CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm nguồn vốn ODA và bộ máy quản lý, quy trình quản lý nguồn
4.1.2. Bộ máy quản lý và quy trình quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ Lao
- Thương binh và Xã hội
Theo Quyết định số 1088/2004/QĐ- BLĐTB&XH ngày 07-7-2004 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ thuộc Bộ LĐTB&XH, cơ cấu tổ chức quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ đã xác định rõ bộ máy quản lý và quy trình quản lý [9].
Trước hết, về bộ máy quản lý, có: Lãnh đạo Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài
chính, Các Tổng Cục, Cục, Vụ. Lãnh đạo Bộ đƣợc phân công trách nhiệm rõ ràng; trong đó, Bộ trƣởng xem xét, phê duyệt danh mục các chƣơng trình, dự án đƣa vào kế hoạch hàng năm và 05 năm; Chƣơng trình, dự án, đề xuất viện trợ phi dự án. Thứ trƣởng phụ trách đối ngoại giúp Bộ trƣởng chỉ đạo thực hiện công tác đối ngoại trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn viện trợ; tham gia ý kiến trƣớc khi trình Bộ trƣởng đối với các chƣơng trình, dự án viện trợ. Thứ trƣởng phụ trách các lĩnh vực chuyên môn giúp Bộ trƣởng chỉ đạo, phê duyệt các nội dung chƣơng trình, dự án, các khoản viện trợ phi dự án, tham gia đàm phán và duyệt ký các văn bản gửi nhà tài trợ trong quá trình thực hiện chƣơng trình, dự án, các khoản viện trợ phi dự án thuộc lĩnh vực công tác đƣợc Bộ trƣởng giao phụ trách; xem xét và có ý kiến trƣớc khi
trình Bộ trƣởng phê duyệt các nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ trƣởng. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì hƣớng dẫn và kiểm tra thực hiện dự án về mặt tài chính, kế toán. Các đơn vị chức năng của Bộ LĐTB&XH hƣớng dẫn và kiểm tra thực hiện dự án theo phần nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Các đơn vị thuộc Bộ, các chủ dự án, Ban QLDA và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý dựa án.
Thứ hai, về quy trình quản lý nguồn vốn ODA ở Bộ LĐTB&XH có
những nội dung chính sau đây:
Đối với Chủ dự án và thủ trƣởng đơn vị sử dụng viện trợ, các chủ thể này có nhiệm vụ: quản lý, sử dụng nguồn viện trợ và vốn đối ứng để thực hiện mục tiêu, nội dung chƣơng trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc, các cam kết với Nhà tài trợ.
Đối với các chƣơng trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án giao cho tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý thực hiện (Bộ là đầu mối giới thiệu về địa phƣơng). Trên cơ sở thỏa thuận khung đƣợc ký kết giữa Bộ và Nhà tài trợ, Vụ Hợp tác quốc tế làm văn bản thông báo tới các địa phƣơng thụ hƣởng chƣơng trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án, đồng thời đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố tiếp nhận và quản lý viện trợ theo quy định.
Đối với các chƣơng trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án do Bộ LĐTB&XH trực tiếp quản lý, thực hiện quy trình:
Một là, thành lập Ban QLDA. Ngay sau khi thành lập Ban QLDA, chủ
dự án chỉ đạo Ban QLDA rà soát, cập nhật, điều chỉnh kế hoạch tổng thể thực hiện chƣơng trình, dự án ODA (nếu cần thiết), chi tiết hoá kế hoạch thực hiện trong năm đầu tiên trình Bộ phê duyệt. Sau 10 ngày nhận đủ hồ sơ của chủ dự án, Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm tra, trình Bộ ký duyệt quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể. Sau 05 ngày kể từ ngày lãnh đạo Bộ ký duyệt, Vụ Kế
hoạch - Tài chính gửi quyết định phê duyệt cho Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính và nhà tài trợ để làm cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện chƣơng trình, dự án.
Hai là, chủ dự án phê duyệt kế hoạch chi tiết thực hiện chƣơng trình,
dự án ODA năm đầu tiên và từng năm tiếp theo trên cơ sở kế hoạch tổng thể đã đƣợc Bộ phê duyệt. Kế hoạch thực hiện chƣơng trình, dự án ODA hàng năm phải đƣợc xây dựng và phê chuẩn phù hợp với lịch xây dựng kế hoạch hàng năm của Bộ. Kế hoạch thực hiện chƣơng trình, dự án hàng năm là cơ sở để phân bổ các nguồn lực cho các hoạt động của chƣơng trình, dự án và là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng quý, phục vụ công tác điều hành, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng đối với hoạt động quản lý dự án của Ban QLDA. Chủ dự án chỉ đạo Ban QLDA lập kế hoạch giải ngân theo Phụ lục 7 của Thông tƣ 04/2007/TT-BKH và sau đó chủ dự án có văn bản trình Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ giải ngân hàng năm theo quy định.
Ba là, việc quản lý tài chính, kế toán phải thực hiện theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nƣớc, Luật Kế toán, pháp luật về thuế và văn bản quy định hiện hành, các cam kết đã ký kết với Nhà tài trợ. Hàng năm, Ban QLDA căn cứ hƣớng dẫn của Bộ về nội dung, thời hạn lập kế hoạch, dự toán và các văn bản cam kết thoả thuận với Nhà tài trợ để lập kế hoạch, dự toán thu, chi nguồn viện trợ thuộc chƣơng trình, dự án và vốn đối ứng gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung của Bộ, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.
Bốn là, việc báo cáo thực hiện viện trợ: Chủ chƣơng trình, dự án ODA
thực hiện quy định tại Điều 57 quy định chế độ báo cáo tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ƣu đãi tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ [23].
Năm là, tổ chức kiểm tra, thanh tra và giám sát việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ. Theo đó, các chủ dự án, đơn vị tiếp nhận dự án chịu trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì phối hợp với các Vụ chuyên môn tổ chức kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ của các đơn vị, dự án. Thanh tra Bộ chủ trì phối hợp với các Vụ chuyên môn tổ chức thanh tra giám sát việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ của các đơn vị, dự án. Nội dung kiểm tra, thanh tra tập trung vào việc chấp hành quy định của pháp luật và các cam kết với nhà tài trợ về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn viện trợ.