V I Lê-nin Những bài bút chiến ngắn

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 20 phần 4 pps (Trang 29 - 30)

nói trên, nhóm này đã xuất bản hơn 20 số các tạp chí của họ ("Bình minh của chúng ta", "Phục h−ng", "Đời sống", "Sự nghiệp cuộc sống"), đó là ch−a kể đến những sách lẻ, những cuốn sách nhỏ, những bài báo trong các tạp chí và báo không mang tính chất đặc biệt thủ tiêu chủ nghĩa. Thử hỏi làm sao có thể có tình hình là những tác giả tích cực hoạt động trên tr−ờng chính luận nh−

thế và nói một cách khẳng định nh− thế về sự cần thiết phải "kiên quyết đoạn tuyệt với cái cũ" và "b−ớc vào thời kỳ hoạt động chính trị thực sự công khai", mà mãi đến nay, bản thân họ, nhóm của họ, vẫn không dám, không đủ can đảm để "kiên quyết đoạn tuyệt" với "cái cũ" và "b−ớc vào thời kỳ hoạt động chính trị thật sự công khai", với một c−ơng lĩnh, c−ơng lĩnh hành động, sách l−ợc "kiên quyết đoạn tuyệt" với "môi tr−ờng có tác dụng mê hoặc"??

Đó là tấn hài kịch gì vậy? Đó là một sự giả dối gì vậy? Nói về việc "khôi phục lực l−ợng chính trị", đồng thời đập tan "môi tr−ờng có tác dụng mê hoặc", yêu cầu đoạn tuyệt với cái cũ, tuyên truyền "hoạt động chính trị thực sự công khai" ⎯ nh−ng đồng

thời lại không đ−a ra một c−ơng lĩnh nào, một c−ơng lĩnh hành động nào, một sách l−ợc nào, một tổ chức nào để thay thế cho cái cũ ấy! Vì sao những ng−ời theo phái hợp pháp muốn thành những ng−ời mác-xít ở n−ớc ta lại không có ngay cả một thái độ chính trị thành thực nh− các ngài Pê-sê-khô-nốp và những nhà chính luận khác của báo "Của cải n−ớc Nga" 95, là những ng−ời tr−ớc đó rất lâu (từ năm 1905 - 1906) đã bàn về vấn đề môi tr−ờng có tác dụng mê hoặc và về sự cần thiết phải "b−ớc vào thời kỳ hoạt động chính trị thực sự công khai", là những ng−ời đã làm đúng nh− lời họ nói, đã thực sự "kiên quyết đoạn tuyệt với cái cũ", thực sự đ−a ra một c−ơng lĩnh, một c−ơng lĩnh hành động, một sách l−ợc, một tổ chức "công khai"?

Thái độ thành thực về chính trị là kết quả của sức mạnh, thái độ giả dối về chính trị là kết quả của sự yếu hèn. Các ngài Pê-sê-khô-nốp và đồng bọn là những kẻ mạnh trong phái dân túy, cho nên hoạt động thực sự "công khai". Các ngài B. Bô-gđa-nốp, Lê-vi-txơ-ki, Pô-tơ-rê-xốp và đồng bọn là những kẻ yếu trong số

những ng−ời mác-xít, trên mỗi b−ớc đi họ đều vấp phải sự phản kháng của những công nhân giác ngộ, cho nên bọn họ giả dối, lẩn tránh, không dám công khai đ−a ra một c−ơng lĩnh và một sách l−ợc "hoạt động chính trị thực sự công khai".

Các ngài Pê-sê-khô-nốp và đồng bọn là những kẻ mạnh trong phái dân túy, đến mức họ chở món hàng của họ d−ới lá cờ của chính họ. Các ngài B. Bô-gđa-nốp, Lê-vi-txơ-ki, Pô-tơ-rê-xốp, Mác-tốp là những kẻ yếu trong số những ng−ời mác-xít, đến mức họ buộc phải chở món hàng của mình d−ới lá cờ của kẻ khác. Trong tạp chí của giới trí thức ("Bình minh của chúng ta"), họ cố tỏ ra can đảm và la lên: chấm dứt "chế độ đẳng cấp", "kiên quyết đoạn tuyệt với cái cũ", "b−ớc vào thời kỳ hoạt động chính trị thực sự công khai". Còn tr−ớc mặt công nhân thì phái thủ tiêu ở n−ớc ta hành động theo ph−ơng ngôn: "miệng hùm gan sứa". Các tay hảo hán của chúng ta, trong khi nhiệt liệt sùng bái "hoạt động chính trị công khai", thì tr−ớc mặt công nhân, họ lại hoạt động chính là không công khai, không đề xuất một c−ơng lĩnh, sách l−ợc, tổ chức công khai nào. Do đó, chúng ta thấy sự ngoại giao khôn ngoan của ngài B. Bô-gđa-nốp trong khi "tổng kết" đại hội thủ công nghiệp, đã khuyên "không nên c−ỡng thúc" phong trào theo h−ớng hoạt động chính trị thực sự công khai, không nên "làm cho phong trào đó hình thành quá sớm". Hình nh− ngài B. Bô-gđa-nốp đã thử trình bày tr−ớc công nhân những kế hoạch thủ tiêu chủ nghĩa của mình, nh−ng kết quả là chơi lửa bỏng tay. Nhà trí thức đang phản bội này vấp phải sự phản kháng của công nhân, những ng−ời mà ngay trong những sai lầm của mình cũng hành động một cách thẳng thắn hơn, đòi hỏi một câu trả lời thẳng thắn ("đoạn tuyệt với cái cũ à? vậy thì cứ công khai và thành thực đề ra cái mới của các anh đi!"). Và ngài B. Bô-gđa-nốp, nh− con cáo trong bài ngụ ngôn của Cr−-lốp, tự an ủi mình: nho còn xanh quá! không nên làm cho cái mới hình thành quá sớm ⎯ đoạn

tuyệt với cái cũ, nh−ng đoạn tuyệt nh− thế nào để có thể vẫn phất lá cờ cũ rích này trong công nhân, ⎯ còn cái mới thì chớ vội đề ra.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 20 phần 4 pps (Trang 29 - 30)