Tổng quan tình hình nghiên cứu về chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh công ty TNHH tín cường thành từ 2014 đến 2018 (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chiến lược kinh doanh

1.4.1 Các nghiên cứu quốc tế

Cho đến hiện tại quốc tế có nhiều nghiên cứu về chiến lược kinh doanh tiêu biểu như:

- Cuốn sách : Chiến lược cạnh tranh của Michael E.Porter viết năm 1980 được

NXB Trẻ dịch và xuất bản năm 2009. Trong cuốn sách này Porter đã thâu tóm toàn bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành vào năm yếu tố nền tảng: các đối thủ cạnh tranh trong ngành, nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm thay thế và đối thủ gia nhập tiềm năng, đồng thời giới thiệu ba chiến lược cạnh tranh phổ quát: chi phí thấp, đặc trưng hóa khác biệt và trọng tâm, từ đó tạo nên nền tảng cho thuyết chiến lược cạnh tranh sau này. Trong tác phẩm này tác giả còn hướng dẫn kỹ thuật phân tích ngành gồm phân tích cơ cấu ngành, phân tích đối thủ cạnh tranh, tín hiệu thị trường, các chiến lược với khách hàng và nhà cung cấp, sự vận động của ngành. Cách tìm nguồn thông tin để thực hiện công việc phân tích trên.

- Với tác phẩm: Lợi thế cạnh tranh, Michael E.Porter, 1985 được NXB Trẻ dịch

trị” của Porter tách biệt công ty thành những “hoạt động” khác nhau, những chức năng hoặc quy trình riêng biệt, đại diện cho từng yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh.

1.4.1 Các nghiên cứu trong nước

- Trong cuốn sách Quản trị chiến lược, Hoàng Văn Hải, 2010, NXB Đại học

Quốc Gia Hà Nội. Bên cạnh các công nghệ quản trị chiến lược của phương Tây, tác giả đã đưa ra khái niệm “tư duy chiến lược Đông- Tây” bổ sung thêm các tư duy chiến lược phương Đông, các tư liệu, hình huống của Việt Nam vào nghiên cứu và giới thiệu. Điểm mới trong sách là tác giả nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tái cấu trúc tổ chức, thiết lập các hệ thống trợ lực chiến lược và cải biến văn hóa công ty cho tương thích với chiến lược.

- Trong các cuốn sách Quản lý chiến lược, Phạm Lan Anh, 2007 NXB Khoa học và Kỹ thuật; cuốn sách Chiến lược và sách lược kinh doanh, Bùi Văn Đông, 2011 NXB Lao động; cuốn sách Quản trị chiến lược và chính sách kinh doanh, Nguyễn

Mạnh Hùng và cộng sự, 2013 NXB Phương Đông các tác giả đưa ra các phương pháp để có thể lập và quản lý một chiến lược kinh doanh, cách thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chiến lược.

- Cuốn sách Phương pháp hoạch định chiến lược, Hương Huy, 2007 NXB Giao

thông vận tải. Tác giả đã sưu tầm, nghiên cứu từ nhiều nguồn tài liệu nước ngoài về định nghĩa chiến lược, tư duy chiến lược, cách phân tích môi trường, đánh giá công ty, xây dựng chiến lược và lựa chọn một trong các chiến lược đó.

- Bài thuyết trình “Hội thảo Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh”- tác

giả Ngô Quý Nhân – Đại học Ngoại Thương, Công ty OCD. Tại đây tác giả giới thiệu các phương pháp tiếp cận mới về chiến lược kinh doanh, công cụ trong phân tích chiến lược, định vị chiến lược, cách triển khai và đánh giá chiến lược. Các vấn đề trong quản lý chiến lược tại Việt Nam hiện nay như chủ nghĩa cơ hội: dựa trên mối quan hệ; quá tập trung vào quy mô thay vì hiệu quả; thiếu trọng tâm: hướng tới tất cả các phân khúc trên thị trường; không xác định được lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi; thiếu đầu tư xây dựng thương hiệu, R&D, nguồn nhân lực…

- Đề tài “ Hoạch định chiến lược phát triển S-fone đến năm 2015” - Luận văn

Thạc sỹ quản trị kinh doanh của tác giả Phan Minh Tuấn- Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2006. Với đề tài này tác giả phân tích các yếu tố bên trong và ngoài tác động đến một doanh nghiệp hoạt động trong ngành viễn thông và sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận đánh giá nội bộ, sau đấy sử dụng ma trận SWOT để hình thành nên chiến lược cho doanh nghiệp.

- Đề tài “ Chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Kỹ nghệ thực phẩm Bách Việt” – Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh của tác giả Phạm Đình Thiên- Đại

học quốc tế Delta năm 2012. Trong đề tài này tác giả phân tích thực trạng ngành sản xuất mật ong, các yếu tố bên trong và ngoài tác động đến một doanh nghiệp và sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá nội bộ (IFE), sử dụng ma trận SWOT để hình thành nên các chiến lược cho doanh nghiệp.

- Đề tài “ Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến 2020”- Luận án tiến sĩ kinh

tế của tác giả Trần Đăng Khoa- Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Trong đề tài này tác giả phân tích tổng quan và thực trạng về ngành viễn thông tại Việt Nam và thế giới, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của viễn thông Việt Nam, đánh giá tác động bên ngoài, các cơ hội và đe dọa trong điều kiện kinh tế Việt Nam đã tham gia WTO, AFTA, và đang trong quá trình đàm phán TPP, sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận các yếu tố bên trong, ma trận SWOT để hình thành nên các giải pháp cho viễn thông Việt Nam đến năm 2020.

- Ở bài viết “Vì sao hoạch định chiến lược kinh doanh là yếu tố quyết định?” tác giả Đặng Đức Thành đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số chuyên đề tháng 12/2013 đã nghiên cứu và nêu lên năm thất bại sẽ gặp phải nếu không có chiến lược kinh doanh và năm vấn đề trọng tâm trong hoạch định chiến lược là: công tác nghiên cứu thị trường; xây dựng cách thức tổ chức bán hàng tối ưu; xác định kinh doanh chuyên ngành hay đa ngành; vốn kinh doanh và xây dựng lợi thế cạnh tranh…

Các công trình trên đã đưa ra các lý thuyết về Quản trị chiến lược, tầm quan trọng của chiến lược, cách thức lập chiến lược cũng như vài trường hợp áp dụng vào thực tế

để lập nên một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh cho công ty tạo tiền đề cho tác giả tiếp tục nghiên cứu lập chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Tín Cường Thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh công ty TNHH tín cường thành từ 2014 đến 2018 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)