Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hải dương (Trang 40)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu tác giả nghiên cứu nhóm các chỉ tiêu nghiên cứu sau:

2.3.1 Hiệu quả đối với ngân hàng

Thứ hai, chất lƣợng cho vay - Tỷ lệ nợ quá hạn

- Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích

Thứ ba, về mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của đối tƣợng thuộc diện chính sách.

2.3.2 Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội

Thứ nhất, tỷ lệ đối tƣợng hộ nghèo và các đối tƣợng thuộc diện chính sách đƣợc vay vốn.

Thứ hai, đối tƣợng lao động thuộc diện chính sách có việc làm.

Thứ ba, tỷ lệ ngƣời ngƣời sau cai nghiện có việc làm ổn định và không tái nghiện.

CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HẢI DƢƠNG 3.1. Khái quát về NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng và những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh

3.1.1. Khái quát về Ngân hàng CSXH tỉnh Hải Dƣơng

Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng (gọi tắt là chi nhánh) trực thuộc NHCSXH, đƣợc thành lập theo quyết định số 20/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH và khai trƣơng đi vào hoạt đồng từ ngày 30/05/2003. Đến nay Chi nhánh đã có bộ máy tổ chức ổn định với Trụ sở chính tại thành phố Hải Dƣơng, Điều hành chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố là Giám đốc chi nhánh, giúp việc giám đốc là các Phó giám đốc và các trƣởng phòng, chức năng, chuyên môn.

Hiện nay trong toàn hệ thống NHCSXH có 63 chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố đặt trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố trong phạm vi toàn quốc. Mỗi chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố có 5 phòng: Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, Kế toán - Ngân quỹ, Hành chính Tổ chức, Kiểm tra Kiểm toán nội bộ- tin học với số cán bộ định biên từ 25 - 30 ngƣời. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách trong quan hệ giao dịch với ngân hàng chi nhánh đã tổ chức 265 điểm giao dịch lƣu động cấp xã. Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh và huyện đƣợc thành lập cùng lúc với việc khai trƣơng đi vào hoạt động của Chi nhánh. Đến nay Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và cấp huyện đã tổ chức họp theo định kỳ, có chƣơng trình làm việc, kiểm tra chỉ đạo hoạt động của Chi nhánh trong thực hiện các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi.

Hiện nay chi nhánh đang thực hiện các chƣơng trình tín dungjwu đãi nhƣ: cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động, chp vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn,…Mỗi chƣơng trình cho vay có đối tƣợng cho vay, quy trình cho vay khác nhau tuân theo quy định của NHCSXH trung ƣơng.

3.1.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng

3.1.2.1. Nhóm nhân tố khách quan

- Môi trường pháp lý

Nhìn chung, hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng tƣơng đối đồng bộ và hoàn thiện. Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh tuân thủ chặt chẽ các chính sách do ngân hàng đề ra. Tuy nhiên, mặc dù những năm gần đâu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hải Dƣơng theo hƣớng CNH-HĐH diễn ra mạnh mẽ song trên địa bàn tỉnh nhân dân canh tác nông nghiệp, hoạt động thuần nông vẫn còn chiếm tỷ trọng nhiều. Ngƣời dân ở những vùng nông thôn, kinh tế ít phát triển trên địa bàn tỉnh có nhận thức chung về pháp luật còn rất thấp và hạn chế vì vậy việc chấp hành các chính sách pháp luật nói chung và chính sách tín dụng nói riêng của NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh chƣa thật sự tốt, từ đây đã ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng

- Môi trường kinh tế

Những năm gần đây, chính sách của nhà nƣớc áp dụng đối với kinh tế của tỉnh theo chủ trƣơng ƣu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp, hƣớng tới chuyển dịch kinh tế theo xu hƣớng CNH – HĐH. Với chủ trƣơng này, rất nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài tại các khu công nghiệp của tỉnh đƣợc chính quyền tỉnh Hải Dƣơng áp dụng và hệ quả của những chính sách này là các khu công nghiệp trên địa tỉnh phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển. Môi trƣờng kinh tế thuận lợi, các doanh nghiệp tỉnh Hải Dƣơng có nhu cầu sử dụng nhiều vốn hơn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và tín dụng ngân hàng phát triển là điều tất yếu, từ đây ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng

3.1.2.2. Nhân tố chủ quan

Hiện nay, tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng các thiết bị công nghệ kỹ thuật, cơ sở vật chất đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ và đồng bộ. Sự trang bị đầy đủ những thiết bị công nghệ kỹ thuật này của ngân hàng đã có những ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng quản lý hoạt động tín dụng NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng thông qua các khía cạnh tốc độ thu thập thông tin các khách hàng trên địa bàn bàn tỉnh, độ tin cậy tính chính xác của xử lý thông tin xét duyệt tín dụng, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách quản lý hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn.

- Chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự của ngân hàng

Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiều lĩnh vực song nhân tố con ngƣời vẫn luôn giữ vai trò quyết định và đối với công tác quản lý hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng cũng vậy.

