Những ng−ời cộng hoà t− sản và những ng−ời tiểu t− sản thì chẳng bao lâu đã ly khai Công xã: kẻ thì ly khai vì hoảng sợ tính chất vô sản, xã hội chủ nghĩa - cách mạng của phong trào; kẻ thì ly khai phong trào khi thấy phong trào chắc chắn sẽ thất bại. Chỉ có những ng−ời vô sản Pháp là ủng hộ chính phủ của họ một cách không hề sợ hãi và mỏi mệt; chỉ có họ là chiến đấu và chết cho chính phủ đó, tức là cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, cho một t−ơng lai tốt đẹp hơn của tất cả những ng−ời lao động.
Bị những bạn đồng minh hôm qua của mình bỏ rơi và không đ−ợc một ai ủng hộ, Công xã không thể tránh khỏi thất bại. Toàn bộ giai cấp t− sản Pháp, tất cả những địa chủ, tất cả những tay hoạt động ở sở giao dịch, tất cả những chủ x−ởng, tất cả những kẻ cắp lớn và nhỏ, tất cả những kẻ bóc lột đều liên kết lại chống Công xã. Khối liên minh t− sản ấy, đ−ợc Bi-xmác ủng hộ (hắn thả 100.000 lính Pháp ra khỏi nhà tù của Đức để đánh bại Pa-ri cách mạng), đã phát động đ−ợc những nông dân dốt nát và tầng lớp tiểu t− sản các tỉnh nổi dậy chống lại giai cấp vô sản Pa-ri và kẹp một nửa Pa-ri vào trong vòng đai sắt (nửa kia thì bị quân đội Đức chiếm đóng). Trong một số thành phố lớn của Pháp (Mác- xây, Ly-ông, Xanh Ê-chiên, Đi-giông, v.v.), công nhân cũng m−u toan c−ớp chính quyền, tuyên bố thành lập Công xã và đi giải phóng Pa-ri, nh−ng những m−u toan đó đều thất bại mau chóng. Và thế là Pa-ri, nơi đầu tiên gi−ơng ngọn cờ khởi nghĩa vô sản, chỉ còn trông mong vào lực l−ợng của bản thân mình và nhất định sẽ thất bại.
Muốn cho một cuộc cách mạng xã hội có thể thắng lợi thì ít nhất phải có hai điều kiện: những lực l−ợng sản xuất phát triển cao và một giai cấp vô sản đ−ợc chuẩn bị. Nh−ng vào năm 1871 thì thiếu cả hai điều kiện đó. Chủ nghĩa t− bản Pháp còn ít phát triển và lúc đó n−ớc Pháp chủ yếu là một n−ớc tiểu t− sản (thủ công, nông dân, chủ hiệu buôn, v.v.). Mặt khác, lại không có đảng công nhân; giai cấp công nhân không đ−ợc chuẩn bị, ch−a đ−ợc rèn luyện lâu dài, và phần đông lại không có lấy một ý niệm thật rõ rệt về nhiệm vụ của mình và về những thủ đoạn để thực
hiện những nhiệm vụ đó. Không có đ−ợc một tổ chức chính trị quan trọng của giai cấp vô sản, không có cả công đoàn và tổ chức hợp tác xã rộng rãi...
Nh−ng cái chủ yếu mà Công xã thiếu, đó là thời gian và tự do để xem xét và bắt tay thực hiện c−ơng lĩnh của mình. Công xã ch−a có thời gian để bắt tay vào việc thì chính phủ cố thủ ở Véc- xây, đ−ợc toàn thể giai cấp t− sản ủng hộ, đã có những hành động quân sự chống lại Pa-ri. Công xã đành phải, tr−ớc hết, nghĩ đến tự vệ. Và cho đến giờ phút cuối cùng, vào những ngày 21 - 28 tháng Năm, Công xã không còn có thời gian để nghĩ thực sự đến một việc gì khác.
Mặc dầu những điều kiện bất lợi nh− thế, mặc dầu thời gian tồn tại của nó ngắn ngủi, nh−ng Công xã vẫn tiến hành đ−ợc mấy biện pháp đủ tiêu biểu cho ý nghĩa thực sự và mục đích của nó. Công xã thay quân đội th−ờng trực, là công cụ mù quáng nằm trong tay các giai cấp thống trị, bằng việc vũ trang toàn dân ; nó tuyên bố tách nhà thờ ra khỏi nhà n−ớc, huỷ bỏ ngân sách tín ng−ỡng (tức là l−ơng bổng của nhà n−ớc cấp cho bọn linh mục), làm cho nền giáo dục quốc dân hoàn toàn không có tính chất tôn giáo và do đó mà đánh một đòn mạnh vào bọn cảnh binh khoác áo thầy tu. Trong lĩnh vực thuần tuý xã hội, Công xã không có thì giờ để làm đ−ợc nhiều việc, nh−ng một đôi công việc nó đã làm cũng đủ chứng tỏ khá rõ rệt tính chất của nó là một chính phủ nhân dân, công nhân: cấm bắt làm đêm ở các lò bánh mì; huỷ bỏ chế độ phạt tiền, tức là cái việc ăn cắp của công nhân một cách hợp pháp; sau hết, Công xã ra một sắc lệnh (lệnh) nổi tiếng quy định rằng tất cả các công x−ởng, nhà máy và x−ởng mà chủ của nó bỏ không hoặc đình chỉ hoạt động, đều giao cho các ác-ten công nhân để sản xuất trở lại. Và hình nh− để nhấn mạnh tính chất của mình là một chính phủ thực sự dân chủ và vô sản, Công xã đã quyết định là l−ơng của tất cả công chức cơ quan hành chính và chính phủ không đ−ợc v−ợt quá l−ơng công nhân bình th−ờng và tuyệt đối không đ−ợc v−ợt quá 6 000 phơ-răng một năm (tức là d−ới 200 rúp mỗi tháng).
