Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại chi nhánh sản xuất kinh doanh tổng hợp tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 69 - 73)

của chi nhánh Sản xuất – Kinh doanh tổng hợp.

Thực tế cho thấy, từ năm 2017 công ty đã từng bước quan tâm, coi trọng công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: Chưa có cơ cấu vốn mang tính định hướng dài hạn phù hợp với mục tiêu dài dạn, cơ cấu bổ sung vốn không có tính kế hoạch, chưa hợp lý, các khoản phải thu và nợ ngắn hạn có xu hướng tăng nhanh trong tổng vốn, vòng quay VLĐ giảm dần trong các năm, hiệu quả về danh thu VCSH và tỷ suất lợi nhuận trên VCSH giảm, nhiều chỉ tiêu còn thấp. Để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần thực hiện một số giải pháp:

4.3.1. Đẩy nhanh công tác thu hồi nợ, cải thiện tình hình thanh toán:

*Cơ sở giải pháp:

- Về lý luận: Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải bảo toàn và phát triển vốn trong kinh doanh. Vì vậy, công tác thu hồi các khoản nợ, cải thiện tình hình thanh toán có vai trò rất quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Các khoản nợ được thu hồi càng nhanh, càng nhiều sẽ làm giảm các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp, bổ sung VLĐ hoặc VCĐ của doanh nghiệp sẽ làm giảm áp lực cho doanh nghiệp phải huy động vốn vay phục vụ cho hoạt dộng kinh doanh, làm giảm chi phí vay vốn, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc ra các quyết định kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được nâng lên.

- Về con người: Trong những năm qua, lãnh đạo chỉ huy công ty đã có những đánh giá, quan tâm nhất định đến công tác thu hồi công nợ trong kinh doanh nói riêng cũng như vai trò, nhu cầu vốn trong kinh doanh.

- Về phương tiện: Trong những năm qua, hệ thống máy tính, phương tiện đầu tư cho hoạt dộng kinh doanh nhập khẩu, quản lý các hoạt động kinh doanh nhập khẩu không ngừng được đầu tư, đổi mới.

- Về thực tế: tính hình thu hồi công nợ, thanh toán, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng còn hạn chế.

*Điều kiện thực hiện giải pháp:

- Có quy chế, quy định, cơ sở pháp lý xác định rõ các khoản nợ, tiến dộ thanh toán, phương thức thanh toán…

- Các điều khoản trong hợp đồng phải đầy đủ, cụ thể, rõ ràng (ví dụ: đối tượng hợp đồng, tiến độ thực hiện hợp đồng, hình thức thanh toán, phương thức thanh toán, lãi suất chậm thanh toán, thời gian tối đa chậm thanh toán.

- Các văn bản thực hiện hợp đồng phải đầy đủ (biên bản giao nhận hàng, biên bản xác nhận công nợ…)

- Có lãnh đạo, chỉ huy được phân công nhiệm vụ chuyên trách, có bộ phận, con người có năng lực thực hiện các nội dung giải pháp

- Đảng ủy công ty có chủ trương, định hướng, quán triệt tư tưởng đối với công tác thu hồi công nợ, thanh toán.

- Lãnh đạo, chỉ huy công ty quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với công tác thu hồi công nợ.

- Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên kinh doanh; gắn quyền lợi với trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng.

- Có bộ phận, cán bộ chuyên trách theo dõi đôn đốc thu hồi công nợ, tình hình thanh toán.

*Triển khai thực hiện giải pháp:

Thứ nhất, nội dung cơ sở pháp lý:

- Phòng kinh doanh, các đơn vị, phối hợp với Phòng kế hoạch, cán bộ pháp chế xây dựng các hợp đồng mẫu thường gặp trong kinh doanh, hợp đồng này quy định rõ các điều khoản thanh toán trong hợp đồng, phương thức thanh toán, thời gian thanh toán, quy định rõ mức lãi suất chậm thanh toán, thời gian tối đa chậm thanh toán.

