KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại chi nhánh sản xuất kinh doanh tổng hợp tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 81 - 84)

5.1 Kết luận

Nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp trong cả nhận thức lý luận và thực tiễn nhưng nó lại là vấn đề rất quan trọng và cần thiết phải nghiên cứu. Việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, năng lực hoạt động cũng như sức tăng trưởng và phát triển nói chung của doanh nghiệp.

Chi nhánh Sản xuất - Kinh doanh tổng hợp, với mục tiêu là vươn tới vị trí hàng đầu trong xuất nhập khẩu trực tiếp máy móc thiết bị công nghiệp, dây chuyền cơ khí, các nguyên liệu vật tư phụ tùng, phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 7-10%, hướng đến mục tiêu tăng doanh thu, lợi nhuân, tăng giá trị cho doanh nghiệp để gia tăng lợi ích cho người lao động, cho ngân sách nhà nước và khẳng định vị thế, uy tín, thương hiệu của mình trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế.

Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Chi nhánh Sản xuất - Kinh doanh tổng hợp” đã tiến hành tìm hiểu tài liệu, thu thập số liệu, phân tích, so sánh, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về thực trạng tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại Chi nhánh Sản xuất - Kinh doanh tổng hợp để từ đó đưa ra ba giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện, để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Chi nhánh Sản xuất - Kinh doanh tổng hợp trong những năm tiếp theo.

Khóa luận với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Chi nhánh Sản xuất - Kinh doanh tổng hợp” đã đạt được kết quả chính sau đây:

phân loại vốn kinh doanh; các chỉ tiêu đánh giá và các biện pháp chủ yếu để hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đã khái quát được thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Chi nhánh Sản xuất - Kinh doanh tổng hợp trong năm 2016, 2017, 2018, và 2019. Trên cơ sở đó đã có những phân tích, đánh giá, chỉ ra được những kết quả và những hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình…

- Dựa trên những phân tích lý luận cơ bản và xuất phát từ việc đánh giá thực trạng và hướng phát triển của Chi nhánh Sản xuất - Kinh doanh tổng hợp, khóa luận đã bước đầu đề xuất được những giải pháp và điều kiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ...

Trong quá trình nghiện cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo để có kiến thức toàn diện về đề tài nghiên cứu.

5.2 Kiến nghị

* Về phía Nhà nước

Trong các năm qua, Nhà nước đã đưa ra rất nhiều các chủ trương, chính sách để đổi mới, phát triển để nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế chính sách của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và đổi mới. Dưới đây là một số giải pháp chủ yếu :

Thứ nhất: Ổn định tiền tệ, chống lạm phát và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính.

Đối với các doanh nghiệp, việc ổn định tiền tệ giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác kế hoạch, công tác tài chính, công tác kế toán, và phân tích tài chính. Vì hầu hết các chỉ tiêu phân tích tài chính đều biểu hiện dưới hình thái giá trị để tính toán, so sánh, phân tích … Ổn định tiền tệ, lãi suất và tỷ giá

là điều kiện cần thiết để thực hiện nội dung hoàn thiện. Mặt khác, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị thị trường tài chính tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp huy động vốn, được sử dụng vốn với chi phí thấp. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp, phát triển kinh tế.

Thứ hai: Ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và kinh doanh thương mại.

Hiện nay, tình trang thừa thiếu chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật vẫn còn xảy ra gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác hạch toán, công tác tài chính … Do vậy, Chính phủ cần phải triển khai hướng dẫn thực hiện luật Kế toán, luật Kiểm toán thật chi tiết và cụ thể hơn nữa, làm căn cứ giúp các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán được thuận lợi hơn

Thứ ba: Nhà nước cần yêu cầu các cơ quan chuyên trách sớm xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo ngành nghề kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể so sánh kết quả đạt được theo chỉ số ngành, để có hướng phấn đấu, biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

* Về phía Công ty

Tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, chi phí vận hành trong toàn công ty. Trên tinh thần chia sẻ khó khăn vì lợi ích chung, công ty chủ động đàm phán với ngân hàng, các tổ chức tín dụng để điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tinh thần mới nhằm đảm bảo nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao yêu cầu về kết quả công việc cho cán bộ công nhân viên. Khắc phục tình trạng một số cán bộ quản lý và nhân viên thiếu năng lực, yếu tư cách đạo đức, thậm chí còn lợi dụng những kẽ hở trong chính sách, chế độ quản lý để đào sâu những mặt tiêu cực như lãng phí, thỏa thuận với nhà cung cấp nâng giá để chuộc lợi cho bản thân.

Trang bị các phương tiện hiện đại, phần mềm kinh doanh nhằm đồng bộ hóa các khâu từ khâu xin phê duyệt mua hàng đến khâu so sánh giá, gửi đơn đặt hàng, nhận hàng và thanh toán. Nâng cao hiệu suất làm việc, đồng thời

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi nhánh Sản xuất kinh doanh tổng hợp – Tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng, 2016-2019. Báo cáo tài chính.

2. Nguyễn Văn Công, 2009. Giáo trình phân tích kinh doanh. Hà Nội : NXB Đại học kinh tế quốc dân.

3. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà, 2015.Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài chính.

4. Phan Đức Dũng, 2011. Phân tích và Dự báo kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

5. Bùi Văn Hiệu, 2010. Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao. Hà Nội : NXB Tài chính.

6. Cao Văn Kế, 2015. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện Tài chính.

7. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: NXB Lao động- Xã hội.

8. Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển, 2008. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội : NXB Tài chính.

9. Nguyễn Đăng Minh, 2015. Quản trị tinh gọn tại Việt Nam- đường tới thành công. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Ngô Kim Phượng, 2013. Phân tích tài chính doanh nghiệp. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản kinh tế TP Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Đăng Minh, 2014. Quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo quốc gia. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 12. https://phantichtaichinh.com/cac-chi-tieu-tai-chinh-cua-doanh-nghiep/

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại chi nhánh sản xuất kinh doanh tổng hợp tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)