260 V. I. Lê-nin Kỷ niệm Công xã 261
Tất cả những biện pháp đó chứng tỏ khá rõ rằng Công xã quả là một mối đe dọa đối với sự sống còn của cái thế giới cũ dựa trên sự nô dịch và bóc lột. Cho nên chừng nào mà ngọn cờ đỏ của giai cấp vô sản còn phấp phới trên toà Thị chính Pa-ri thì xã hội t− sản không thể nào ăn ngon ngủ yên đ−ợc. Và sau rốt, khi những lực l−ợng có tổ chức của chính phủ đã thắng những lực l−ợng kém tổ chức của cách mạng, thì bọn t−ớng của Bô-na- pác-tơ, cái bọn bị quân Đức đánh bại, nh−ng lại dũng cảm tr−ớc đồng bào bại trận của chúng, cái Ren-nên-cam-phơ và Men-le- Da-cô-men-xki Pháp ấy gây ra những vụ chém giết mà Pa-ri ch−a từng thấy. Gần 30 000 dân Pa-ri bị bọn binh lính dã man tàn sát, gần 45 000 bị bắt, trong số ấy có nhiều ng−ời sau đó bị xử tử; hàng nghìn bị đ−a đi đày khổ sai và biệt xứ. Tổng cộng, Pa-ri mất khoảng 100 000 ng−ời con của mình, trong số đó có những công nhân −u tú nhất thuộc đủ các ngành nghề.
Giai cấp t− sản lấy làm thỏa mãn. Tên đầu sỏ của nó, tên lùn khát máu Chi-e, sau khi đã cùng với các t−ớng lĩnh của nó nhận chìm giai cấp vô sản Pa-ri trong biển máu, đã nói: "Bây giờ, thế là xong đời mãi mãi chủ nghĩa xã hội!". Nh−ng những con quạ t− sản ấy đã phí công kêu quang quác. Khoảng độ sáu năm gì đó, sau khi Công xã bị dập tắt, trong lúc nhiều chiến sĩ Công xã còn bị đày đọa trong các nơi tù đày và phát vãng thì phong trào công nhân mới đã bắt đầu trên đất Pháp. Thế hệ xã hội chủ nghĩa mới, thu l−ợm đ−ợc thêm nhiều kinh nghiệm của các tiền bối của mình và tuyệt nhiên không hề nản chí tr−ớc thất bại của mình, đã nắm lấy ngọn cờ rơi từ tay các chiến sĩ Công xã, và gi−ơng nó lên một cách tin t−ởng và dũng cảm với những tiếng hô to: "Cách mạng xã hội muôn năm! Công xã muôn năm!". Rồi vài năm sau, một đảng mới của công nhân và công tác cổ động mà đảng đó tiến hành ở trong n−ớc, đã buộc các giai cấp thống trị phải trả lại tự do cho những chiến sĩ Công xã còn bị chính phủ giam giữ.
Các chiến sĩ Công xã không những đ−ợc công nhân Pháp mà còn đ−ợc cả giai cấp vô sản toàn thế giới t−ởng nhớ tới. Vì Công
xã đấu tranh không phải cho một nhiệm vụ dân tộc chật hẹp hay có tính địa ph−ơng nào đó, mà cho sự giải phóng tất cả những ng−ời lao động, tất cả những ng−ời lầm than và tủi nhục. Là chiến sĩ tiền phong đấu tranh vì cách mạng xã hội, Công xã đã tranh thủ đ−ợc sự đồng tình ở khắp cả những nơi nào mà giai cấp vô sản đang đau khổ và đấu tranh. Cảnh t−ợng Công xã lúc sống và lúc chết, hình ảnh của chính phủ công nhân đã chiếm và giữ đ−ợc thủ đô của thế giới trong hơn hai tháng trời, cảnh t−ợng chiến đấu anh dũng của giai cấp vô sản và những đau th−ơng của giai cấp đó sau khi thất bại, ⎯ tất cả những cái đó đã nâng cao tinh thần của hàng triệu công nhân, đã làm nảy nở những nguồn hy vọng của họ và làm cho họ đồng tình với chủ nghĩa xã hội. Tiếng súng đại bác ở Pa-ri đã thức tỉnh những tầng lớp lạc hậu nhất trong giai cấp vô sản thoát ra khỏi giấc ngủ mê man và đã tăng c−ờng ở khắp nơi công tác tuyên truyền cách mạng - xã hội chủ nghĩa. Vì thế cho nên sự nghiệp của Công xã không mất đi mà còn sống mãi cho đến ngày nay trong mỗi ng−ời chúng ta.
Sự nghiệp của Công xã là sự nghiệp của cách mạng xã hội, sự nghiệp giải phóng hoàn toàn những ng−ời lao động về chính trị và kinh tế, là sự nghiệp của giai cấp vô sản toàn thế giới. Và theo ý nghĩa đó, sự nghiệp của Công xã là bất diệt.
"Báo công nhân", số 4 - 5, ngày 15 (28) tháng T− 1911
Theo đúng bản đăng trên báo "Báo công nhân"