2.1.1 .Các định nghĩa về ODA
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý vốn ODA
2.3.1. Về yếu tố khách quan
Trước hết, phải kể đến yếu tố quốc tế. Đó là Nhà tài trợ vốn quốc tế.
Các yếu tố nhƣ tăng trƣởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp hay những thay đổi chính trị trên thế giới, nhất là tại các nƣớc cam kết tài trợ vốn ODA có ảnh hƣởng lớn đến các hoạt động hỗ trợ phát triển cho các quốc gia khác. Chẳng hạn đối với các quốc gia cung cấp ODA, do nền kinh tế gặp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp tăng hay thay đổi về thể chế…có thể làm cho mức cam kết ODA hàng năm của quốc gia này thay đổi theo hƣớng có thể giữ nguyên, có thể tăng hay giảm, thậm chí dừng lại. Điều đó ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện chƣơng trình, dự án, nhất là khi mức cam kết không còn nhƣ lúc đàm phán ban đầu. Ngoài ra, có thể do sự thay đổi về thể chế chính trị ở quốc gia tài trợ, từ đó dẫn đến việc thay đổi các quy định, thủ tục giải ngân... cũng làm ảnh hƣởng đến hiệu quả thực hiện dự án tại quốc gia nhận viện trợ. Mặt khác, các cam kết quốc tế đƣợc quy định trong các chƣơng trình, dự án đã ký chính là cơ sở pháp lý không thể thay đổi, buộc các chủ thể quản lý vốn ODA phải tuân thủ nghiêm ngặt; bởi một sự vi phạm không chỉ làm chậm tiến độ giải ngân của chƣơng trình, dự án, mà còn đem lại những hệ lụy khó lƣờng, tạo cơ hội cho bên ngoài có thể can thiệp sâu vào công việc nội bộ nƣớc nhận ODA, nhiều khi ngoài phạm vi chƣơng trình, dự án, nhƣ: vấn đề dân chủ, nhân quyền. Hơn nữa, mỗi Nhà tài trợ lại có chính sách và thủ tục
riêng, đòi hỏi các quốc gia tiếp nhận viện trợ phải tuân thủ khi thực hiện các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn ODA của họ. Các thủ tục này khác nhau cơ bản ở một số lĩnh vực, nhƣ: xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, các thủ tục về đấu thầu, các thủ tục về giải ngân, các định mức, thủ tục rút vốn hay chế độ báo cáo định kỳ… Tiến độ các chƣơng trình, dự án thƣờng bị đình trệ, kéo dài hơn so với dự kiến, giảm hiệu quả đầu tƣ thƣờng do những quy định này. Vì vậy, việc hiểu biết và thực hiện đúng các chủ trƣơng hƣớng dẫn và quy định của từng Nhà tài trợ là một điều vô cùng cần thiết đối với các quốc gia tiếp nhận viện trợ.
Thứ hai, là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc. Đây là
hệ thống văn bản đã đƣợc cơ quan lập pháp, các cơ quan nhà nƣớc xây dựng công phu, để điều tiết trong thời gian dài, đối với nhiều lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA, nhƣ: Luật Đầu tƣ, Luật Ngân sách Nhà nƣớc, v.v. Do đó, các cơ quan chủ quản, các chủ chƣơng trình, dự án không thể tùy tiện thay đổi hay không tuân thủ các quy định có tính quy phạm pháp luật đó của Nhà nƣớc trong quá trình quản lý. Việc xây dựng các văn bản có tính pháp lý để quản lý các chƣơng trình, dự án vốn ODA cụ thể ở các bộ, ngành, địa phƣơng cụ thể phải nhất thiết trên cơ sở chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc, có tính đến yếu tố đặc thù của ngành mình, địa phƣơng mình, nhƣng không đƣợc đi ngƣợc lại các quy định của pháp luật nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong thực tế, việc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong nƣớc có khi chƣa đầy đủ, đồng bộ, còn những khác biệt với thông lệ quốc tế cũng gây ra những khó khăn trong quá trình quản lý vốn ODA, đòi hỏi các chủ thể quản lý phải rất thận trọng. Do vậy, đây cũng là một yếu tố khách quan ảnh hƣởng tới quản lý nguồn vốn ODA cần tính đến.