Tiếp tục nâng cao nhận thức về bản chất và vai trò của ODA cho mọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA ở bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 74 - 99)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1.Tiếp tục nâng cao nhận thức về bản chất và vai trò của ODA cho mọ

cán bộ, nhân viên trong Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội

Một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nguồn vốn ODA trong các chƣơng trình, dự án trên phạm vi cả nƣớc, cũng nhƣ tại Bộ LĐTB&XH là nhận thức của cán bộ, nhân viên tham gia các công đoạn của quy trình quản lý nguồn vốn này. Có nhận thức đúng bản chất và vai trò của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung, tại từng ngành hay

địa phƣơng nói riêng, ngƣời tham gia công tác quản lý mới đem hết nhiệt tình, trách nhiệm và năng lực để chắt chiu, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả từng đồng vốn từ nguồn ODA đem lại. Tình hình sẽ ngƣợc lại, khi các chủ thể quản lý nguồn vốn có nhận thức không đúng. Thực trạng quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA tại Bộ LĐTB&XH thời gian qua cũng chứng minh rõ điều đó. Bên cạnh đa số cán bộ, nhân viên tham gia quy trình quản lý nguồn vốn này, nhất là tại các cơ quan chức năng thuộc Bộ, có nhận thức đúng, thì còn một bộ phận không nhỏ những ngƣời có liên quan đến quy trình quản lý, sử dụng vốn ODA, còn có nhận thức chƣa đầy đủ về tính chất hai mặt của nguồn vốn này. Nhiều ngƣời còn cho rằng đây là nguồn vốn viện trợ - cho không. Số khác lại chủ quan coi đây là vốn vay ƣu đãi, lãi suất thấp, thời gian ân hạn dài, nên thời gian qua đi, nƣớc cho vay cũng sẽ xóa nợ nhƣ họ vẫn làm đối với các nƣớc chậm phát triển trên thế giới. Nhận thức sai lầm đó dẫn đến những hạn chế không đáng có, kể cả làm nảy sinh các hiện tƣợng tiêu cực trong quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn này tại Bộ LĐTB&XH thời gian qua. Do đó, việc tiếp tục nâng cao nhận thức của mọi cán bộ, nhân viên – những ngƣời tham gia quy trình quản lý nguồn vốn này về bản chất và vai trò của nguồn vốn ODA là rất cần thiết.

Để tiếp tục nâng cao nhận thức về bản chất, vai trò của nguồn vốn ODA tại các chƣơng trình, dự án ở Bộ, cần làm tốt một số biện pháp chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà

nƣớc ta về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, quan hệ giữa yếu tố nội lực với yếu tố ngoại lực, trong đó sức mạnh bên trong – yếu tố nội lực giữ vai trò quyết định, cho tất cả mọi cán bộ, nhân viên công tác trong Bộ LĐTB&XH, nhất là những ngƣời trực tiếp tham gia quản lý và sử dụng vốn ODA.

Cần làm cho mọi cán bộ, nhân viên trong Bộ, từ lãnh đạo Bộ đến các nhân viên trong Bộ thấu suốt việc thu hút, quản lý, sử dụng vốn ODA ở Bộ

LĐTB&XH là sự hiện thực hóa quan điểm phát huy ý chí tự lực tự cƣờng với tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó sức mạnh nội lực biểu hiện cụ thể ở khả năng tiếp nhận vốn ODA (có nguồn vốn đối ứng kịp thời, có năng lực giải ngân tốt, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA) mới là yếu tố quyết định. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức dân tộc trong việc quản lý, sử dụng vốn ODA sao cho hiệu quả cao nhất.

Hai là, cần tăng cƣờng công tác giáo dục, tuyên truyền về bản chất và

vai trò của nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH cho tất cả cán bộ nhân viên trong Bộ.