Nhìn chung, chất lƣợng của đội ngũ nhân sự tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng tƣơng đối tốt, cán bộ nhân viên ngân hàng không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn có cả lƣơng tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động. Những yếu tố này đã tạo một sự quan tâm gần gũi hơn với các khách hàng của ngân hàng. NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng đã thực sự trở thành ngƣời bạn gần gũi đối với khách hàng và từ đây khách hàng của NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng đã thực sự giữ chữ “tín” với NH. Từ đây đã tạo ra những ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả quản lý tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng

3.2 Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại NHCSXH Hải Dƣơng giai đoạn 2012 – 2014 và kết quả khảo sát đội ngũ cán bộ tại ngân giai đoạn 2012 – 2014 và kết quả khảo sát đội ngũ cán bộ tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hải Dƣơng

3.2.1 Quản lý xây dựng các chỉ tiêu nguồn vốn và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu chỉ tiêu

3.2.1.1 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng

Mục tiêu của việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng ở NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng là để xác định chính xác nhu cầu vốn của các đối tƣợng thụ hƣờng từ đó tìm cách khai thác mọi nguồn lực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu này. Hơn nữa xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng còn để cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo việc tăng trƣởng dƣ nợ và tiết kiệm các chi phí.

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng đƣợc thực hiện nhƣ bảng dƣới đây:

Bảng 3.1 : Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng tỉnh Hải Dƣơng

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng

Nguồn vốn trung ƣơng Nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phƣơng

Căn cứ - Chủ trƣơng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các chƣơng trình mục tiêu quốc gia có liên quan; các chƣơng trình tín dụng chỉ định của Chính phủ;

- Chiến lƣợc phát triển NHCSXH đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt:

+ 100% hộ nghèo và đối tƣợng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều đƣợc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

+ Dƣ nợ tăng trƣởng bình quân hàng năm khoảng 10%.

+ Nhu cầu vốn thực tế của các đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng tín dụng chính sách;

+ Kết quả thực hiện kế hoạch tín dụng trong năm trƣớc liền kề và ƣớc năm thực hiện

Quy chế về nguồn vốn ủy thác (Biểu số 03/NHCS-KH) hoặc hợp đồng ủy thác (Biểu số 04/NHCS-KH) đã ký với các Chủ đầu tƣ và dự kiến nguồn vốn ủy thác nhận trong năm kế hoạch.

Quy trình thời gian

Bƣớc 1: Tại cấp huyện: Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện xác định KHTD tại thôn/ấp và tổng hợp theo biểu số 01/NHCS-KH (Nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách năm…). Cụ thể:

+ Cán bộ tín dụng đƣợc phân công theo dõi địa bàn xã tham mƣu cho UBND xã xác định nhu cầu vay vốn của các đối tƣợng thụ hƣởng tín dụng chính sách của xã đƣợc phân công theo dõi, chi tiết đến từng thôn.

+ Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách trên địa bàn, NHCSXH cấp huyện phối hợp với các phòng, ban liên quan của huyện xây dựng kế hoạch tín dụng của huyện theo biểu số 02/NHCS-KH (KHTD năm), trình Trƣởng Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH cấp huyện phê duyệt, gửi NHCSXH cấp tỉnh trƣớc ngày 10 tháng 7 hàng năm.

Bƣớc 2: Tại NHCSXH cấp tỉnh: Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch tín dụng từ cấp huyện, NHCSXH cấp tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây

NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phƣơng của đơn vị, đồng thời tổng hợp kế hoạch tín dụng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phƣơng của đơn vị và các đơn vị trực thuộc báo cáo NHCSXH cấp trên trƣớc ngày 25 tháng 7 hàng năm.

dựng kế hoạch tín dụng của chi nhánh theo biểu số 02/NHCS-KH (KHTD năm) kèm thuyết minh KHTD năm, trình Trƣởng Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh phê duyệt, gửi NHCSXH cấp Trung ƣơng trƣớc ngày 25 tháng 7 hàng năm.

Bƣớc 3: Tại NHCSXH cấp trung ƣơng: Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch tín dụng từ cấp tỉnh và vốn các chƣơng trình tín dụng, NHCSXH cấp trung ƣơng xây dựng kế hoạch tín dụng toàn hệ thống, bảo vệ kế hoạch tín dụng với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan. Hoàn thiện kế hoạch tín dụng, báo cáo HĐQT NHCSXH phê duyệt để trình Thủ tƣớng Chính phủ.