- Phòng Tài chính, phòng tổ chức phối hợp xây dựng các quy định về công tác công nợ và thực hiện thanh toán: quy định ghi rõ quyền và nghĩa vụ của cá nhân, bộ phận phụ trách hợp đồng nào nếu để tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn, chậm thanh toán phải chịu phạt tài chính tùy theo mức độ vi phạm, ràng buộc trách nhiệm cá nhân đối với đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh. - Phòng Tài chính, phòng Kế hoạch phối hợp với các phòng kinh doanh xây dựng quy định định mức chặt chẽ, chi tiết từng loại chi phí trong kinh doanh nhập khẩu. Đặc biệt gắn chi phí liên quan đến xúc tiến, ký kết hợp đồng với hiệu quả thực hiện hợp đồng.

- Khi ký hợp đồng với khách hàng, công ty cân đối hợp đồng nội và hợp đồng ngoại, phải chú ý đến phương thức thanh toán, ngoại tệ thanh toán, xu hướng biến động của tỷ giá, thời điểm thanh toán, tỷ suất lợi nhuận, quản lý chặt chẽ các chi phí, đảm bảo thực hiện nghiêm, chặt chẽ các điều khoản hợp đồng đã cam kết, hạn chế tối đa tình trạng gian lận thương mại.

- Trường hợp cùng một lúc thực hiện nhiều hợp đồng thì phải cân đối vốn trong kinh doanh, đảm bảo sự chủ động ra quyết định. Chú trọng đến tiến độ thực hiện các hợp đồng, đảm bảo hợp đồng đã thực hiện xong phải nhanh chóng thanh lý hợp đồng, thu hồi vốn cho hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, đảm bảo an toàn vốn, thu hồi vốn trong kinh doanh

- Tăng cường áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm tiền hàng (các hợp đồng thực hiện vốn ngân sách nhanh chóng thức hiện các thủ tục để giải ngân nguồn vốn).

- Thường xuyên chủ động cử cán bộ đối chiếu tiến độ thực hiện hợp đồng, ghi sổ đối chiếu hàng ngày và theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu, lập kế hoạch cụ thể về việc thu hồi các khoản nợ đỗi với từng đối tượng.

- Thực hiện tính lãi các khoản nợ quá hạn. Đối với những khách hàng có truyền thống “nợ nần, dây dưa”, Công ty phải kiên quyết không tiếp tục ký kết hợp đồng. Nếu đơn vị mắc nợ không có khả năng thanh toán, Công ty cần sử dụng các công cụ pháp lý.

- Đối với những khách hàng có mối quan hệ thường xuyên và chấp hành đúng chế độ thanh toán thì Công ty ưu tiên thực hiện hợp đồng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng (nếu có thể).

Thứ tư, Cải thiện tình hình thanh toán:

- Chủ động trong công tác bàn giap thanh toán, phải làm đầy đủ các thủ tục, biên bản bàn giao, … nhằm đẩy nhanh tiến độ thanh toán.

- Đội ngũ lãnh đạo Công ty sáng tạo, năng động và quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các hợp đồng.

- Tận dụng tối đa các khoản ứng trước của khách hàng. Cần lưu ý là không thể dùng tiền ứng trước của khách hàng để trả nợ, nhưng nhờ có khoản ứng này sẽ đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh nhập khẩu, từ đố đẩy nhanh quá trình kinh doan để tạo lợi nhuận – nguồn quan trọng để trả các khoản nợ.

- Đề nghị bổ sung chủ sở hữu: Công ty cần tích cực thực hiện đúng các cam kết, đảm bảo các điều kiện, quy định để thực hiện đúng lộ trình bổ sung vốn theo quy định, đồng thời đề nghị cơ quan cấp trên cho sử dụng phần lợi nhuận phải nộp vào ngân sách để bổ sung vốn kinh doanh.

Thứ năm, Công tác đào tạo:

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, nghiệp vụ trong kinh doanh, nghiệp vụ ngoại thương, có khả năng phân tích và dự báo thị trường, có khả năng tổng phân tích thông tin khách hàng, có năng lực, kỹ năng, có ý thức trách nhiệm cao trong thanh quyết toán và đòi nợ.

*Hiệu quả thực hiện giải pháp:

- Hạn chế rủi ro, nâng cao việc bảo toàn vốn trong kinh doanh

- Giảm áp lực thiếu vốn, giảm chi phí huy động vốn trong kinh doanh. - Nâng cao hiệu quả về lợi nhuận của vốn vay.

- Tạo cơ sở xác định, xây dựng cơ cấu vốn phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại chi nhánh sản xuất kinh doanh tổng hợp tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)