu cầu vị trí công việc đã đề ra. Số lượng công chức mới tuyển dụng có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tuổi đời trẻ, nhiệt tình trong công việc.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của huyện Hoài Đức trong những năm qua đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo khung năng lực, vị trí việc làm. Hàng năm cấp ủy, chính quyền huyện mở nhiều lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị; cử cán bộ, công chức đi học các lớp đại học, cao đẳng, trung cấp lý luận chính trị; góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức. Phục vụ tốt cho công tác quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống chính trị huyện Hoài Đức.
- Công tác bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ, công chức đều được huyện ủy, UBND huyện Hoài Đức thực hiện theo đúng quy định đảm bảo khách quan, dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy trình theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức. Việc quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đã đi vào nề nếp, các hồ sơ trong giai đoạn gần đây đã được lưu giữ bài bản, đầy đủ các danh mục tài liệu theo quy định.
- Các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của pháp luật, đã thể hiện được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, nhà nước, của lãnh đạo huyện Hoài Đức đến đời sống của cán bộ, công chức trong huyện.
- Công tác đánh giá cán bộ từng bước được đổi mới và được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, nhiều khâu, nhiều bước như: Bản thân cán bộ tự đánh giá, tập thể nơi công tác đánh giá, cơ quan tổ chức theo dõi cán bộ đánh giá, cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú đánh giá, cấp trên và cấp dưới đánh giá. Việc đánh giá cán bộ, công chức từng bước gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; lấy kết quả đánh giá cán bộ, công chức làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật hoặc bổ nhiệm chức danh cao hơn.
Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác quản lý cán bộ, đặc biệt là kiểm tra, giám sát quy hoạch cán bộ, công chức, tuyển dụng cán bộ, công chức được thực hiện thường xuyên và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.
Nhìn chung, công tác quản lý cán bộ, công chức của huyện Hoài Đức trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và cơ bản đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Đội ngũ cán bộ, công chức huyện Hoài Đức đã có bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực trên địa bàn huyện.
3.3.1.2 Về kết quả thực hiện các nhiệm vụ của CBCC
Kết quả thực hiện công việc là một trong những tiêu chí đánh giá rõ nhất về công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Kết quả thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ, công chức cũng phần nào phản ánh kết quả quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại các đơn vị. Bảng số liệu dưới đây,thể hiện kết quả thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện Hoài Đức giai đoạn 2013-2017
Bảng 3.8: Kết quả thực hiện công việc của đội ngũ CBCC tại huyện Hoài Đức
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
SL TT SL TT SL TT SL TT SL TT (cán bộ) (%) (cán bộ) (%) (cán bộ) (%) (cán bộ) (%) (cán bộ) (%) 1.Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Cấp xã 96 28,0 108 25,7 103 24,3 110 25,8 102 23,8 Đảng, đoàn thể cấp huyện 13 19,1 13 18,8 14 19,7 15 20,5 14 18,7 QLNN Cấp huyện 32 26,2 31 25,6 31 25,8 30 25,9 28 24,6 2.Hoàn thành tốt nhiệm vụ Cấp xã 235 68,5 290 68,9 304 71,7 305 71,4 288 67,3 Đảng, đoàn thể cấp huyện 34 50,0 36 52,2 34 47,9 36 49,3 35 46,7 QLNN Cấp huyện 76 62,3 68 56,2 73 60,8 73 62,9 72 63,2
thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực Đảng, đoàn thể cấp huyện 19 27,9 19 27,5 20 28,2 20 27,4 23 30,7 QLNN Cấp huyện 13 10,7 19 15,7 13 10,8 11 9,5 12 4.Khôn g hoàn thành nhiệm vụ Cấp xã 2 0,6 7 1,7 3 0,7 2 0,5 17 4,0 Đảng, đoàn thể cấp huyện 2 2,9 1 1,4 3 4,2 2 2,7 3 4,0 QLNN Cấp huyện 1 0,8 3 2,5 3 2,5 2 1,7 2 1,8 Cộng 533 100 611 100 615 100 616 100 617 100
Nguồn: Tổng hợp từ Phòng nội vụ - UBND huyện Hoài Đức
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Hoài Đức có kết quả thực hiện công việc khá tốt. Số lượng cán bộ được xếp loại ở mức độ “ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và “ hoàn thành tốt nhiệm vụ” chiếm tỷ lệ cao hơn so với các chỉ tiêu khác. Năm 2013, số lượng cán bộ, công chức cấp xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 28% tương ứng với 96 cán bộ. Sang đến năm 2014, số lượng cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 108 người, số lượng cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ là 290 người, chiếm tỷ lệ lần lượt là 25,7% và 68,9%. Năm 2016, là năm có số lượng cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiều nhất. Trong đó số lượng cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 110 người và số lượng cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ là 305 người., tương ứng với tỷ lệ là 25,8% và 71,4%.
Đối với tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã xếp loại “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” và “không hoàn thành nhiệm vụ” cũng chiếm tỷ lệ dưới 5% ở mỗi mức xếp hạng. Trong đó năm 2014 và năm 2017 là hai năm có tỷ lệ đối ngũ cán bộ, công chức xếp hạng về “ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” và “ không hoàn thành nhiệm vụ” chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ này chủ yếu là các cán bộ, công chức mới được tuyển vào làm việc tại các đơn vị, chưa có kinh
nghiêm nhiều trong công việc. Sở dĩ, tỷ lệ này tập trung nhiều ở năm 2014 và năm 2017 bởi cuối năm 2013 và đầu năm 2017 là hai đợt tuyển dụng công chức mới của huyện Hoài Đức, số lượng cán bộ, công chức mới còn lạ lẫm với công việc. Nhiều cán bộ, công chức cũng chưa quen việc, chưa có thời gian cọ sát với công việc nên dẫn đến còn nhiều sai sót trong công việc, mức độ hoàn thành công việc còn hạn chế. Đối với cán bộ, công chức thuộc khối Đảng, đoàn thể, tỷ lệ cán bộ không hoàn thành công việc còn khá cao, chiếm từ 1,4% năm 2014 đến 4% năm 2017. Tỷ lệ cán bộ, công chức hoàn thành công việc nhưng còn hạn chế về năng lực trong khối Đảng, đoàn thể vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, với gần 30%. Điều này phản ánh năng lực thực thi công vụ của nhóm cán bộ, công chức này còn nhiều vấn đề cần phải cải thiện.
Đối với cán bộ, công chức thuộc cấp huyện, tỷ lệ không hoàn thành công việc khá thấp, với mức độ từ 0.8% năm 2013 đến 3% năm 2015. Tỷ lệ cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực chiếm tỷ lệ khoảng trên dưới 10%.Tỷ lệ này cho thấy, đa phần các cán bộ, công chức cấp huyện đều đã nỗ lực hoàn thành những nhiệm vụ, công việc được giao. Năng lực cán bộ, công chức cấp huyện cũng đã có những thành công nhất định, nhưng vẫn cần có những biện pháp cải thiện để giảm tỷ lệ cán bộ có năng lực hạn chế.
3.3.1.3 Sự hài lòng của người dân về thi hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức
Khảo sát sự hài lòng của người dân là một trong những tiêu chí rất quan trọng và khách quan để đánh giá hiệu quả quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Kết quả khảo sát của người dân- người trực tiếp được hưởng các dịch vụ hành chính công tại huyện Hoài Đức và cũng là những người tiếp xúc với đội ngũ cán bộ, công chức sẽ đánh giá đúng đắn nhất về chất lượng nguồn nhân lực của các tổ chức, từ đó các tổ chức có các phương thức quản lý phù hợp để điều chỉnh với mong muốn và nguyệ vọng của người dân, đảm bảo được quyền lợi cho người dân và công tác quản lý Nhà nước. Kết quả khảo sát người dân được trình bày trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát ngƣời dân về thái độ thi hành công vụ của CBCC
Chỉ tiêu
Thang điểm Điểm trung bình
Cán bộ, công chức có thái độ lịch sự khi tiếp nhận
hồ sơ tại các đơn vị 23 35 105 10 13 2,76
Cán bộ, công chức có thái độ thân thiện khi trả lời
các thắc mắc của người dân 45 79 36 23 3 2,25
Cán bộ, công chức là công bằng với mọi người dân 47 58 23 11 47 2,75 Cán bộ, công chức giải quyết hồ sơ một cách linh
hoạt, kịp thời 6 12 26 112 30 3,80
Cán bộ, công chức quan tâm giải quyết các yêu
cầu hợp lý của người dân 2 5 23 109 47 4,04
Nguồn: Số liệu tác giả thu thập từ kết quả khảo sát người dân
Để đánh giá thái độ thi hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, tác giả tiến hành khảo sát người dân thông qua nhóm 5 tiêu chí như bảng số liệu trên. Bảng số liệu trên cho thấy, trong tổng số 5 nhóm tiêu chí mà tác giả khảo sát, có 3 tiêu chí chưa đạt được sự hài lòng cao của người dân đó là các tiêu chí : “Cán bộ, công chức có thái độ lịch sự khi tiếp nhận hồ sơ tại các đơn vị” đạt được mức điểm trung bình là 2,76 điểm. Tiêu chí : “Cán bộ, công chức có thái độ thân thiện khi trả lời các thắc mắc của người dân” đạt được mức điểm trung bình thấp nhất là 2,25 điểm và tiêu chí : “Cán bộ, công chức là công bằng với mọi người dân” đạt được mức điểm trung bình 2,75 điểm. Mức điểm trung bình thấp cho thấy những người dân được khảo sát chưa thực sự hài lòng cao ở thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức ở các tiêu chí này. Trên thực tế cho thấy một số cán bộ công chức hành chính hiện nay còn hạn chế : trình độ, thái độ, tác phong của một số người đứng đầu, cán bộ, chuyên viên tại bộ phận một cửa của cấp phường, xã vẫn còn hạn chế, thậm chí còn yếu kém và hách dịch. Đây là những cán bộ, chuyên viên trực tiếp thụ lý hồ sơ, giao tiếp với dân nên vô hình trung đã tạo ra hình ảnh không tốt trong mắt người dân. Do đó, trong thời gian tới huyện Hoài Đức cần chấn chỉnh tác phong, thái độ của đội ngũ cán bộ và xử lý nghiêm các vi phạm.
