Chi phí kiệt quệ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ cấu vốn tại tập đoàn FPT (Trang 29 - 31)

1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn

1.2.2. Chi phí kiệt quệ tài chính

Một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp là chi phí phá sản. Khi hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng, và cũng có nghĩa là khả năng doanh nghiệp không thanh toán cho các trái chủ sẽ tăng. Khi đó, quyền sở hữu doanh nghiệp sẽ bị chuyển từ các cổ đông sang các trái chủ.

Về nguyên tắc, doanh nghiệp sẽ phá sản khi giá trị tài sản của doanh nghiệp tƣơng đƣơng giá trị các khoản nợ. Giá trị vốn chủ sở hữu sẽ bằng 0, và các cổ đông sẽ chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp sang cho các trái chủ. Khi việc chuyển nhƣợng này đƣợc thực hiện, các trái chủ sẽ nắm giữ các tài sản mà giá trị của chúng

tƣơng đƣơng các khoản nợ. Trên thực tế, khi chuyển nhƣợng nhƣ vậy các trái chủ sẽ mất một khoản chi phí, đó là chi phí phá sản

Có hai loại chi phí phá sản: Chi phí phá sản trực tiếp và chi phí phá sản gián tiếp. - Chi phí phá sản trực tiếp:

Nó liên quan đến việc chuyển giao tài sản sang cho các trái chủ. Việc chuyển giao này là quá trình pháp lý, không liên quan đến các vấn đề kinh tế. Chi phí này bao gồm các chi phí pháp lý và hành chính để làm thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Vì các chi phí này liên quan đến thủ tục phá sản do vậy, trái chủ không thể nhận đƣợc toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp. Một số tài sản sẽ bị “biến mất” trong quá trình phá sản. Những chi phí hành chính và pháp lý này đƣợc gọi là chi phí phá sản trực tiếp.

Chi phí phá sản trực tiếp không khuyến khích việc sử dụng nợ. Nếu doanh nghiệp bị phá sản, một phần tài sản của doanh nghiệp sẽ sụt giảm, phần sụt giảm này gọi là “thuế” phá sản. Do vậy, doanh nghiệp sẽ đứng trƣớc một số đánh đổi, vay nợ nhiều hơn để hƣởng tiết kiệm thuế nhờ lãi vay nhƣng khi doanh nghiệp vay mƣợn nhiều thì khả năng phá sản sẽ tăng, khi đó “thuế phá sản doanh nghiệp” sẽ tăng.

- Chi phí phá sản gián tiếp:

Vì chi phí phá sản rất lớn nên các doanh nghiệp thƣờng trích lập một khoản dự phòng để tránh nguy cơ phá sản. Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn về khả năng thanh toán, hay tình trạng khủng hoảng tài chính, sẽ phát sinh chi phí này. Một số doanh nghiệp khi rơi vào trình trạng khủng hoảng tài chính có thể dẫn đến phá sản, nhƣng phần lớn các doanh nghiệp đề tìm cách khắc phục để vƣợt qua khủng hoảng.

Chi phí để tránh nguy cơ phá sản khi các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính gọi là chi phí phá sản gián tiếp. Chi phí khủng hoảng tài chính bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan dến quá trình phá sản hay tránh nguy cơ phá sản của một doanh nghiệp.

Chi phí khủng hoảng tài chính sẽ tăng nếu các cổ đông và trái chủ là hai nhóm khác nhau. Cho đến khi doanh nghiệp phá sản, các cổ đông vẫn nắm quyền sở hữu doanh nghiệp. Do đó, họ sẽ đƣa ra các quyết định dựa trên quyền lợi của họ.

Các cổ đông có thể bị ảnh hƣởng lớn nhất bởi việc phá sản doanh nghiệp nên họ sẽ tìm mọi cách phòng tránh phá sản doanh nghiệp.

Các trái chủ, ngƣợc lại, tìm mọi cách bảo vệ tài sản của doanh nghiệp và cố gắng nắm quyền kiểm soát từ các cổ đông. Họ có động lực để đƣa doanh nghiệp đến tình trạng phá sản.

Trong khi đó, giá trị tài sản của doanh nghiệp có thể bị giảm vì ban lãnh đạo doanh nghiệp tìm mọi cách để phòng tránh phá sản thay vì điều hành hoạt động kinh doanh. Do đó, có thể hoạt động kinh doanh có thể ngƣng trệ, doanh thu giảm sút, các nhân viên tốt có thể bỏ việc, các dự án tiềm năng ó thể bị bỏ qua.

Tất cả các chi phí trên chính là chi phí phá sản gián tiếp hay chi phí khủng hoảng tài chính. Cho dù doanh nghiệp có rơi vào tình trạng phá sản hay không thì giá trị ròng của doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm vì doanh nghiệp đã sử dụng nợ. Đây chính là nhân tố ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến việc sử dụng nợ của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản lớn hơn sẽ sử dụng ít nợ hơn. Ví dụ, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu doanh nghiệp có EBiT biến động lớn sẽ ít sử dụng nợ hơn. Hơn nữa, chi phí khủng hoảng tài chính sẽ khác nhau giữa các doanh nghiệp. Chi phí này phụ thuộc vào chất lƣợng các tài sản của doanh nghiệp. nói cách khác, chi phí này sẽ đƣợc xác định bởi mức độ chuyển nhƣợng cá tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp có các tài sản hữu hình sẽ dễ dàng đƣợc bán và giá trị ít bị suy giảm hơn doanh nghiệp mà tài sản chủ yếu là các tài sản vô hình nhƣ trình độ của công nhân, hay lợi thế thƣơng mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ cấu vốn tại tập đoàn FPT (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)