(Nguồn: Báo cáo KQHĐ&PHNV NHCSXH Hải Dương 2012-2014)

Qua bảng trên ta thấy NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng đã tiến hành thực hiện khá sát theo quy định của trung ƣơng về công tác xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tín dụng. Việc xây dựng kế hoạch tín dụng đƣợc thực hiện từ cấp cơ sở (thôn, ấp), có sự tham gia vào cuộc của chính quyền các cấp, đảm bảo khách quan, cơ bản phản ánh nhu cầu vốn thực tế của các đối tƣợng chính sách.Tuy nhiên, vẫn còn một vài vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhƣ việc xác định nhu cầu vốn từ cơ sở chƣa đảm bảo tính chính xác do chƣa bám sát vào nhu cầu vốn để phát triển kinh tế xã hội của từng địa bàn, hơn thế ngƣời dân liệt kê nhu cầu thiếu tính thực tế thiếu cơ sở khoa học mà chủ yếu mang tính thống kê và tính toán theo số lƣợng đối tƣợng và nhân với bình quân khoản vay. Điều này dẫn đến vấn đề là nhu cầu vốn nhận đƣợc từ địa phƣơng thƣờng lớn hơn rất nhiều so với khả năng đáp ứng của NHCSXH.

3.2.1.2. Giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng

Bảng 3.2: Giao chỉ tiêu kế hoạch tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn

Trung ƣơng

Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn nhận uỷ thác tại địa phƣơng

Căn cứ

Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn Trung ƣơng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ và các cơ quan quản lý chƣơng trình tín dụng chính sách thông báo, trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng quản trị NHCSXH

Quy chế về nguồn vốn ủy thác hoặc hợp đồng ủy thác đã ký với Chủ đầu tƣ

Quy trình

Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh báo cáo và tham mƣu cho Trƣởng Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đến NHCSXH cấp huyện,

Cấp huyện giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho cấp xã trên địa bàn sau đó cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn xã tham mƣu cho UBND cấp xã giao vốn cho từng thôn

Giám đốc NHCSXH nơi ký nhận vốn uỷ thác phân bổ, quản lý và kiểm soát thực hiện theo căn cứ trên.

(Nguồn: Báo cáo KQHĐ&PHNV NHCSXH Hải Dương 2012-2014)

- Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn Trung ương

Việc giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn những năm qua tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng đã đƣợc thực hiện nghiêm túc theo quy định của NHCSXH nhà nƣớc. Tuy nhiên, từng khâu trong nội dung thực hiện lại chƣa đƣợc thực hiện sát sao và chi tiết dẫn đến vấn đề là nhu cầu vốn thực tế tại địa phƣơng và chỉ tiêu đƣợc giao còn chênh lệch khá lớn. Tình trạng là một vài năm qua nhu cầu vốn trong dân thƣờng rất lớn tuy nhiên chỉ tiêu cấp trên giao thì hạn chế hơn khá nhiều. Nguyên nhân là do công tác khảo sát nhu cầu vốn tại địa phƣơng chƣa bám sát vào thực tế nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Thiết nghĩ Ban lãnh đạo NHCSXH tỉnh cần đi sâu vào tƣng bƣớc trong công tác tại địa phƣơng để có thể tìm ra lỗ hổng và có biện pháp hiệu quả để việc giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn đƣợc thực sự hiệu quả.

- Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương

Đối cới chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn địa phƣơng thì cơ chế cho vay và đối tƣợng đầu tƣ thƣờng đƣợc ƣu tiên định hƣớng cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng. Những năm qua NHCSXH thực hiện khá tốt công tác giao chỉ tiêu. Tuy nhiên, cũng còn bất cập đó là địa bàn đƣợc giao chỉ tiêu cho vay nguồn vốn này thƣờng là vùng có khó khăn nhƣ vừa bị thu hồi đất nông nghiệp, nông dân mất việc

làm do không cóđất trồng để canh tác, sản xuất. Do những địa phƣơng này đang rất thiếu hụt trọng đội ngũ quản lý vì vậy việc giao chỉ tiêu về đây đƣợc thực hiện rất kém hiệu quả và khó khăn trong công tác quản lý. Việc giao chỉ tiêu đôi khi còn mang tính cảm tính, tƣơng đối chƣa thực sự bám sát vào tình hình và nhu cầu thực tế tại địa phƣơng.

3.2.1.3 Quản lý và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu

Công tác quản lý và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu tại NHCSXH tỉnh Hải Dƣơng đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Đối với chỉ tiêu kế hoạch tín dụng nguồn vốn trung ương

+ Nguồn vốn

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn đƣợc NHCSXH cấp trên giao, Sở giao dịch, NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện chủ động tìm các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn hàng năm. Trƣờng hợp NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện có thể huy động vốn vƣợt số kế hoạch đã đƣợc NHCSXH cấp trên giao đối với từng chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn cụ thể thì đơn vị phải lập tờ trình báo cáo NHCSXH cấp trên để điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch. Trong khi chờ ý kiến phê duyệt điều chỉnh kế hoạch, NHCSXH cấp tỉnh, Phòng giao dịch đƣợc phép huy động vƣợt tối đa không quá 10% kế hoạch huy động vốn đã đƣợc thông báo trong thời gian tối đa là 15 ngày. Về lãi suất huy động, giao Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh quyết định nhƣng không đƣợc vƣợt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hải dương (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)