CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Thực trạng quản lý vốn ODA tại Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã
4.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao
– Thương binh và Xã hội thời gian qua
4.2.3.1. Ưu điểm của công tác quản lý
Một là, nhận thức của đa số cán bộ tham gia quản lý vốn ODA ở Bộ
LĐTB&XH về bản chất nguồn vốn ODA là đúng đắn, nên đã kịp thời tham mƣu cho lãnh đạo Bộ các chủ trƣơng, biện pháp chỉ đạo kịp thời việc lập, xét duyệt, triển khai tổ chức các chƣơng trình, dự án và kiểm tra, giám sát các chƣơng trình, dự án có hiệu quả. Nhờ đó, trong thời gian qua, các chƣơng trình, dự án ODA ở Bộ LĐTB&XH đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, nhƣ: Thông qua dự án “Hỗ trợ phát triển thị trƣờng lao động”, đã hỗ trợ 31 trung tâm giới thiệu việc làm các địa phƣơng nâng cấp cơ sở vật chất, mua trang thiết bị phục vụ cho sàn giao dịch việc làm và hệ thống thông tin thị trƣờng lao động. Thông qua Dự án “Tuyên truyền pháp luật lao động”, đã thực hiện nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền, hƣớng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kịp thời chấn chỉnh, xử lý những cơ sở vi phạm; biểu
dƣơng, khen thƣởng các cơ sở thực hiện tốt pháp luật lao động, v.v. Nhờ đó, quan hệ lao động đã có chuyển biến tích cực. Thông qua dự án “Nâng cao năng lực huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động ở Việt Nam”, công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đƣợc triển khai mạnh trên cả nƣớc nhất là ở các tập đoàn, doanh nghiệp lớn (than- khoáng sản, điện lực, hoá chất) và lĩnh vực nông nghiệp, với trên 3.500 lớp học cho gần 320 ngàn lao động, ngƣời sử dụng lao động; đặc biệt đã huấn luyện cho 12 ngàn nông dân các biện pháp cải thiện an toàn, vệ sinh lao động đƣợc bà con nông dân thực hiện. Thông qua các dự án “Tăng cƣờng năng lực đào tạo nghề” và “Tăng cƣờng kỹ năng nghề”, đã thực hiện đầu tƣ trang thiết bị dạy nghề và đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất cho một số trƣờng dạy nghề và trung tâm dạy nghề cấp huyện tại một số địa phƣơng khó khăn, trong đó: đầu tƣ tập trung 52 trƣờng dạy nghề (trong đó 3 trƣờng Cao đẳng nghề tiếp cận trình độ khu vực ASEAN); 49 trƣờng dạy nghề khó khăn; 217 trung tâm dạy nghề cấp huyện và một số cơ sở dạy nghề khác. Các dự án: “Hỗ trợ cải thiện và thực hiện các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo” và “Dự án hỗ trợ giảm nghèo” đã tập trung ƣu tiên trong chỉ đạo, bố trí nguồn lực cho những địa bàn khó khăn nhất, tỷ lệ đói nghèo cao, nguy cơ tái nghèo lớn với những giải pháp đồng bộ, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Cùng với ngân sách nhà nƣớc, trong 10 năm 2003 – 2013 đã có 12.866 triệu lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn ƣu đãi, (bình quân một hộ vay 5,94 triệu đồng) nâng tổng số hộ dƣ nợ lên 3.788 ngàn hộ với tổng dƣ nợ trên 20 ngàn tỷ đồng; đã hƣớng dẫn cách làm ăn cho trên 2 triệu lƣợt ngƣời nghèo; tổ chức trên 35.000 lớp tập huấn áp dụng kỹ thuật, 1.700 mô hình trình diễn nhƣ trồng lúa cạn, đậu tƣơng, cây ăn quả, ngô năng suất cao, nhân giống và phát triển các đàn gia cầm, lợn hƣớng nạc, cá nƣớc ngọt, v.v. Dự án “Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo” đã bồi dƣỡng, tập huấn 94 ngàn lƣợt cán bộ giảm nghèo các cấp.
