CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1.2. Kiều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội:
Giai đoạn 2011 - 2014, huyện Thọ Xuân luôn xác định “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”. Nhƣng với sự hoạt động và phát triển của khu công nghiệp mía đƣờng Lam Sơn và nhà máy giấy Mục Sơn đã có tác dụng làm thay đổi cục diện kinh tế cho 15 xã vùng bán sơn địa và miền núi của huyện. Hiệuquả sử dụng quỹ đất đạt mức bình quân 56 - 62 triệu đồng/ha/năm.
Về nông nghiệp đó có sự chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi phối hợp theo xu hƣớng sản xuất hàng hóa ở các vùng chuyên canh, thâm canh. Năng suất lúa và cây lƣơng thực tăng lên rõ rệt. Sản lƣợng mía đƣờng nguyên liệu từ 229 nghìn tấn/năm. Trong 5 năm qua huyện cũng đã có chính sách chuyển đổi giống cây trồng cho phối hợp với điều kiện khí hậu và
thổ nhƣỡng nhƣ trồng rộng rãi các loại cây công nghiệp năng suất cao nhƣ cây cao su, cây đậu tƣơng tại các khu vực đất trống đồi núi trọc thuộc nông trƣờng Sao Vàng. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành cũng đƣợc đánh giá là tƣơng đối nhanh so với mặt bằng chung toàn tỉnh.
- Về chăn nuôi: Tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt 42,7% giá trị sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm đƣợc thay đổi cơ bản theo hƣớng năng suất và chất lƣợng. Các đàn bò lai, lợn hƣớng nạc, gà - vịt siêu trứng … đã phát huy hiệu quả cao. Hiện nay cả huyện có 429 trang trại với quy mô lớn và vừa.
- Về lâm nghiệp: Huyện chuyển nhanh từ khai thác sang trồng mới, phủ xanh đất trống đồi trọc, khoanh nuôi chăm sóc, bảo vệ rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp.
- Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân hàng năm trên 21%. Các ngành nghề truyền thống nhƣ: cót nan, cót ép, gạch ngói, cơ khí tiếp tục phát triển cả quy mô, số lƣợng và chất lƣợng. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã bắt đầu đƣợc khôi phục với tiềm năng đầy triển vọng. Các nghề nhƣ làm bột giấy, nghề mộc cao cấp, nghề xẻ xuất khẩu … phát triển nhanh chúng.
- Hoạt động tài chính, ngân hàng và tín dụng đều có sự đổi mới, tích cực huy động vốn trong nhân dân, đầu tƣ hiệu quả cho các doanh nghiệp và hộ gia đình làm kinh tế. Tổng vốn đầu tƣ huy động năm 2010 đạt 611.948 tỷ đồng, năm 2014 ƣớc đạt 911.348 tỷ. Trong những năm gần đây việc xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân đƣợc quan tâm bằng chính sách cho vay ƣu đói để các hộ có vốn sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng chính sách xã hội huyện hoạt động có hiệu quả tốt.
- Dân số: Tổng dân số trên địa bàn huyện thời điểm năm 2014 là 220.625 ngƣời trong đó, dân tộc Kinh là chủ yếu, chiếm khoảng 80% dân số, dân tộc Mƣờng, Thỏi chiếm 20%, mật độ dân số 768 ngƣời/km2, gấp 2,3 lần mật độ dân số trung bình của tỉnh Thanh Hóa (330 ngƣời/ km2
).
Về phân bố dân cƣ: hầu hết dân cƣ của huyện sống ở địa bàn nông thôn, chiếm trên 90,7% dân số toàn huyện, dân số thành thị chiếm 9,3%, thấp hơn so với bình quân chung của tỉnh 9,8% và thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nƣớc 27%. Điều đó cho thấy mức độ đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Thọ Xuân trong những năm qua còn thấp.
- Lao động, việc làm: Nguồn nhân lực của Thọ Xuân khá dồi dào. Số ngƣời trong độ tuổi lao động tăng dần. Năm 2011 là 110 nghìn ngƣời, chiếm 50,95% dân số; năm 2014 là 112,45 nghìn ngƣời, chiếm 50,97% dân số, hiện nay số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 98,2 nghìn ngƣời, chiếm 87,3% lao động trong độ tuổi. Lao động nông lâm nghiệp chiếm tới 50,8% tổng lao động toàn xã hội, lao động khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 32,6% và lao động khu vực dịch vụ chỉ chiếm 16,6%. Số lao động chƣa có việc làm còn trên 14 nghìn ngƣời, chiếm 12,7% tổng số lao động, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trong huyện mới đạt khoảng 75%. Cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở huyện thời gian qua bƣớc đầu có những chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp giảm từ 59,3% năm 2011 xuống còn 50,8% năm 2014. Tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 28,2% năm 2011 lên 32,6% năm 2014 và lao động khu vực dịch vụ tăng từ 12,5% năm 2011 lên 16,6% năm 2014.
