CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Thực trạng quản lý vốn ODA tại Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã
4.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân
4.2.1.1. Ưu điểm
Một là, trên cơ sở Nghị định số 17/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản
lý và sử dụng ODA, ngày 07-7-2004 Bộ LĐTB&XH đã kịp thời ra Quyết định số 1088/2004/QĐ-BLĐTB&XH về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ thuộc Bộ LĐTB&XH; để trên cơ sở đó hƣớng dẫn chủ thể trực tiếp quản lý vốn ODA triển khai thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ và đúng với các quy định của pháp luật, đúng các cam kết quốc tế đƣợc quy định trong các chƣơng trình, dự án. Nhờ đó, quy trình thủ tục tiếp nhận, quản lý, sử dụng viện trợ và bàn giao kết thúc dự án đƣợc quy định thống nhất, rõ ràng, phù hợp với quy định chung của Nhà nƣớc, hài hoà với đối tác, góp phần cải cách thủ tục hành chính. Cùng với đó, Bộ cũng đã ban hành Quyết định số 74/2008/QĐ- BLĐTB&XH về phân công trách nhiệm của các cơ quan chức năng thuộc Bộ đối với các dự án ODA, nên sự phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị chức năng thuộc Bộ đƣợc quy định rõ ràng, bƣớc đầu có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện triển khai các dự án.
Hai là, đối với nội dung quản lý công tác giải ngân gắn với tiến trình triển khai chƣơng trình, dự án. Nhờ tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định 1088/2004/QĐ-BLĐTB&XH, chất lƣợng công tác giải ngân vốn ODA của các chƣơng trình, dự án do Bộ quản lý đƣợc nâng cao; tiến trình triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án đó cơ bản đạt các tiến độ đề ra. Có đƣợc điều đó là do các chƣơng trình, dự án ODA và các hình thức ODA tại Bộ LĐTB&XH đƣợc chỉ đạo tập trung vào các lĩnh vực quan trọng của Ngành; chất lƣợng của các văn kiện dự án đã đƣợc nâng cao, sát với yêu cầu của Bộ về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý tài chính và vốn đối ứng cũng đƣợc thực hiện thông suốt, do thực hiện chặt chẽ các quy trình giải ngân theo đúng Quyết định 1088/2004/QĐ-BLĐTB&XH từ khâu thẩm định, đề xuất dự án đến khi tiếp nhận triển khai thực hiện và kết thúc dự án thông qua đơn vị đầu mối kiểm soát trƣớc khi trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt. Tất cả các chƣơng trình, dự án ODA đều thành lập Ban QLDA và đƣợc hƣớng dẫn thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán, quyết toán hàng năm và quyết toán dự án hoàn thành, bàn giao tài chính, tài sản khi dự án kết thúc (nhƣ: Dự án VIE/97/003 hỗ trợ thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Dự án Hỗ trợ trẻ em lang thang; Dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ, …); trong đó, các khâu công việc đều có có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị chức năng đƣợc phân công theo quy định của Quyết định số 74/2008/QĐ-BLĐTB&XH nên đã khắc phục đƣợc tình trạng dự án đó kết thúc hoạt động nhƣng không đƣợc quyết toán, không thực hiện đƣợc việc bàn giao tài chính, tài sản do không có cán bộ thực hiện.
Ba là, việc kiểm tra, thanh tra, đánh giá dự án, tổng hợp báo cáo tình
hình tiếp nhận, sử dụng viện trợ của Bộ đƣợc đƣợc quan tâm và thực hiện nghiêm túc theo đúng Quyết định 1088/2004/QĐ-BLĐTB&XH. Thanh tra Bộ và các vụ chuyên môn thuộc Bộ đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra thƣờng
xuyên theo kế hoạch của từng chƣơng trình, dự án; đồng thời kết hợp với những cuộc kiểm tra đột xuất, không báo trƣớc. Các chủ dự án, trên cơ sở đƣợc phân cấp trách nhiệm theo Quyết định 1088/2004/QĐ-BLĐTB&XH, đã đề cao trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA đƣợc giao. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng thuộc Bộ, nhất là Thanh tra Bộ và Vụ Kế hoạch – Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với các Ban QLDA, các chủ dự án, các địa phƣơng có chƣơng trình, dự án ODA để phát huy vai trò của cán bộ, công nhân viên, cũng nhƣ vai trò của cộng đồng – lực lƣợng thụ hƣởng trực tiếp lợi ích từ chƣơng trình, dự án ODA bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để tham gia giám sát, quản lý dự án. Nhờ đó, mọi sai sót, vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình, dự án ODA đều đƣợc chấn chỉnh, xử lý kịp thời, không để tồn đọng, kéo dài ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện chƣơng trình, dự án, cũng nhƣ uy tín của quốc gia, của Bộ LĐTB&XH.
4.2.1.2. Nguyên nhân ưu điểm
Có đƣợc những kết quả nói trên do nhiều nguyên nhân; mà quan trọng nhất là do lãnh đạo Bộ và đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan chức năng thuộc Bộ LĐTB&XH đã có nhận thức đúng đắn về nguồn vốn ODA; trên cơ sở đó, thƣờng xuyên nâng cao trách nhiệm quản lý theo chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Bên cạnh đó, các văn bản có tính pháp lý để hƣớng dẫn công tác tiếp nhận, quản lý, sử dụng vốn ODA của Chính phủ đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, đƣợc Bộ LĐTB&XH kịp thời cụ thể hóa, nhƣ: Quyết định 1088/2004/QĐ-BLĐTB&XH về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ thuộc Bộ LĐTB&XH và Quyết định số 74/2008/QĐ- BLĐTB&XH về phân cấp quản lý các chƣơng trình, dự án vốn ODA đã đƣợc ban hành kịp thời; có nội dung phù hợp với Nghị định của Chính phủ về vấn đề này, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các ngành chuyên môn liên quan và
các cam kết quốc tế mà nƣớc ta tham gia; đƣợc phổ biến, quán triệt kịp thời đến các cán bộ tham gia quản lý chƣơng trình, dự án, nhất là các Ban QLDA và các chủ chƣơng trình, dự án vốn ODA.