Thông qua các dự án về y tế và giáo dục, đã cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho khoảng 43 triệu lƣợt ngƣời nghèo; khoảng 90% ngƣời nghèo đƣợc khám chữa bệnh bằng thẻ, đạt 90% chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có khoảng 7.200 ngàn lƣợt học sinh nghèo đƣợc miễn giảm học phí; 1.420 ngàn lƣợt học sinh nghèo đƣợc hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa, v.v.
Hai là, đã chú ý quán triệt các văn bản của Chính phủ và các cơ quan
chức năng quản lý nhà nƣớc về ODA để soạn thảo và ban hành một số văn bản pháp lý cơ bản chỉ đạo thực hiện tại Bộ LĐTB&XH, nhƣ Quyết định số 1088/2004/QĐ-BLĐTB&XH về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ thuộc Bộ LĐTB&XH, Quyết định số 74/2008/QĐ- BLĐTB&XH về phân công trách nhiệm của các cơ quan chức năng thuộc Bộ trong việc quản lý vốn ODA. Nhờ đó, trách nhiệm của các cơ quan chức năng thuộc Bộ, trách nhiệm của các Ban QLDA và các chủ dự án đƣợc phân định rõ ràng, thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát; đồng thời, cũng làm tăng trách nhiệm của chủ dự án, với tƣ cách ngƣời trực tiếp quản lý dự án.
Ba là, đã có quy trình quản lý vốn ODA tƣơng đối chặt chẽ; đảm bảo
nâng cao đƣợc trách nhiệm của cả các cơ quan chức năng thuộc Bộ lẫn chủ dự án trong toàn bộ tiến trình lập và thực hiện dự án; giúp lãnh đạo Bộ kiểm soát đƣợc toàn bộ quá trình thu hút vốn, giải ngân, triển khai tổ chức dự án theo đúng mục đích của dự án. Đồng thời, quy trình quản lý vốn ODA tại Bộ LĐTB&XH cũng buộc các chủ dự án phải tuân thủ nghiêm túc các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án, nhƣ: Luật Đầu tƣ, Luật Ngân sách Nhà nƣớc, Luật Kế toán, pháp luật về thuế và văn bản quy định hiện hành, các cam kết đã ký kết với Nhà tài trợ, v.v. Đó cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng của Bộ, cũng nhƣ cộng đồng có thể giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vốn ODA tại các chƣơng trình, dự án thuộc Bộ LĐTB&XH.
Bốn là, công tác giám sát, kiểm tra đƣợc thực hiện với nhiều hình thức, nhƣ: đã kết hợp giám sát, kiểm tra định kỳ với giám sát thƣờng xuyên và kiểm tra đột xuất. Công tác báo cáo tiến độ thực hiện chƣơng trình, dự án vốn ODA cơ bản đƣợc các chủ dự án thực hiện đầy đủ, đúng thời gian.
4.2.3.2. Hạn chế của công tác quản lý
Một là, trong thực tế, kể từ khi có Nghị định 131/2006/NĐ-CP, Bộ
LĐTB&XH chƣa ban hành một văn bản chính thức nào về quy hoạch và sử dụng nguồn vốn ODA. Vì vậy các chƣơng trình, dự án ODA tại Bộ có xu hƣớng dàn trải, còn coi trọng mặt số lƣợng, thực hiện trên địa bàn rộng nên chƣa phù hợp với năng lực quản lý. Điều đó làm hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn vốn quan trọng này, góp phần làm tăng nợ công quốc gia.