Nhƣ vậy trong những năm qua, tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp đã giảm, lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. Tuy nhiên kết quả chuyển dịch lao động của huyện còn chậm so với bình quân
chung của toàn tỉnh. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, là lĩnh vực có năng suất thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, số lao động làm việc trong các ngành có năng xuất cao nhƣ công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp nên năng suất lao động chung của huyện đạt thấp.
Về chất lƣợng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lƣợng lao động ở Thọ Xuân đã đƣợc cải thiện từng bƣớc, trình độ văn hoá của lực lƣợng lao động ngày đƣợc nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chƣa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông ngày càng tăng; số lao động đƣợc đào tạo cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, hầu hết số lao động qua đào tạo tập trung ở các thị trấn, tại các khu vực khác số lao động kỹ thuật hầu nhƣ không đáng kể.
Thực hiện chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đƣợc các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm cả về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và năng lực thực tiễn. Ban Thƣờng vụ huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện đề án về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo quản lý của huyện giai đoạn 2012 - 2020. Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ; Hội đồng nhân dân huyện ban hành cơ chế hỗ trợ cán bộ, công chức đào tạo nâng cao trình độ, thu hút nguồn cán bộ có trình độ cao về công tác tại huyện.
Các cấp ủy đã xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức huyện đạt chuẩn theo quy định; trong đó có trình độ đại học đạt 39%.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc đẩy mạnh, từng bƣớc gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; 5 năm qua đó mở 86 lớp đào tạo nghề cho trên 6.200 lao động, giải quyết việc làm cho trên 3.000 lao
động/năm. Công tác xuất khẩu lao động bƣớc đầu có sự chuyển biến, đã đƣa đƣợc 420 lao động làm việc ở nƣớc ngoài.
3.1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
Trong những năm gần đây, thực hiện các chủ trƣơng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Huyện Thọ Xuân đã tập trung vào đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và nhu cầu đi lại của ngƣời dân, các công trình hạ tầng ngày càng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp.
- Hệ thống giao thông:
Trên địa bàn huyện hiện có 1.209,0 km đƣờng bộ, bao gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, đƣờng huyện, đƣờng xã quản lý. Trong đó:
+ Đƣờng tỉnh có 5 tuyến với tổng chiều dài là 43,1 km + Đƣờng huyện có 18 tuyến với tổng chiều dài là 123,0 km
+ Đƣờng xã quản lý: Bao gồm đƣờng liên thôn, đƣờng thôn xóm với tổng chiều dài 1.006,7 km.
Hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài 790 km.
Nếu phân theo kết cấu mặt đƣờng, huyện hiện có 94,4 km đƣờng nhựa (chiếm 8%); 420,7 km đƣờng cấp phố (chiếm 35,0%); 123,3 km đƣờng bê tông xi măng (chiếm 10%); 570,6 km đƣờng đất (chiếm 47,0%)
Về mật độ mạng lƣới giao thông đƣờng bộ của huyện hiện nay:
- Theo diện tích tự nhiên huyện đạt 3,99 km/km2 (Toàn tỉnh là 1,73 km/km2)
- Theo dân số huyện đạt 1,45 km/1.000 dân (Toàn tỉnh 3,1 km/1.000 dân)
Trên địa bàn huyện có 2 tuyến sông đi qua gồm sông Chu và sông Chày với hệ thống giao thông đƣợc phân bố hợp lý, phục vụ tốt những yêu cầu đi
lại và giao lƣu hàng hóa trong vùng, tuy nhiên một số tuyến đƣờng còn hẹp, chất lƣợng xấu, cần quan tâm đầu tƣ cải tạo và nâng cấp.
Hoạt động giao thông đƣờng thuỷ đã tham gia tích cực vào quá trình vận chuyển lƣu thông hàng hoá trong và ngoài vùng, đặc biệt là chuyên chở lâm sản từ miền núi tới vùng ven biển của tỉnh.
- Hệ thống thuỷ lợi:
+ Thuỷ nông
Hệ thống thuỷ nông của huyện đƣợc chia làm 2 vùng, vùng tả sông Chu và vùng hữu sông Chu. Trong những năm qua hệ thống thuỷ lợi đƣợc quan tâm đầu tƣ, nâng cấp và cải tạo; hệ thống đê đƣợc tu bổ và kè đá những đoạn xung yếu, hệ thống kênh tƣới chính đƣợc kiên cố hóa 30 km kênh cấp I đó đƣợc kiên cố hóa 100%, 75 km kênh cấp II, III đã kiên cố hoá đƣợc 40%, 400 km kênh cấp IV và kênh nội đồng cũng dần đƣợc kiên cố hoá để ổn định tƣới lâu dài.
+ Đê điều
Địa bàn huyện có sông Chu và sông cầu Chày chảy qua, nên hệ thống đê điều tƣơng đối lớn. Toàn huyện có 106 km đê bảo vệ từ cấp IV đến cấp I, có 16 kè bảo vệ và 60 cống qua đê.