Cần làm cho mọi ngƣời hiểu sâu sắc hơn bản chất nguồn vốn ODA là một phần vốn thuộc ngân sách nhà nƣớc, trong đó phần lớn là vốn đi vay với xu hƣớng mức lãi suất vay ƣu đãi giảm dần khi nƣớc ta đã ra khỏi tình trạng nƣớc kém phát triển. Bên cạnh đó, cần làm cho mọi ngƣời hiểu rõ hơn đặc điểm nguồn vốn ODA ở Bộ không chỉ là tỷ trọng vốn vay cao hơn vốn viện trợ không hoàn lại, mà quan trọng hơn là ở các lĩnh vực kêu gọi thu hút vốn ODA thƣờng có tính nhạy cảm về chính trị cao. Theo đó, mọi sự sao nhãng, lơi lỏng trong quản lý, để nảy sinh các hiện tƣợng tiêu cực, tham nhũng... không chỉ sẽ để lại gánh nặng nợ nần cho con cháu phải trả sau này; mà quan trọng hơn là tạo ra cơ hội để các thế lực thù địch có thể lợi dụng can thiệp vào công việc nội bộ nƣớc ta.

Ba là, tăng cƣờng công tác truyền thông về vai trò và bản chất của

nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH với nhiều hình thức đa dạng: bài giảng, chuyên đề tại các lớp học bồi dƣỡng cán bộ tham gia dự án ODA; thông qua các diễn đàn hội thảo khoa học; thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình, tờ rơi...; thông qua các kỳ thi tuyển chọn cán bộ, nhân viên tham gia dự án ODA; thông qua các hình thức sinh hoạt của các tổ chức: đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ; v.v.

Theo đó, mỗi khi mở một dự án ODA mới, các cán bộ tham gia dự án, nhất là ngƣời đứng đầu các dự án, đứng đầu các Ban QLDA, nhất thiết phải qua một khóa học ngắn hạn để đƣợc quán triệt, giáo dục về bản chất, vai trò của nguồn vốn ODA cùng các nghị định, thông tƣ của Chính phủ, quy chế, quy định của Bộ về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Trong các đợt tuyển chọn cán bộ tham gia quản lý dự án, nhất là tuyển chọn Trƣởng Ban QLDA, cần chú trọng kiểm tra nhận thức của các ứng viên về bản chất, vai trò, đặc điểm nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH. Trong các đợt sinh hoạt của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở các cơ quan thuộc Bộ và ở các dự án, cần lồng ghép việc quán triệt các quan điểm của Đảng, của lãnh đạo Bộ về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA; đồng thời, chú trọng kiểm điểm nhận thức, ý thức của mọi cán bộ, nhân viên về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA ở Bộ. Trên cơ sở đó, đảm bảo cho cán bộ các cấp, từ cấp đàm phán và ký kết các dự án ODA đến cấp trực tiếp sử dụng vốn ODA ở Bộ luôn đề cao ý thức tự tôn dân tộc trong việc thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình, quản lý và sử dụng có hiệu quả các chƣơng trình, dự án ODA ở Bộ LĐTB&XH.

5.2. Nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kịp thời kiện toàn nhân sự các ban quản lý dự án ODA

Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu quyết định. Lời căn dặn đó của lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam cho công tác cán bộ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực. Theo đó, phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ của cán bộ quản lý chƣơng trình, dự án ODA, nhất là của ngƣời đứng đầu các chƣơng trình, dự án, các Ban QLDA có thể đƣợc xem là nhân tố quyết định hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA. Trong khi đó, phân tích thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại các chƣơng trình, dự án ở Bộ LĐTB&XH thời gian qua cho thấy: trình độ quản lý của giám đốc nhiều dự án còn hạn chế, nhất là các dự án do địa

phƣơng thực hiện. Một số giám đốc không có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đƣợc giao phó, hoặc có kinh nghiệm về chuyên môn nhƣng lại không có kinh nghiệm về quản lý tài chính; nhiều giám đốc đã cao tuổi, nên chậm thích ứng với những thay đổi về cơ chế quản lý cũng nhƣ yêu cầu của hội nhập quốc tế; cơ cấu thành phần nhân sự Ban QLDA của một số dự án chƣa đảm bảo về chất lƣợng, cồng kềnh về bộ máy, v.v. Vì thế, tiếp tục nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý; cùng với đó là kịp thời kiện toàn thành phần nhân sự các Ban QLDA về số lƣợng và chất lƣợng là rất cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế đã phân tích ở chƣơng 3 về thực trạng quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH.