Hai là, Quyết định số 1088/2004/QĐ-BLĐTB&XH chƣa phân công rõ cơ
quan quản lý nhà nƣớc nào sẽ là đầu mối, chịu trách nhiệm kiểm tra tình hình quản lý, thực hiện cũng nhƣ chủ trì việc đánh giá hiệu quả của các chƣơng trình, dự án ODA khi dự án kết thúc; hoặc chịu trách nhiệm làm đầu mối đứng ra xử lý các vấn đề phát sinh từ các chƣơng trình, dự án ODA trong quá trình thực hiện có liên quan đến nhiều Vụ (Cục) khác nhau trong Bộ, để kiến nghị Bộ trƣởng xem xét, quyết định biện pháp xử lý thuộc thẩm quyền quy định.
Ba là, việc quản lý tài chính đối với một số Ban QLDA còn chƣa sát
sao và hiệu quả; trong đó có trách nhiệm của Vụ Kế hoạch - Tài chính chƣa thƣờng xuyên hƣớng dẫn cụ thể về mặt tài chính cho các dự án.
Bốn là, năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý dự án, nhất là
trong Ban QLDA và các chủ dự án còn hạn chế. Vì thế, một số chủ dự án chƣa tuân thủ đúng trình tự dự án, chƣa chấp hành triệt để các quy định của Quyết định 1088/2004/QĐ-BLĐTB&XH nên còn để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực ở một số dự án.
* * *
Tóm lại, nhận thức rõ bản chất, đặc điểm nguồn vốn ODA tại Bộ LĐTB&XH, những năm qua, công tác quản lý nguồn vốn ODA tại Bộ đã có những thành tựu quan trọng. Nổi bật là, đã kịp thời quán triệt các văn bản của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ODA để soạn thảo và ban hành kịp thời các quy chế, quy định chỉ đạo, hƣớng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn ODA tại Bộ; đã phân định rõ trách nhiệm quản lý, giám sát, kiểm tra từ lãnh đạo Bộ, các cơ quan chức năng thuộc Bộ đến các Ban QLDA, các chủ dự án trong việc quản lý, sử dụng các dự án vốn ODA; có quy trình quản lý vốn ODA rõ ràng, minh bạch; công tác giám sát, kiểm tra đƣợc thực hiện với nhiều hình thức, v.v. Nhờ đó, về cơ bản đã tạo điều kiện cho các dự án giải ngân và triển khai tiến độ dự án kịp thời, hạn chế các hiện tƣợng tiêu cực trong quản lý, sử dụng vốn ODA, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Tuy vậy, quá trình quản lý nguồn vốn này tại Bộ LĐTB&XH những năm qua cũng còn nhiều thiếu sót, cả về công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của các cơ quan chức năng thuộc Bộ; cũng nhƣ công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành và công tác bồi dƣỡng năng lực đội ngũ cán bộ tham gia quản lý vốn ODA. Những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để khắc phục kịp thời.
Chƣơng 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NGUỒN VỐN ODA TẠI BỘ LAO ĐỘNG – THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020
Từ nay đến năm 2020, việc quản lý vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH thực hiện trong bối cảnh quốc tế và trong nƣớc có những thay đổi mới. Nƣớc ta đã trở thành nƣớc đang phát triển, nhƣng thu nhập còn ở mức trung bình thấp; trong khi yêu cầu giải quyết các vấn đề xã hội để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại là rất lớn, đòi hỏi phải tiếp tục vận động để thu hút nguồn vốn ODA bên cạnh đẩy mạnh khai thác nguồn lực trong nƣớc. Bên cạnh đó, do nƣớc ta đã ra khỏi nhóm nƣớc nghèo, nên trong quan hệ hợp tác với các nƣớc cung cấp ODA cũng đã có sự thay đổi về chính sách viện trợ và phƣơn thức viện trợ, nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2. Tình hình đó đặt ra vấn đề phải tăng cƣờng quản lý chặt chẽ nguồn vốn ODA huy động đƣợc, trên cơ sở hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn này.
Trên cơ sở nhận rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nguồn vốn ODA; những hạn chế cùng nguyên nhân trong công tác quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH thời gian qua, để hoàn thiện quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: