Kỷ niệm Công xã

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 20 phần 4 pps (Trang 33 - 34)

Kỷ niệm Công xã

Từ khi Công xã Pa-ri đ−ợc tuyên bố thành lập đến nay đã bốn m−ơi năm rồi. Giai cấp vô sản Pháp, theo lệ th−ờng, đã kỷ niệm những nhà hoạt động của cuộc cách mạng ngày 18 tháng Ba 1871 bằng các cuộc mít-tinh và biểu tình; cuối tháng Năm, giai cấp vô sản Pháp lại sẽ đến đặt vòng hoa trên mồ những chiến sĩ Công xã bị bắn, những ng−ời đã hy sinh trong "tuần lễ tháng Năm" khủng khiếp, và lại một lần nữa, tr−ớc mộ của các chiến sĩ đó, giai cấp này nguyện chiến đấu không ngừng cho đến khi t− t−ởng của các chiến sĩ Công xã hoàn toàn thắng lợi, cho đến khi hoàn thành sự nghiệp mà các chiến sĩ Công xã để lại.

Tại sao không những giai cấp vô sản Pháp mà cả giai cấp vô sản toàn thế giới lại kính cẩn coi những nhà hoạt động của Công xã Pa-ri là những tiền bối của mình? Vậy di sản của Công xã là gì?

Công xã nảy sinh một cách tự phát, không ai chuẩn bị nó một cách có ý thức và có kế hoạch cả. Cuộc chiến tranh thất bại với n−ớc Đức, cảnh cùng khốn trong khi bị bao vây, vô sản bị thất nghiệp và tiểu t− sản bị phá sản; quần chúng phẫn nộ đối với các giai cấp bên trên và đối với bọn cầm quyền đã tỏ ra hoàn toàn bất lực, một sự bất bình mơ hồ trong giai cấp công nhân là giai cấp bất mãn với tình cảnh của mình và ao −ớc một chế độ xã hội khác, thành phần phản động của Quốc hội khiến ng−ời ta lo ngại cho vận mệnh của chế độ cộng hoà, ⎯ tất cả những nhân tố đó cùng với nhiều nhân tố khác đã kết hợp lại để đẩy nhân

dân Pa-ri tới cuộc cách mạng ngày 18 tháng Ba là cuộc cách mạng bỗng nhiên đã giao chính quyền vào tay đội cận vệ quốc gia, vào tay giai cấp công nhân và tầng lớp tiểu t− sản đứng về phía công nhân.

Đó là một sự biến ch−a từng thấy trong lịch sử. Cho tới lúc đó, chính quyền th−ờng th−ờng nằm trong tay bọn địa chủ và t−

bản, tức trong tay bọn ng−ời tin cẩn của chúng, bọn họp thành cái gọi là chính phủ. Nh−ng sau cuộc cách mạng ngày 18 tháng Ba, khi chính phủ của ngài Chi-e trốn khỏi Pa-ri cùng với quân đội, cảnh binh và các công chức của nó thì nhân dân làm chủ tình thế và chính quyền đã về tay giai cấp vô sản. Nh−ng trong xã hội hiện tại, giai cấp vô sản, bị lệ thuộc về mặt kinh tế vào t− bản, sẽ không thể thống trị về mặt chính trị đ−ợc, nếu nó không thể bẻ gẫy đ−ợc những xiềng xích buộc nó vào t− bản. Đó là lý do tại sao phong trào Công xã nhất định phải có màu sắc xã hội chủ nghĩa, tức là phải bắt đầu tìm cách lật đổ quyền thống trị của giai cấp t− sản, của t− bản và phá tan chính ngay những cơ sở của chế độ xã hội hiện thời.

Lúc đầu, phong trào này vô cùng hỗn độn và mơ hồ. Tham gia vào phong trào, có những ng−ời yêu n−ớc mong muốn Công xã sẽ mở lại cuộc chiến tranh chống Đức và đ−a cuộc chiến tranh đó tới thắng lợi. Phong trào này đ−ợc sự ủng hộ của những tiểu th−ơng đang rơi vào nguy cơ phá sản nếu tiền trả về hối phiếu và tiền thuê nhà không đ−ợc hoãn lại (chính phủ không muốn cho họ hoãn, nh−ng Công xã lại cho hoãn). Sau nữa, lúc đầu, phong trào này cũng đ−ợc cả sự đồng tình phần nào của những ng−ời cộng hoà t− sản, vì những ng−ời này sợ Quốc hội phản động (những "dân quê", những địa chủ hung bạo) khôi phục lại chế độ quân chủ. Nh−ng phong trào này, lẽ tự nhiên là vai trò chủ yếu nằm trong tay công nhân (nhất là những thợ thủ công ở Pa-ri), tức là những ng−ời đã đ−ợc tuyên truyền tích cực về chủ nghĩa xã hội vào những năm cuối của Đế chế thứ hai và trong số những ng−ời đó có nhiều ng−ời đã tham gia ngay cả Quốc tế 97 nữa.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 20 phần 4 pps (Trang 33 - 34)