Để nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý và kịp thời kiện toàn thành phần nhân sự các Ban QLDA ở Bộ LĐTB&XH thời gian tới, cần coi trọng các biện pháp cụ thể sau đây:

Một là, lãnh đạo Bộ cần kiên quyết chỉ đạo khắc phục hạn chế về việc

chƣa có kế hoạch, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm dự án ODA tại Bộ thời gian qua.

Theo đó, Bộ cần sớm có kế hoạch bổ sung việc bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý dự án đối với đội ngũ giám đốc các chƣơng trình, dự án đã mở và đang thực hiện; chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng để chuẩn bị nguồn nhân lực cho các chƣơng trình, dự án dự kiến mở, nhất là các chƣơng trình, dự án đang trong giai đoạn cuối của quá trình đàm phán. Hằng năm, Bộ cần có kế hoạch tổ chức các khóa bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao kiến thức cho các cán bộ quản lý từ lãnh đạo Bộ cho đến giám đốc các dự án, nhằm giúp đội ngũ này cập nhật những thông tin mới từ Chính phủ và các nhà tài trợ, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý và điều hành dự án.

Hai là, nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cần toàn diện, cả năng lực

lý các dự án ODA theo đúng nhƣ tinh thần của Đại hội XI về “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao” [27, tr. 143].

Việc bồi dƣỡng năng lực chuyên môn cần căn cứ cụ thể vào những năng lực nào còn thiếu của từng loại cán bộ theo chức trách, nhiệm vụ của họ, để tập trung bồi dƣỡng những kiến thức còn thiếu đó; trong đó, coi trọng việc bồi dƣỡng năng lực giải ngân, năng lực quản lý tài chính, những quy định của Chính phủ, của các nhà tài trợ cho giám đốc các chƣơng trình, dự án.

Đối với việc bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức, bên cạnh việc bồi dƣỡng ý thức công dân cho tất cả cán bộ, nhân viên trong thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn ODA, cần đặc biệt coi trọng khơi gợi ở họ ý thức dân tộc, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm chính trị của từng công dân, để mỗi cán bộ, nhân viên tham gia dự án luôn chủ động tự quản lý mình, tự “miễn dịch” trƣớc những cám dỗ của đồng tiền.

Ba là, nâng cao chất lƣợng việc bổ nhiệm cán bộ chủ trì các chƣơng

trình, dự án ODA.

Theo đó, các cán bộ này phải hội đủ phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn theo yêu cầu cụ thể của từng chƣơng trình, dự án. Dù là chƣơng trình, dự án do Bộ hay đối tác toàn quyền trong công tác tuyển chọn nhân sự, thì Giám đốc các dự án đều do Bộ bổ nhiệm. Vì vậy, khâu ra quyết định bổ nhiệm của Bộ là rất quan trọng, cần có sự thẩm định kỹ lƣỡng để lựa chọn đƣợc đúng cán bộ hội đủ các yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Trong thời gian tới, việc bổ nhiệm phải đƣợc xem xét công khai, minh bạch trên cơ sở cụ thể hóa yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, sự am hiểu pháp luật Việt Nam và quốc tế, cùng các quy định của nhà tài trợ, trình độ ngoại ngữ (hiện đang là một rào cản lớn nhất đối với các giám đốc dự án tại Bộ)…, tránh tình trạng việc bổ nhiệm dựa trên mối

quan hệ hay dựa trên nguyên tắc “sống lâu lên lão làng”. Trong những trƣờng hợp cần thiết đối với các dự án mà phía đối tác toàn quyền tuyển chọn nhân sự, khi thƣơng thảo hiệp định cam kết, cần lƣu ý quyền tham vấn của phía Việt Nam.

