4.3.2 .Thực hiện công tác xác định vị trí việc làm
4.4. Kiến nghị
4.4.2. Kiến nghị với nhà nước
Tiếp tục đổi mới các chính sách về quản lý đội ngũ CBCC, đặc biệt là chính sách tiền lương và đánh giá cán bộ, công chức, để những chính sách đó thực sự tạo và duy trì được động lực làm việc cho cán bộ, công chức. Cần cụ thể hóa cơ chế về tiến lương và phụ cấp cho cán bộ, công chức các cấp bằng văn bản pháp luật, bằng quyết định của chính phủ để tạo ra cơ chế pháp lý chặt chẽ cho công tác tiền lương cho cán bộ, công chức tại các địa phương.
Nhà nước cần sớm bổ sung các văn bản pháp luật để kiểm soát tốt quyền lực. Quy định rất chặt chẽ, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm các chức danh quản lý nhà
nước, thực hiện tốt cải cách hành chính, khắc phục triệt để cơ chế “xin - cho”, tăng cường thanh tra nhà nước, kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đồng thời, từng bước tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm mạnh biên chế và sớm cải cách chế độ tiền lương. Có cơ chế kiểm soát được thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức của cả hệ thống chính trị, quản lý được việc kê khai minh bạch tài sản. Trên cơ sở đó làm cho cán bộ không muốn tham nhũng, không dám tham nhũng và không thể tham nhũng (như một số nước đã làm thành công).
KẾT LUẬN
Công tác quản lý đội ngũ CBCC ở cấp huyện của Việt Nam nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng có những nguyên tắc, nội dung, yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá mang tính đặc thù của công tác này.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý đội ngũ CBCC ở huyện Hoài Đức đã được lãnh đạo Huyện cũng như các cơ quan quản lý nhà nước trong Huyện quan tâm đặc biệt và được triển khai đồng bộ ở tất cả các nội dung của công tác này. Thực tế cho thấy, công tác quản lý CBCC ở huyện Hoài Đức đã đạt được những kết quả quan trọng xét từ kết quả thực hiện các nội dung, từ kết quả thực thi nhiệm vụ của CBCC và từ sự hài lòng của người dân đối với việc thực thi công vụ của CBCC.
Tuy nhiên do những nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính, công tác quản lý CBCC tại huyện Hoài Đức còn nhiều hạn chế và bất cập ở tất cả các nội dung của công tác này.
Để hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cấp của công tác này, xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, lãnh đạo huyện Hoài Đức cần thực hiện một số giải pháp như sau: 1) Hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ công chức; 2) Thực hiện công tác xác định vị trí việc làm; 3) Hoàn thiện công tác tuyển dụng, sắp xếp, bố trí công việc cho đội ngũ cán bộ, công chức; 4) Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; 5) Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ, công chức; 6) Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra.
Các giải pháp cần thực hiện đồng bộ, và có sự tham gia tích cực, thiết thực của chính đội ngũ CBCC và đặc biệt là người dân trong huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, 2018. Tài liệu học tập các văn kiện hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành TW Đảng khóa XII ( dành cho cán bộ, đảng viên cấp cơ sở). Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
2. Chính phủ, 2010. Nghị định số 24/2010/NĐ - CP ngày 15/3/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Hà Nội.
3. Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc, 1994. Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia.
4. Trần Thị Kim Dung, 2011. Cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sỹ quản lý Nhà nước, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa VII. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia.
6. Đảng cộng sản Việt Nam, 2009. Hội nghị lần thứ 9 ban chấp hành Trung ương khóa X. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Hà Nội: NXB Sự thật Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam,2011. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia.
9. Nguyễn Trọng Điền, 2007. Về chế độ công vụ Việt Nam. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia.
10. Nguyễn Văn Đức, 2016. Chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện Tĩnh gia, Thanh Hóa. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Nha Trang.
11. Dương Thị Thu Hiền, 2015. Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quận Đống Đa, Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh doanh và công nghệ.
12. Trần Đình Hoan, 2009. Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
13. Hoàn Thị Hương, 2016. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Quản lý, học viện Chính trị quốc gia.
14. Huyện ủy Hoài Đức, 2015. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoài Đức lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015-2020.
15. Huyện ủy Hoài Đức, 2015. Báo cáo kết quả công tác xây dựng Đảng – Đoàn thể; Phương hướng trọng tâm công tác các năm 2013 đến 2017.
16. Nguyễn Đăng Kiên,2016. Phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, đại học Kinh tế, trường đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Bùi Đình Phong, 2002. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Hà Nội : Nxb Lao động.
18. Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương, 2005. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cán bộ, công chức. Hà nội : Nxb Chính trị quốc gia.
19. Quốc hội (khóa XII), 2008. Luật cán bộ, công chức 2008. Nxb chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm, 2001. Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
21. Trương Thị Thông và Lê Kim Việt, 2005. Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Tp Hồ Chí Minh: NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
22. UBND huyện Hoài Đức, 2017. Báo cáo kinh tế xã hội – Quốc phòng an ninh và phương hướng nhiệm vụ các năm từ 2011 đến năm 2017.
23. UBND huyện Hoài Đức, 2017. Các báo cáo về công tác cán bộ và quản lý đội ngũ CBCC.