Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại chi nhánh sản xuất kinh doanh tổng hợp tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 73 - 76)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN I V : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh

4.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:

* Cơ sở giải pháp:

- Về lý luận: Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước của Công ty về tài sản cố định. Vốn cố định và một bộ phận hợp thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả VCĐ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chung của Vốn trong kinh doanh.

- Về phương tiện: có hệ thống máy tính, sổ sách liệt kê, tổng hợp tình hình sử dụng vốn cố định đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu thường xuyên.

*Yêu cầu giải pháp:

- Đảng ủy Công ty có chủ trương, định hướng, quán triệt tư tưởng đối với việc quản lý, khai thác và sử dụng TSCĐ.

- Lãnh đạo, chỉ huy Công ty quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với việc báo cáo, cung cấp thông tin, thực hiện các yêu cầu của việc phân tích tài chính đối với công tác sử dụng VCĐ.

- Có bộ phận, cán bộ, nhân viên chuyên trách thực hiện tổng hợp, phận loại TSCĐ sử dụng trong kinh doanh nhập khẩu, phân tích việc sử dụng TSCĐ đối với tổng thể hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói chung và từng hoạt động, hợp đồng nhập khẩu nói riêng. Đây là một trong những cơ sở tham mưu để ra quyết định trong kinh doanh cũng như sử dụng vốn.

- Triển khai thực hiện giải pháp

Thứ nhất: Lựa chọn phương pháp trích khấu hao hợp lý

Tính toán trích khấu hao hợp lý đang là một yêu cầu và điều kiện quan trọng để cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung, hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng trong kinh doanh nhập khẩu. Khóa luận đưa ra phương pháp khấu hao tổng hợp cho việc trich khấu hao TSCĐ của Công ty nói chung và trong kinh doanh nhập khẩu cũng vậy. Phương pháp trích khấu hao tổng hợp áp dụng cho những TSCĐ dễ bị hao mòn vô hình. Để hạn chế hao mòn vô hình trong thời gian sử dụng, thu hồi nhanh nhằm đổi mới trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản suất.

Áp dụng phương pháp khấu hao này, có thể gây nên sự đột biến về chi phí trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn, làm giảm lợi nhuận kinh doanh. Tuy nhiên, phương pháp khấu hao này giúp Công ty thu hồi vốn nhanh, giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình.

Mkt =NG x Tkt

Trong đó:

NG: nguyên giá TSCĐ

Mkt: tỷ lệ khấu hao TSCĐ ở năm thứ t

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ được xác định như sau:

TTkt

Thứ hai, nâng cao hiệu quả đầu tư đổi mới tài sản tài cố định

Xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh nhập khẩu, việc đầu tư đổi mới TSCĐ thường theo hướng:

- Đầu tư, áp dụng tối đa khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh: đầu tư phương tiện máy móc, thiết bị phù hợp và phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu như hệ thống máy tính bảng, các phần mềm quản lý, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu. Đầu tư đổi mới cho những phương tiện quản lý này tương đối nhỏ nhưng hiệu quả sử dụng các TSCĐ thuộc loại này chắc chắn sẽ tăng lên một cách rõ rệt.

Tăng cường đầu tư phương tiện vận tải, đảm bảo chủ động trong kinh doanh, giảm thiểu chi phí do sử dụng phương tiện thuê ngoài… Tuy nhiên, cần chú trọng đến hiệu quả đầu tư, việc đầu tư cần có trọng điểm hơn, phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh doanh.

Thứ ba, Thực hiện thuê và cho thuê tài sản cố định

Trong hoạt động kinh doanh tín dụng, thuê mua là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người thuê và người cho thuê. Người thuê được sử dụng tài sản và phải trả tiền thuế cho người cho thuê theo thời hạn mà hai bên thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản và nhận được tiền cho thuê tài

sản . Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê hoạt động và thuê tài chính.

Từ đặc điểm tình hình tài chính của Công ty, có thể thấy rằng Công ty hiện có và không ngừng được đầu tư một lượng TSCĐ là phương tiện trong kinh doanh nhập. Do đặc thù hoạt động vận tải thực hiện kinh doanh nhập khẩu là một chiều, lên việc khai thác và sử dụng phương tiện hiệu quả chưa cao. Công ty cần đẩy mạnh hoạt động cho thuê, nhận vận tải hàng hoá để bù đắp chi phí khấu hao và chi phí sửa chữa TSCĐ dù phương tiện không trực tiếp làm việc cho Công ty nhưng vẫn mang lại thu nhập từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ trong kinh doanh nhập khẩu của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại chi nhánh sản xuất kinh doanh tổng hợp tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)