CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin
- Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo các tiêu chí về tình hình quản lý thu và chi NSNN qua các năm, tình hình quản lý NSNN theo quy trình quản lý... Phƣơng pháp này sẽ cung cấp cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng về các khía cạnh liên quan đến công tác quản lý NSNN.
- Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh các chỉ tiêu về công tác quản lý qua các năm, tỷ lệ hoàn thành thu và chi ngân sách, cơ cấu nguồn thu và chi ngân sách... So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau và biểu hiện bằng số lần hay phần trăm (%).
- Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau:
+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
+ Thống kê tóm tắt dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất để mô tả dữ liệu. + Thống kê theo chuỗi thời gian bằng các biểu đồ, hình vẽ.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN, THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2014.
3.1. Tổng quan về huyện Thọ Xuân: 3.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Huyện Thọ Xuân nằm ở phía Tây Bắc thành phố Thanh Hóa với tọa độ địa lý 19°50’- 20°00’vĩ độ bắc và 105°25’- 105°30’ kinh độ đông với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 30.035,58 ha. Khu đô thị công nghiệp Lam Sơn –Sao Vàng, một trong bốn khu kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa và khu du tích lịch sử Lam Kinh đang trở thành vùng đất đầy tiềm năng, mở ra triển vọng lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp và du lịch.
Là một huyện bán sơn địa với diện tích đất đồi núi khá lớn. Ở vào vị trí cửa ngõ nối liền đồng bằng với trung du miền núi, có dòng sông Chu - con sông lớn thứ hai của tỉnh đi qua từ đầu huyện đến cuối huyện, sân bay Sao Vàng, đƣờng Hồ Chí Minh và quốc lộ 47 chạy qua. Từ Thọ Xuân có đƣờng đi qua Triệu Sơn - Nhƣ Xuân để vào Nghệ An; từ Thọ Xuân có thể qua đất bạn Lào theo tuyến đƣờng đi Thƣờng Xuân - Bát Mọt hoặc đi Ngọc Lặc - Lang Chánh - Bá Thƣớc - Quan Hóa để sang tỉnh Hủa Phăn. Từ Thọ Xuân cũng có thể đi đến tỉnh Hòa Bình theo con đƣờng qua Ngọc Lặc - Cẩm Thủy và đến tỉnh Ninh Bình theo con đƣờng Yên Định - Vĩnh Lộc đi phố Cát (Thạch Thành). Nếu theo đƣờng sông Chu, gặp sông Mã ở Ngã Ba Giàng (Thiệu Hóa) chúng ta có thể đi đƣợc hầu hết các vùng trong và ngoài tỉnh. Từ thành phố Thanh Hóa, theo trục đƣờng 47 đến huyện lỵ Thọ Xuân là 36 km. Từ Thọ Xuân đến biên giới Na Mèo gần 150 km và ra thủ đô Hà Nội theo con đƣờng Hồ Chí Minh chỉ hơn 120 km.
Khí hậu của huyện Thọ Xuân vẫn là nền khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió mùa. Ngoài những yếu tố chung, khí hậu ở đây vẫn có những yếu tố khác
biệt, đặc thù riêng. Hàng năm có 15-18 ngày có gió Tây khô nóng. Nhiệt độ không khí trung bình là 23,8°C/năm, lƣợng mƣa là 1.911,6mm/năm, độ ẩm không khí 87%, lƣợng bốc hơi 787mm.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên đất: Đất đai của huyện Thọ Xuân đƣợc hình thành một cách rõ rệt trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất tích tụ từ tác động của sông – biển. Các loại đá mẹ và mẫu chất hình thành đất bao gồm: Đá gabro, đá phiến, đá vôi, sản phẩm dốc tụ của các loại đá phiến - cát kết - gabro, phối sa cổ, phối sa mới.
+ Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Thọ Xuân chủ yếu là rừng trồng mới đƣợc khôi phục, động vật hầu nhƣ không có. Kết quả kiển tra rừng năm 2008, Thọ Xuân có 2.799,62 ha rừng, trong đó đất rừng sản xuất là 2672,84 ha, đất rừng phòng hộ 107,78 ha, đất rừng đặc dụng 19,0 ha. Hiện tại đất đồi núi chƣa sử dụng đang tiếp tục đƣợc khai thác để trồng cây lâm nghiệp vào năm tới là 2.688,6 ha, trong đó có khoảng 600 ha có độ dốc > 150
và > 200 có thể khai thác trồng cây ăn quả. Trữ lƣợng rừng 12.391 m3 trong đó: Bạch đàn 9349 m3, xà cừ và lim 468 m3
và gần 100 triệu cây tre, nứa, luồng đều có cấp tuổi 2 năm.
+ Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng: Khoáng sản ở Thọ Xuân, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại nhƣ: Đá vôi, đá xây dựng tập chung ở các xã Thọ Lâm 52,0 ha, Xuân Phú 22,50 ha, Xuân Thắng 40,20 ha, Xuân Châu 5,5 ha. Ngoài ra còn có đá, sỏi, cát xây dựng tập trung ở các xã ven sông Chu và đất sột làm gạch ngói ở nhiều xã trong huyện. Tài nguyên khoáng sản ở Thọ Xuân tuy không phong phú và đa dạng về loại hình so với những vùng đất khác, nhƣng khoáng sản ở Thọ Xuân vẫn là nguồn lực quan trọng và to lớn để tận dụng khai thác phục vụ trong vùng.
+ Tài nguyên nƣớc: Thọ Xuân có nguồn nƣớc mặt khác phong phú từ sông Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày. Ngoài ra còn có các kênh rạch nhỏ và các hồ chứa nƣớc: Hồ Sao Vàng, hồ Cửa Trót..., ngồn nƣớc mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu đƣợc lấy từ sông Chu qua hệ thống thuỷ nông sông Chu tƣới cho các xã, tiểu vùng hữu ngạn sông Chu và lấy từ sông cầu Chày bằng các trạm bơm điện tƣới cho các xã đồng bằng thuộc tiểu vùng tả ngạn sông Chu. Nƣớc ngầm của Thọ Xuân tuy phong phú nhƣng phân bố không đồng đều giữa các vùng. Phía Đông Thọ Xuân, địa hình hơi dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam, địa chất ở đây là trầm tích hệ thứ 4 có bề dày trung bình 60m tạo ra 3 lớp nƣớc ngầm, hai lớp dƣới rất phong phỳ, phủ lên 2 lớp dƣới là lớp nƣớc trầm tích rất nghèo. Phía Tây bao gồm dải đồi thấp ven đồng bằng có độ cao trung bình trên dƣới 20m. Nƣớc ngầm ở khu vực này phân thành 2 lớp, lớp trên lƣợng nƣớc rất nghèo trong mùa khô. Lớp dƣới có độ sau 70 - 80m, trữ lƣợng khá phong phú. Ngoài giếng khơi nhân dân còn sử dụng giếng khoan lấy từ mạch nƣớc sâu phục vụ sinh hoạt và đời sống.
3.1.2. Kiều kiện kinh tế xã hội.
3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội:
Giai đoạn 2011 - 2014, huyện Thọ Xuân luôn xác định “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”. Nhƣng với sự hoạt động và phát triển của khu công nghiệp mía đƣờng Lam Sơn và nhà máy giấy Mục Sơn đã có tác dụng làm thay đổi cục diện kinh tế cho 15 xã vùng bán sơn địa và miền núi của huyện. Hiệuquả sử dụng quỹ đất đạt mức bình quân 56 - 62 triệu đồng/ha/năm.