Bên cạnh những chỉ tiêu còn hạn chế thì đội ngũ cán bộ, công chức cũng đạt được một số kết quả tốt và được người dân đánh giá cao ở các chỉ tiêu: “Cán bộ, công chức giải quyết hồ sơ một cách linh hoạt, kịp thời” và “Cán bộ, công chức quan tâm giải quyết các yêu cầu hợp lý của người dân” Những chỉ tiêu này đạt được sự đồng thuận rất cao của người dân tại địa phương. Khi hồ sơ được tiếp nhận, các
người dân được đầy đủ, đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết nhanh chóng cho người dân và không có thái độ đùn đẩy trách nhiệm hay làm khó cho người dân. Vì vậy nhóm hai chỉ tiêu này đạt được sự hài lòng của người dân khá cao với mức điểm trung bình lần lượt là 3,8 điểm và 4,04 điểm. Đây cũng là một trong những thành công của huyện Hoài Đức trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế chủ yếu
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý cán bộ, công chức tại huyện Hoài Đức còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót sau:
- Về công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức: một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của công tác quy hoạch cán bộ nên việc tổ chức thực hiện còn lúng túng. về trình độ trong quy hoạch chưa đảm bảo yêu cầu; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ còn thấp. Đôi khi quy hoạch chỉ mang tính hình thức, chưa gắn quy hoạch với bố trí, sắp xếp cán bộ; công tác rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch chưa được thực hiện nghiêm túc, những người đưa ra khỏi quy hoạch thường là do thay đổi công tác.
- Về công tác tuyển dụng: Hàng năm việc thi tuyển công chức chưa có quy định cụ thể, những năm vừa qua nguồn công chức huyện Hoài đức đều do việc tuyển nguồn của sở nội vụ thành phố Hà Nội nên có một số phòng ban huyện, UBND xã còn thiếu công chức trong định biên, phải tuyển cán bộ hợp đồng để đảm nhiệm các nhiệm vụ của công chức hoặc một số chức danh còn bị kiêm nhiệm, cá biệt còn có địa phương phân công công chức văn phòng sang phụ trách địa chính hoặc văn hóa xã hội.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được quan tâm tuy nhiên vẫn còn tồn tại đó là: trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa gắn chặt với quy hoạch, chưa tập trung đào tạo chuyên môn gắn với ngành nghề thế mạnh của địa phương, nhất là chưa xây dựng được chiến
lược đào tạo cán bộ lâu dài; áp lực về chuẩn hóa cán bộ cho nên đào tạo tại chức còn nhiều, chưa chú trọng bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn.
- Việc đánh giá cán bộ, công chức vẫn tồn tại, hạn chế đó là: tình trạng nể nang, né tránh trách nhiệm, ngại va chạm và dân chủ hình thức. Việc đánh giá cán bộ, công chức vẫn còn tình trạng chủ quan, cảm tính cá nhân, dễ người dễ ta, cục bộ địa phương, hoặc bị mối quán hệ xã hội chi phối, nên chưa phản ánh chính xác phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức, ảnh hưởng đến chất lượng chung của công tác cán bộ trên địa bàn huyện. Kết quả đánh giá cán bộ, công chức chưa thực chất, tỷ lệ cán bộ, công chức được đánh giá hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các năm chiếm tỷ lệ rất cao.
- Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý cán bộ, công chức cấp xã