Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA ở bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 41 - 44)

2.1.1 .Các định nghĩa về ODA

2.4. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA của một số Bộ, ngành và bài học

2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA của các bộ, ngành có thể rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nguồn vốn ODA cho Bộ LĐTB&XH. Cụ thể là:

Thứ nhất, thường xuyên nâng cao nhận thức về thực chất nguồn vốn ODA; để trên cơ sở đó, đảm bảo tính chủ động trong quản lý và sử dụng ODA. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã từng phải trả giá cho những hạn chế trong nhận thức về quản lý ODA, từ đó dẫn đến hai xu hƣớng tiêu cực: (1) Để cho các đối tác nƣớc ngoài thông qua các dự án ODA áp đặt các điều kiện tiên quyết nhằm gián tiếp hoặc trực tiếp gây ảnh hƣởng tới công việc nội bộ của quốc gia; (2) Chấp nhận cả những dự án ODA không có tính khả thi, dẫn đến tăng nợ nƣớc ngoài mà không đem lại lợi ích gì cho đất nƣớc. Đây thực sự là điều đáng phải chú ý vì thực tế ở nƣớc ta hiện nay cũng có lúc, có nơi do yếu kém về nhận thức hoặc do các nguyên nhân khác đã chạy đua “xin” dự án ODA bằng mọi giá.

Thứ hai, có cơ chế theo dõi, giám sát chặt chẽ các dự án ODA. Từ thực tiễn quản lý ODA ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đều cho thấy, việc thu hút ODA không khó bằng việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Nếu không có cơ chế quản lý và giám sát nghiêm ngặt đối với các dự án ODA, thì sẽ dẫn đến tình trạng dự án chậm tiến

độ, sử dụng nguồn vốn lãng phí, tình trạng tham nhũng xuất hiện và chất lƣợng các dự án ODA không cao.

Công tác quản lý, giám sát phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục qua hình thức kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém trong việc thực hiện các quy định của pháp luật và điều ƣớc quốc tế về ODA.

Việc đánh giá dự án có thể đƣợc tiến hành vào các thời điểm khác nhau của dự án, nhƣ: đánh giá ban đầu đƣợc tiến hành ngay sau khi bắt đầu thực hiện dự án; đánh giá giữa kỳ vào giữa thời gian thực hiện chƣơng trình, dự án; đánh giá kết thúc tiến hành ngay sau kết thúc dự án và đánh giá tác động tiến hành trong vòng 3 - 5 năm kể từ ngày đƣa dự án vào khai thác, sử dụng. Thêm vào đó, việc đánh giá dự án phải đƣợc tiến hành bởi các chuyên gia độc lập đƣợc thuê tuyển, có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết.

Kiểm toán là một công việc quan trọng để tăng tính giải trình, tính công khai và minh bạch của chủ đầu tƣ, Ban QLDA để xem xét việc sử dụng vốn ODA có tuân thủ những quy định về mua sắm công, định mức chi phí quản lý dự án... hay không?

Thứ ba, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ODA. Kinh nghiệm của cả 3 đơn vị đƣợc khảo cứu đều cho thấy, chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý ODA phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý các chƣơng trình, dự án ODA. Phải trên cơ sở coi Quản lý dự án là một nghề có tính chuyên nghiệp cao, đòi hỏi cán bộ phải có những phẩm chất, trình độ chuyên môn nhất định. Do đó, cán bộ quản lý chƣơng trình, dự án ODA cần đƣợc đào tạo chính quy về nghiệp vụ quản lý dự án tại các khóa học trong và ngoài nƣớc. Việc đào tạo phải đƣợc tổ chức một cách thƣờng xuyên và có hệ thống về chuyên môn, nghiệp vụ; có cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ các Ban QLDA.

* * *

Tóm lại, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một

quốc gia. Về cơ bản, đó là vốn vay của quốc tế với những ƣu đãi nhất định, nhƣng thƣờng kèm theo các điều kiện về kinh tế, chính trị do các nhà tài trợ đặt ra. Do đó, việc quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn này là yêu cầu tất yếu đối với mọi quốc gia tiếp nhận ODA, trong đó có Việt Nam nói chung, Bộ LĐTB&XH nói riêng. Việc quản lý nguồn vốn này chịu ảnh hƣởng của các yếu tố khách quan và chủ quan; trong đó, năng lực của các cơ quan chủ quản chƣơng trình, dự án, năng lực của Ban QLDA, của chủ dự án và phẩm chất đạo đức, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là của ngƣời đứng đầu, có vai trò quyết định đến hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông là 3 đơn vị đƣợc tác giả luận văn tiến hành khảo cứu kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA. Thực tiễn quản lý nguồn vốn ODA ở ba đơn vị này cho thấy, để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn này, nhất thiết phải quan tâm đến việc nâng cao nhận thức về ODA cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý, để trên cơ sở đó nâng cao trách nhiệm, năng lực trong việc quản lý theo chức trách, nhiệm vụ đƣợc phân công. Cùng với đó, phải thƣờng xuyên làm tốt công tác giám sát, kiểm tra trong tất cả các giai đoạn của quá trình triển khai chƣơng trình, dự án ODA; đồng thời, phải thƣờng xuyên quan tâm đến việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý cả về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, bởi đó là yếu tố quyết định đến hiệu quả quản lý vốn ODA tại các chƣơng trình, dự án. Những kinh nghiệm đó cần đƣợc vận dụng sáng tạo ở Bộ LĐTB&XH trong quá trình tổ chức quản lý các chƣơng trình, dự án ODA thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn vốn ODA ở bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)