Về nông nghiệp đó có sự chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi phối hợp theo xu hƣớng sản xuất hàng hóa ở các vùng chuyên canh, thâm canh. Năng suất lúa và cây lƣơng thực tăng lên rõ rệt. Sản lƣợng mía đƣờng nguyên liệu từ 229 nghìn tấn/năm. Trong 5 năm qua huyện cũng đã có chính sách chuyển đổi giống cây trồng cho phối hợp với điều kiện khí hậu và
thổ nhƣỡng nhƣ trồng rộng rãi các loại cây công nghiệp năng suất cao nhƣ cây cao su, cây đậu tƣơng tại các khu vực đất trống đồi núi trọc thuộc nông trƣờng Sao Vàng. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành cũng đƣợc đánh giá là tƣơng đối nhanh so với mặt bằng chung toàn tỉnh.
- Về chăn nuôi: Tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 42,7% giá trị sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm đƣợc thay đổi cơ bản theo hƣớng năng suất và chất lƣợng. Các đàn bò lai, lợn hƣớng nạc, gà - vịt siêu trứng … đã phát huy hiệu quả cao. Hiện nay cả huyện có 429 trang trại với quy mô lớn và vừa.
- Về lâm nghiệp: Huyện chuyển nhanh từ khai thác sang trồng mới, phủ xanh đất trống đồi trọc, khoanh nuôi chăm sóc, bảo vệ rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp.
- Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân hàng năm trên 21%. Các ngành nghề truyền thống nhƣ: cót nan, cót ép, gạch ngói, cơ khí tiếp tục phát triển cả quy mô, số lƣợng và chất lƣợng. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã bắt đầu đƣợc khôi phục với tiềm năng đầy triển vọng. Các nghề nhƣ làm bột giấy, nghề mộc cao cấp, nghề xẻ xuất khẩu … phát triển nhanh chúng.
- Hoạt động tài chính, ngân hàng và tín dụng đều có sự đổi mới, tích cực huy động vốn trong nhân dân, đầu tƣ hiệu quả cho các doanh nghiệp và hộ gia đình làm kinh tế. Tổng vốn đầu tƣ huy động năm 2010 đạt 611.948 tỷ đồng, năm 2014 ƣớc đạt 911.348 tỷ. Trong những năm gần đây việc xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân đƣợc quan tâm bằng chính sách cho vay ƣu đói để các hộ có vốn sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng chính sách xã hội huyện hoạt động có hiệu quả tốt.
- Dân số: Tổng dân số trên địa bàn huyện thời điểm năm 2014 là 220.625 ngƣời trong đó, dân tộc Kinh là chủ yếu, chiếm khoảng 80% dân số, dân tộc Mƣờng, Thỏi chiếm 20%, mật độ dân số 768 ngƣời/km2, gấp 2,3 lần mật độ dân số trung bình của tỉnh Thanh Hóa (330 ngƣời/ km2
).
Về phân bố dân cƣ: hầu hết dân cƣ của huyện sống ở địa bàn nông thôn, chiếm trên 90,7% dân số toàn huyện, dân số thành thị chiếm 9,3%, thấp hơn so với bình quân chung của tỉnh 9,8% và thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nƣớc 27%. Điều đó cho thấy mức độ đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thọ Xuân trong những năm qua còn thấp.
- Lao động, việc làm: Nguồn nhân lực của Thọ Xuân khá dồi dào. Số ngƣời trong độ tuổi lao động tăng dần. Năm 2011 là 110 nghìn ngƣời, chiếm 50,95% dân số; năm 2014 là 112,45 nghìn ngƣời, chiếm 50,97% dân số, hiện nay số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 98,2 nghìn ngƣời, chiếm 87,3% lao động trong độ tuổi. Lao động nông lâm nghiệp chiếm tới 50,8% tổng lao động toàn xã hội, lao động khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 32,6% và lao động khu vực dịch vụ chỉ chiếm 16,6%. Số lao động chƣa có việc làm còn trên 14 nghìn ngƣời, chiếm 12,7% tổng số lao động, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trong huyện mới đạt khoảng 75%. Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở huyện thời gian qua bƣớc đầu có những chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp giảm từ 59,3% năm 2011 xuống còn 50,8% năm 2014. Tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 28,2% năm 2011 lên 32,6% năm 2014 và lao động khu vực dịch vụ tăng từ 12,5% năm 2011 lên 16,6% năm 2014.
