CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Thu thập thông tin
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả thu thập thông tin bằng hai nguồn chính: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
2.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài. Trong quá trình nghiên cứu tac giả tiến hành nghiên cứu các số liệu sơ cấp bao gồm các văn bản hƣớng dẫn liên quan tới công tác quản lý tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội. Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành thu thập thông tin thứ cấp qua các giáo trình tài liệu và qua các bài báo, các tạp chí.
Ngoài ra, tác giả còn tiến hành thu thập các thông tin thứ cấp liên quan tới công tác quản lý tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng ở các nội dung lập kế hoạch quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra kiểm soát. Đồng thời các nội dung thể hiện tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng. Qua đó thấy đƣợc toàn bộ bức tranh về công tác quản lý tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng..
2.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp đƣợc tác giả tiến hành thu thập bằng các phát phiếu điều tra. Để tiến hành nghiên cứu luận văn, tác giả tiến hành điều tra khảo sát đối tƣợng khảo sát ở đây là các cán bộ làm việc tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng. Nội dung của khảo sát tập trung vào 3 vấn đề chính
Tác giả tiến hành điều tra thông tin sơ cấp bao gồm các thông tin liên quan tới công tác quản lý tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng, các nội dung liên quan bao gồm công tác lập kế hoạch, công tác tổ chức thực hiện và công tác kiểm tra kiểm soát. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu phỏng vấn ý kiến của các cán bộ tại ngân hàng CSXH tỉnh Hải Dƣơng bao gồm 56 cán bộ. Tác giả tập trung vào các nội dung của quản lý tín dụng để tiến hành khảo sát và điều tra cán bộ. Trƣớc khi khảo sát chính thức, tác giả xây dựng bảng hỏi dựng sẵn đi phỏng vấn thử một vài cán bộ để tham khảo ý kiến đánh giá của cán bộ về các nội dung câu hỏi khó hiểu, các câu hỏi đa ý nghĩa. Sau khi tham khảo ý kiến của một vài cán bộ tác giả tiến hành hiệu chỉnh bảng hỏi và phỏng vấn chính thức.
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin
Phƣơng pháp tổng hợp hợp thông tin là phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp thống kê mô tả : đƣợc sử dụng để thống kê lại các kết quả phỏng vấn của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn sẽ liên quan tới các nội dung trong công tác quản lý tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng. Trong luận văn này, giá trị điểm trung bình thể hiện đánh giá của đối tƣợng khảo sát đối với các vấn đề đƣợc hỏi sử dụng thang đo liker 05 mức độ. Ngoài ra, việc đánh giá cho thấy kết quả chủ yếu nằm trong các nhận định ở mức 2,3,4. Do đó, để tiện cho việc nhận định về mức điểm của các nhận đinh, học viên phân chia các mức điểm đánh giá nhƣ sau:
+ Mức dƣới 2.00: Mức rất yếu + Mức từ 2.00-3.00: Mức yếu + Mức từ 3.00-3.50: Mức trung bình + Mức từ 3.50-3.75: Mức trung bình khá + Mức từ 3.75-4.00: Mức khá + Mức từ 4.00-5.00: Mức tốt - Phương pháp so sánh
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau.
Sử dụng phƣơng pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối, so sánh liên hoàn với mục đích so sánh sự thay đổi của các nội dung thể hiện công tác quản lý tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng.
- Phương pháp khảo sát, lấy ý kiến của cán bộ, nhân viện: Để có cái nhìn tổng quát hơn trong khi tiến hành nghiên cứu thực tế, tác giả tiến hành phỏng vấn, khảo sát các cán bộ lãnh đạo, nhân viên trực tiếp làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội Hải Dƣơng. Từ các đánh giá tại các phiếu khảo sát, tác giả phân tích các mức điểm đánh giá và kết luận sơ bộ về thực trạng công tác quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng CSXH tỉnh Hải Dƣơng.