Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 41 - 42)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu

2.1.2. Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

Thông tin, số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập bằng cách khảo sát người dân các xã An Khánh, An Thượng, Đông La, La Phù trên địa bàn huyện Hoài Đức. Số lượng phiếu mà tác giả phát ra là 200 phiếu, số lượng phiếu mà tác giả thu về là 190 phiếu, trong đó có 4 phiếu không hợp lệ, vì vậy tác giả nghiên cứu với 186 phiếu.

Mục đích của khảo sát là xem xét mức độ hài lòng của người dân về thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức đối với thi hành công vụ trên địa bàn huyện Hoài Đức ở các tiêu chí: sự lịch sự khi tiếp nhận hồ sơ của người dân, sự thân thiện khi trả lời các thắc mắc của người dân, sự công bằng với người dân, sự nhanh chóng và kịp thời trong giải quyết hồ sơ với người dân và sự quan tâm trong giải quyết các yêu cầu hợp lý của người dân.

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Công thức tính điểm trung bình cho thang đo được tính như sau:

Điểm TBT = ∑ (a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B Trong đó: a là điểm theo thang điểm 5

b là số ý kiến cho từng loại điểm B là tổng số ý kiến.

Trong luận văn, tác giả sử dụng thang điểm 5 trong việc quy định và cho điểm các mức độ đánh giá của người dân theo quy ước sau:

1 Rất không hài lòng 2 Không hài lòng 3 Không ý kiến 4 Hài lòng 5 Rất hài lòng

Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,00 đến 1,80 Rất kém

2 1,81 đến 2,60 Kém

3 2,61 đến 3,40 Trung bình

4 3,41 đến 4,20 Tốt

5 4,21 đến 5,00 Rất tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)