Nhƣ vậy trong những năm qua, tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp đã giảm, lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. Tuy nhiên kết quả chuyển dịch lao động của huyện còn chậm so với bình quân
chung của toàn tỉnh. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, là lĩnh vực có năng suất thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, số lao động làm việc trong các ngành có năng xuất cao nhƣ công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp nên năng suất lao động chung của huyện đạt thấp.
Về chất lƣợng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lƣợng lao động ở Thọ Xuân đã đƣợc cải thiện từng bƣớc, trình độ văn hoá của lực lƣợng lao động ngày đƣợc nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chƣa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông ngày càng tăng; số lao động đƣợc đào tạo cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, hầu hết số lao động qua đào tạo tập trung ở các thị trấn, tại các khu vực khác số lao động kỹ thuật hầu nhƣ không đáng kể.
Thực hiện chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đƣợc các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm cả về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và năng lực thực tiễn. Ban Thƣờng vụ huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện đề án về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo quản lý của huyện giai đoạn 2012 - 2020. Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ; Hội đồng nhân dân huyện ban hành cơ chế hỗ trợ cán bộ, công chức đào tạo nâng cao trình độ, thu hút nguồn cán bộ có trình độ cao về công tác tại huyện.
Các cấp ủy đã xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức huyện đạt chuẩn theo quy định; trong đó có trình độ đại học đạt 39%.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc đẩy mạnh, từng bƣớc gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; 5 năm qua đó mở 86 lớp đào tạo nghề cho trên 6.200 lao động, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao
động/năm. Công tác xuất khẩu lao động bƣớc đầu có sự chuyển biến, đã đƣa đƣợc 420 lao động làm việc ở nƣớc ngoài.
3.1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
Trong những năm gần đây, thực hiện các chủ trƣơng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Huyện Thọ Xuân đã tập trung vào đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và nhu cầu đi lại của ngƣời dân, các công trình hạ tầng ngày càng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp.
- Hệ thống giao thông:
Trên địa bàn huyện hiện có 1.209,0 km đƣờng bộ, bao gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, đƣờng huyện, đƣờng xã quản lý. Trong đó:
+ Đƣờng tỉnh có 5 tuyến với tổng chiều dài là 43,1 km + Đƣờng huyện có 18 tuyến với tổng chiều dài là 123,0 km
+ Đƣờng xã quản lý: Bao gồm đƣờng liên thôn, đƣờng thôn xóm với tổng chiều dài 1.006,7 km.
Hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài 790 km.
Nếu phân theo kết cấu mặt đƣờng, huyện hiện có 94,4 km đƣờng nhựa (chiếm 8%); 420,7 km đƣờng cấp phố (chiếm 35,0%); 123,3 km đƣờng bê tông xi măng (chiếm 10%); 570,6 km đƣờng đất (chiếm 47,0%)
Về mật độ mạng lƣới giao thông đƣờng bộ của huyện hiện nay:
- Theo diện tích tự nhiên huyện đạt 3,99 km/km2 (Toàn tỉnh là 1,73 km/km2)
- Theo dân số huyện đạt 1,45 km/1.000 dân (Toàn tỉnh 3,1 km/1.000 dân)
Trên địa bàn huyện có 2 tuyến sông đi qua gồm sông Chu và sông Chày với hệ thống giao thông đƣợc phân bố hợp lý, phục vụ tốt những yêu cầu đi
lại và giao lƣu hàng hóa trong vùng, tuy nhiên một số tuyến đƣờng còn hẹp, chất lƣợng xấu, cần quan tâm đầu tƣ cải tạo và nâng cấp.
Hoạt động giao thông đƣờng thuỷ đã tham gia tích cực vào quá trình vận