Bốn là, thƣờng xuyên bố trí đủ cán bộ về số lƣợng và có năng lực theo

yêu cầu của từng chƣơng trình, dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thực tế, năng lực của Chủ dự án thành phần và Ban QLDA các địa phƣơng rất hạn chế, thƣờng không bố trí đủ cán bộ theo yêu cầu. Cụ thể là, một số dự án không có cán bộ chuyên trách thực hiện dự án; trình độ tiếng Anh của cán bộ tham gia thực hiện dự án không đáp ứng đƣợc với yêu cầu công việc, trong khi tài liệu giao dịch với nhà thầu chủ yếu bằng tiếng Anh. Vì thế, ở các dự án thành phần, khi chuẩn bị tài liệu, Ban QLDA địa phƣơng thƣờng trình tài liệu chuẩn bị bằng Tiếng Việt, trong khi yêu cầu của dự án là tài liệu hoàn toàn phải thể hiện bằng Tiếng Anh. Điều đó làm ảnh hƣởng nhiều đến tiến độ nhà thầu thực hiện dịch vụ tƣ vấn, gây chậm trễ tiến độ chung của dự án. Đây là hạn chế cần sớm khắc phục trong thời gian tới. Để khắc phục, cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng thuộc Bộ, cụ thể là Vụ Tổ chức – Cán bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính.

Năm là, thƣờng xuyên rà soát, kịp thời kiện toàn nhân sự các Ban

QLDA theo hƣớng giảm số lƣợng, nâng cao chất lƣợng, nhất là đối với các dự án mà hoạt động của các Ban QLDA sử dụng vốn đối ứng của Việt Nam.

Thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết bộ máy Ban QLDA của các dự án rất cồng kềnh, thƣờng có số lƣợng thành viên từ 5 đến 14; trong đó, có nhiều dự án hoạt động bằng vốn đối ứng của Việt Nam. Chẳng hạn, nhƣ: Dự án “Lồng ghép bình đẳng giới trong pháp luật và chính sách hƣớng tới việc làm bền vững ở Việt Nam” gồm 7 thành viên: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 5 thành viên; Dự án “Nâng cao năng lực triển khai, đánh giá và kiểm tra thực

hiện Chiến lƣợc và Chƣơng trình quốc gia về Bình đẳng giới” có 8 thành viên: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, 5 thành viên; Dự án “Hỗ trợ Bộ LĐTB&XH giải quyết một số vấn đề sức khỏe và xã hội trong các nhóm dân cƣ dễ bị tổn thƣơng” gồm 14 thành viên: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc, 10 thành viên; Dự án “Tình hình di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO” có 9 thành viên: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 7 thành viên.

Nhiệm vụ chính của các Ban QLDA là tổ chức quản lý, thực hiện dự án đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ theo quy định và tổng hợp, đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án, định kỳ và đột xuất báo cáo Bộ, các cơ quan liên quan về tiến độ và kết quả thực hiện của dự án. Tuy nhiên, theo báo cáo của Vụ Kế hoạch – Tài chính / Bộ LĐTB&XH vào tháng 10 năm 2013, thì phần lớn các Ban QLDA hiện nay chƣa thực hiện đƣợc đầy đủ các nhiệm vụ đề ra; nhiều dự án không báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình tiến độ thực hiện theo quy định [40]. Một trong các nguyên nhân hạn chế đó, có nguyên nhân từ sự cồng kềnh của bộ máy với nhiều phó giám đốc (có nơi 3), nhiều nhân viên (có nơi 10), nên chồng chéo về nhiệm vụ; chất lƣợng chuyên môn (chuyên ngành, ngoại ngữ) của các thành viên Ban QLDA chƣa đáp ứng yêu cầu. Vì thế, theo kinh nghiệm từ thực tế, số lƣợng nhân sự của Ban QLDA các dự án nên ở mức 4 – 5 ngƣời với cơ cấu và chất lƣợng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ đúng với yêu cầu của từng dự án là phù hợp nhất.

5.3. Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch, xây dựng dự án và kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA ở bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 74 - 99)