CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc
4.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý phát triển tổng thể trên địa bàn huyện
4.2.2.1 Giữ vững phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Hoàn thành quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, trên cơ sở đó xây dựng, rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch các ngành, các xã, thị trấn, theo xu hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế, chú trọng khu vực nông nghiệp, nông thôn, các lĩnh vực còn nhiều tiềm năng phát triển nhƣ: chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến nông, lâm sản…
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành đổi điền dồn thửa lần 2 trong năm 2011. Tăng cƣờng cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cƣ và đất nông nghiệp sau đổi điền dồn thửa. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020. Tập trung giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung của huyện, xây dựng các hệ thống xử lý nƣớc thải cho đô thị, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trong nông nghiệp, ổn định diện tích lúa vụ chiêm xuân 7.400-7.500 ha, vụ thu mùa 8.000-8.100 ha để ổn định sản lƣợng lƣơng thực, trên cơ sở đẩy nhanh việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học vào sản xuất, để nâng cao năng suất, sản lƣợng; phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi, ổn định diện tích mía nguyên liệu 3.500 ha, tập trung đầu tƣ thâm canh, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lƣợng mía nguyên liệu; kết hợp với luân canh, xen canh cây trồng, phát triển chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng đồi.
Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có lợi thế, du nhập, phát triển các ngành nghề mới ở nông thôn. Tăng cƣờng công tác đào tạo, dạy nghề bằng nhiều hình thức và quy mô phối hợp, đáp ứng yêu cầu cho xuất khẩu lao động và phân công, bố trí lại lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Dịch vụ thƣơng mại tập trung vào sản xuất, chế biến, xúc tiến thƣơng mại, tìm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng
4.2.2.2. Tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã. Quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, đáp ứng cả yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài.
Tạo môi trƣờng pháp lý và điều kiện thuận lợi về đất đai, vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng... để các doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là các loại hình trang trại, các doanh nghiệp chế biến nông sản.
Có cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện các dự án tại Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng sau điều chỉnh, thu hút các nhà đầu tƣ vào đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh… đƣa đô thị Lam Sơn - Sao Vàng trở thành 1 trong 4 khu kinh tế trọng điểm của tỉnh theo quy hoạch, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Chấn chỉnh những yếu kém trong quản lý đầu tƣ và xây dựng, thực hiện công khai dân chủ trong đầu tƣ xây dựng cơ bản, tăng cƣờng sự phối hợp giữa các phòng, ngành, các cấp trong chuẩn bị và thực hiện đầu tƣ, giải phóng mặt bằng, giám sát thi công, chú trọng giám sát cộng đồng để nâng cao chất lƣợng công trình và hiệu quả đầu tƣ.
Khai thác triệt để các nguồn thu, nhất là thu cấp quyền sử dụng đất; có chính sách bồi dƣỡng nguồn thu, phát triển sản xuất để tăng thu. Quản lý chặt chẽ ngân sách theo luật Ngân sách, đẩy nhanh thực hiện khoán chi hành chính, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Phát huy dân chủ, huy động cao độ nội lực, kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ từ các chƣơng trình, dự án theo chủ trƣơng của Trung ƣơng, của tỉnh (vốn trái phiếu Chính phủ xây dựng trƣờng học, vốn hỗ trợ xây dựng công sở xã, thị trấn…) sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
4.2.2.3. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hoá - xã hội, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc:
Chăm lo phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng toàn diện, cả về sức khoẻ, thể chất, trình độ học vấn, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh…, chú trọng công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động.
Phối kết hợp nguồn vốn từ các chƣơng trình, dự án, vốn vay của ngân hàng Chính sách xã hội, đẩy mạnh công tác giảm nghèo, chú ý các đối tƣợng chính sách xã hội, đồng bào vùng dân tộc, vùng khó khăn, đồng bào sinh sống trên sông.
Có giải pháp thiết thực, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc: những yếu kém trong khám chữa bệnh, những yếu tố mê tín dị đoan trong đời sống văn hoá ở một số địa phƣơng, một số đối tƣợng, các loại tệ nạn xã hội, trọng tâm là chƣơng trình phòng chống ma tuý.
4.2.2.4. Củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội:
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác đối với âm mƣu, thủ đoạn "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh chính trị và trật tƣ, an toàn xã hội, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ.
Đẩy mạnh thực hiện các chƣơng trình quốc gia về phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm kinh tế, ma tuý; các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, làm giảm tai nạn giao thông.
Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kịp thời những vụ việc mới phát sinh, tập trung giải quyết những vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài. Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, an toàn làm chủ, gắn với thực hiện tốt hơn Pháp lệnh quy chế dân chủ ở cơ sở.
Thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Chính quyền điều hành, cơ quan Quân sự, Công an và các đoàn thể làm tham mƣu theo chức năng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
4.2.2.5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền:
Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng rõ ràng, thuận tiện, hiệu quả; tập trung vào lĩnh vực chính sách xã hội, thủ tục đầu tƣ xây dựng cơ bản, nhà đất… Nâng cao tính chủ động, thẩm quyền và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức và chính quyền cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ, sức khoẻ và phẩm chất đạo đức, thực hiện chuẩn hoá cán bộ, công chức. Gắn trách nhiệm của ngƣời đứng đầu địa phƣơng, đơn vị, của công chức phụ trách chuyên môn lĩnh vực với kết quả thực hiện nhiệm vụ ở địa phƣơng, đơn vị, lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách.
Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý, sử dụng ngân sách cấp huyện, cấp xã mà tập trung là ngân sách cấp xã; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn, nhằm quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
Phát huy vai trò giám sát của HĐND, MTTQ, Đoàn thể cấp xã, cộng đồng dân cƣ, đảm bảo quy chế dân chủ cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng nhƣ quá trình thực hiện kế hoạch; tạo sự đồng thuận trong nhân dân, ổn định chính trị cơ sở làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Thƣờng xuyên hƣớng dẫn, tập huấn nghiệp vụ quản lý ngân sách, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và năng lực quản lý, năng lực nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ các phòng, ban của huyện, cán bộ, công chức xã; tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra chuyên đề, nhằm chấn chỉnh và hạn chế những sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn NSNN; nâng cao năng lực quản lý vốn đầu tƣ XDCB cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.
Có quy chế phối hợp cụ thể giữa cơ quan Tài chính và cơ quan Kho bạc nhà nƣớc.
Lồng ghép các chƣơng trình, dự án để tăng nguồn vốn thực hiện, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.