PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN I V : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty còn một số hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn trong kinh doanh nhập khẩu chủ yếu dưới đây:
* Hạn chế trong thu hồi công nợ, thanh toán, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
Việc đông đốc, thu hồi công nợ công ty chưa tốt, đặc biệt là các khoản nợ đã kéo dài do nhân viên, bộ phận kinh doanh còn chạy theo mức khoán doanh thu, chưa có cơ chế phù hợp gắn trách nhiệm kinh doanh với cơ chế thu hồi công nợ, công tác hoàn tất các thủ tục nghiệm thu, thanh lý, thanh toán theo hợp đồng còn chậm. Ngoài ra, do các bộ phận kinh doanh trực tiếp chuyên trách soạn thảo, thẩm định hợp đồng nên dễ xảy ra rủi ro trong thực hiện, thanh toán, tranh chấp trong hợp đồng, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng thu hồi vốn trong kinh doanh.
* Hạn chế trong sử dụng vốn cố định
Trong 2 năm 2016 và 2017, hiệu suất sử dụng VCĐ trong kinh doanh nhập khẩu tháp hơn so với năm trước đó. Sở dĩ như vậy là do doanh thu nhập khẩu của công ty tăng chậm hơn so với sự tăng giá của VCĐ. Như vậy hạn chế cơ bản của TSCĐ tuy được đầu tư mới nhưng chưa phát huy hết tất cả tác dụng của đầu tư do khối lượng công việc, hàng hóa, vật tư nhập khẩu giảm đáng kể trong khi các máy móc, phương tiện đầu tư mới vẫn phải tính và trích khấu hao làm tăng chi phí kinh doanh nhập khẩu của đơn vị.
Trong công tác khấu hảo TSCĐ, hiện nay công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng tức là công ty ấn định thơi gian sử dụng cho mỗi TSCĐ, từ đó xác định mức khấu hao hàng năm theo nguyên tắc giá và thời hạn sử dụng. Từ đó xác định mức khấu hao theo nguyên giá và thời hạn sử dụng. Việc xác định thời hạn sử dụng của TSCĐ chủ yếu dựa trên các thông số kỹ thuật cũng như định mức theo quy định mà chưa quan tâm đến mức độ và cường độ sử dụng TSCĐ trong kinh doanh. Phương pháp này có ưu điểm là việc tính toán mức khấu hao hàng năm, hàng tháng, hàng quý khá đơn giản, chí phí kinh doanh của doanh nghiệp ổn định không đột biến. Nhưng vói mức trích khấu đều như vậy đã không phản ánh được mức độ sử dụng TSCĐ. Do đó thời điểm kết thúc trích khấu hao TSCĐ không trung với thời điểm TSCĐ bị hao
mòn hết tính năng sử dụng và công suất. Một số TSCĐ được sử dụng nhiều nhanh hỏng, hết giá trị sử dụng trong khi vân được trích khấu hao. Ngược lại, một số TSCĐ dùng ít nên có thể kéo dài thời gian sử dụng, vẫn còn giá trị sử dụng thì đã trích hết khấu hao. Trích khấu hao không chính xác như vậy sẽ khiến cho phó kinh doanh của doanh nghiệp không phản ánh đúng thực trạng sử dụng TSCĐ tại công ty. Hơn nữa tính toán không chính xác thời gian sử dụng TSCĐ khiến mức tích lũy khấu hao có thể không đủ thay thế TSCĐ cũ khi chúng hết hạn sử dụng.
* Hạn chế trong sử dụng vốn lưu động
Tỷ trọng các khoản phải thu của công ty trong toongt vốn là khá lớn và tăng cao trong những năm (2016, tỷ trọng các khoản phải thu VCĐ là 6,681% thì năm 2019 là 11,221%, tương ứng tăng 4,54%. Nhưng trong VLĐ, các khoản phải thu năm 2016 là 19,75% thì năm 2019 là 75,427%, tương ứng tăng 55,675%). Đây là xu hướng công ty cần điều chỉnh. Tuy việc bán chịu, cho thanh toán chậm giúp công ty giảm bớt chi phí tồn kho, thu hút thêm khách hàng,… nhưng đồng thời cũng làm ứ đọng VLĐ, do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng chi phí đòi nợ, rủi ro trong thanh toán, chi phí tìm nguồn tài trợ để bù đắp phần thiếu hụt trong ngân quỹ. Mặt khác, thời hạn chịu bán càng dài thì khả năng đòi nợ càng giảm…