244 V. I. Lê-nin Bàn về kết cấu xã hội của chính quyền 245
bài báo của I-u. La-rin: "Bên phải, đằng sau quay". Chủ nghĩa cải l−ơng, mà L. Mác-tốp, "tất nhiên, không hoài nghi" gì ở I-u. La-rin, đã đ−ợc La-rin trình bày một cách minh bạch nh−
tr−ớc kia trong tạp chí mới của phái thủ tiêu. Bây giờ chúng ta sẽ chỉ dẫn ra thực chất của c−ơng lĩnh cải l−ơng:
"Trạng thái hoang mang và bất định, khi ng−ời ta hoàn toàn không biết trông đợi cái gì ở ngày mai, không biết đặt cho mình những nhiệm vụ gì, ⎯ chính đó là một tâm trạng bất định, chờ thời, đó là những hy vọng mơ hồ, không hẳn là hy vọng sẽ diễn lại cuộc cách mạng, cũng không hẳn hy vọng là "rồi sau sẽ hay". Nhiệm vụ tr−ớc mắt không phải là một sự trông đợi hão huyền đó, mà phải làm cho đông đảo các giới thấm nhuần các t− t−ởng chỉ đạo là trong thời kỳ lịch sử mới đã đến của đời sống n−ớc Nga, giai cấp công nhân phải tự tổ chức lại không phải "để làm cách mạng", không phải "để chờ cách mạng", mà chỉ là để bênh vực một cách c−ơng quyết và có kế hoạch những lợi ích riêng của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống; để dùng sự hoạt động phức tạp và nhiều mặt này nhằm tập hợp và huấn luyện lực l−ợng của mình; để thông qua con đ−ờng đó mà giáo dục và tích luỹ ý thức xã hội chủ nghĩa nói chung; nói riêng để có thể định ra ph−ơng h−ớng (nhận rõ tình hình) ⎯ và bảo vệ mình ! ⎯ trong những mối quan hệ qua lại phức tạp của các giai cấp xã hội ở n−ớc Nga trong thời kỳ đổi mới sắp tới của n−ớc Nga, tức là thời kỳ lập hiến, tiếp sau sự tiêu vong không tránh khỏi về mặt kinh tế của thế lực phong kiến phản động" (tr. 18).
Đoạn này nói lên một cách chính xác tất cả tinh thần và tất cả t− t−ởng trong "c−ơng lĩnh" của La-rin và trong tất cả những bài viết của phái thủ tiêu đăng trên các tờ "Bình minh của chúng ta", "Phục h−ng", "Sự nghiệp cuộc sống", v.v., cho đến cả bài viết "hoàn toàn đủ" của L. Mác-tốp mà chúng ta đã phân tích. Đoạn này là chủ nghĩa cải l−ơng thuần tuý nhất và đầy đủ nhất. Bây giờ chúng ta không thể dừng lại ở đoạn này; ở đây chúng ta không thể phân tích nó một cách tỉ mỉ, nh− nó đáng đ−ợc phân tích. Cho nên chúng ta chỉ đ−a ra một nhận xét nhỏ. Những ng−ời dân chủ - lập hiến cánh tả, những ng−ời xã hội chủ nghĩa ngoài đảng, những ng−ời dân chủ tiểu t− sản (nh− loại "xã hội chủ nghĩa nhân dân" 94) và bọn cải l−ơng chủ nghĩa trong số những ng−ời muốn là ng−ời
mác-xít, ⎯ tất cả đều tuyên truyền cho công nhân cái c−ơng lĩnh nh− sau: hãy tập hợp lực l−ợng lại, hãy tự bồi d−ỡng, tự huấn luyện, hãy bảo vệ lợi ích của mình cốt sao để bảo vệ mình trong thời kỳ đổi mới, tức là thời kỳ lập hiến sắp đến. C−ơng lĩnh nh−
thế rút ngắn, thu hẹp, cắt xén những nhiệm vụ chính trị của giai cấp công nhân trong những năm 1908 - 1911 ngang mức mà "phái kinh tế" đã cắt xén các nhiệm vụ đó trong những năm 1896 - 1901 "Phái kinh tế" cũ đã lừa dối mình và ng−ời khác, thích dẫn chứng n−ớc Bỉ (những tác phẩm xuất sắc của đơ Man và Brúc-ke gần đây đã giải thích −u thế của chủ nghĩa cải l−ơng ở Bỉ; chúng ta sẽ trở lại những tác phẩm này); còn phái kinh tế mới, nghĩa là phái thủ tiêu, thì thích dẫn chứng n−ớc áo năm 1867 giành đ−ợc hiến pháp một cách hoà bình. Cả "phái kinh tế" cũ lẫn phái thủ tiêu ở n−ớc ta đều chọn những ví dụ, những tr−ờng hợp, những sự kiện nh− thế trong lịch sử phong trào công nhân và phong trào dân chủ ở châu Âu, khi mà công nhân vì những lý do này hay lý do khác nên hãy còn yếu, thiếu giác ngộ, phụ thuộc vào giai cấp t− sản, ⎯ và đ−a ra những ví dụ t−ơng tự làm mẫu cho n−ớc Nga. Cả "phái kinh tế" lẫn phái thủ tiêu đều là những kẻ truyền ảnh h−ởng t− sản vào giai cấp vô sản.
"T− t−ởng ", số 4, tháng Ba 1911 Ký tên: V, I - lin
Theo đúng bản đăng trên tạp chí "T− t−ởng"