Các công trình đê điều, nhất là đê địa phƣơng do lịch sử hình thành và khi xây dựng huy động nhiều sức dân, qua sử dụng nhiều nhân công và vật liệu địa phƣơng nên mới đạt chỉ tiêu kỹ thuật thấp cần đƣợc tu bổ nâng cấp hàng năm.
+ Các cơ sở hạ tầng khác:
Đến năm 2011 toàn huyện có 41/41 xã, thị trấn có trƣờng tầng, trong đó: 2 xã có trƣờng 3 tầng, 20 xã có trƣờng 02 tầng, 19 xã có trƣờng cấp 4.
- Tổng số trƣờng mầm non 43 trƣờng, trong đó 2 trƣờng trực thuộc công ty liên doanh mía đƣờng Lam Sơn, công ty giấy Lam Sơn, còn lại 41/41 xã,
thị trấn đều có trƣờng mầm non, với tổng số lớp học 408 lớp, 383 phòng học, số phòng học kiên cố 34 phòng, số phòng học cấp 4 (mái ngói) 349 phòng, số phòng học tạm 33 phòng, tổng số học sinh 10.665 học sinh.
- Cấp học tiểu học, toàn huyện có 41 trƣờng, với tổng số 628 lớp, 546 phòng học, trong đó phòng học kiên cố là 314 phòng, phòng học cấp 4 (mái ngói) 232 phòng, phòng học tạm 30 phòng. Tổng số học sinh 18.476 học sinh. - Cấp trung học cơ sở, toàn huyện có 42 trƣờng, với 490 lớp, 418 phòng học, trong đó phòng học kiên cố 240 phòng, cấp 4 (mái ngói) 178 phòng, phòng học tạm 62 phòng. Tổng số học sinh 16.476 học sinh.
- Cấp trung học phổ thông, toàn huyện có 4 trƣờng THPT quốc lập (trƣờng Lê Lợi, Lê Hoàn, Lam Kinh, Thọ Xuân 4), với tổng số 133 lớp, 6.449 học sinh. Có 2 trƣờng trung học bổ túc bán công (trƣờng Lê Văn Linh, Bán công 2 Thọ Xuân), tổng số 97 lớp, 5.163 học sinh. Có 1 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên với 30 lớp và 1.789 học sinh.
Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở đƣợc củng cố, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng; tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ đƣợc nâng cao. Hiện nay, huyện có 1 bệnh viện, 3 phân viện và 41 trạm xá xã với tổng số 268 giƣờng bệnh; toàn huyện có 290 cán bộ y tế, trong đó có 244 y, bác sỹ. Bình quân 1 vạn dân có 12,1 y, bác sỹ phục vụ;
Đến hết năm 2011 toàn huyện có 41 nhà văn hoá xã, thị trấn, 01 nhà văn hoá huyện và 180 nhà văn hoá thôn, làng, khu phố (chiếm 46% tổng số thôn). Phòng đọc sách báo thông thƣờng đƣợc sử dụng chung với nhà văn hóa thôn.
Tất cả các xã, thị trấn trong huyện đã có sân vận động, điểm vui chơi thể dục thể thao. Tuy nhiên cơ sở vật chất của ngành chƣa thoát khỏi tình trạng yếu kém, đầu tƣ cho sự nghiệp TDTT chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu của sự phát triển.
Toàn huyện có 101 trạm biến áp với tổng dung lƣợng đạt 26.220 KVA, tăng 14% so năm 2000. Tổng chiều dài đƣờng dây 358 km.
Đến nay trên địa bàn huyện 100% số xã, thị trấn đó đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia, ngành điện cơ bản đã cung cấp đủ nguồn điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh. Tỷ lệ hộ dùng điện tăng từ 69,19% (năm 1994) lên 95,91% (năm 2001) và 100% (năm 2011)
Toàn huyện đó có 7 bƣu cục, 35 điểm đó có bƣu điện văn hoá xã. Hiện tại hệ thống văn hoá xã chủ yếu phục vụ điện thoại. Phục vụ kịp thời 100% các Đảng bộ, chi bộ thôn xã có báo chí phát hành trong ngày.
+ Hệ thống chợ
Hiện nay toàn huyện có 23 chợ, trong đó có 15 chợ bán kiên cố (tổng diện tích 59.369 m2), 6 chợ tạm (tổng diện tích 23.649 m2
).
Tuy nhiên hầu hết các chợ trong huyện chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu giao thƣơng hiện nay và phát triển kinh tế, giao lƣu trong những năm tới, đó là hạn chế lớn cho mạng lƣới thƣơng mại, dịch vụ của huyện. Tại các xã chƣa có cửa hàng kinh doanh tổng hợp làm đầu mối phân phối hàng hoá cho các cơ sở nhỏ lẽ khác trong xã.