Biến động của hệ số Nợ/Tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ cấu vốn tại tập đoàn FPT (Trang 48)

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất từ 2008 đến 2013 và tính toán của tác giả)

Nhƣ phân tích ở trên, FPT đang có xu hƣơng tăng sử dụng vốn chủ sở hữu, hạn chế các khoản vay trong tổng nguồn vốn. Qua đồ thi ̣ 2.9 ta thấy điều đó đƣợc thể hiện rõ ràng hơn, những năm gần đây (từ 2009 đến năm 2012) tỷ suất nợ có xu hƣớng giảm và có sự điều chỉnh nhẹ trong năm 2013 (tăng 3% so với năm 2012). Kết hợp số liệu trong báo cáo tài chính các năm ta thấy FPT đang có xu hƣớng không sử dụng nợ dài hạn trong tổng vốn. Nhƣ vậy, dƣờng nhƣ FPT đã tăng nguồn vốn chủ sở hữu để hạn chế sử dụng vốn vay (cả dài hạn và ngắn hạn). Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí lãi, nhƣng sẽ phải tăng vốn chủ sở hữu để bù đắp lƣợng sụt giảm này.

Đồ thị 2.10: So sánh tỷ suất nợ của FPT với ngành

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất từ 2008 đến 2013 và tính toán của tác giả)

Khi so sánh tỷ suất nợ của FPT với ngành qua đồ thị 2.10 ta thấy, tỷ suất nợ của FPT cao hơn so với ngành và đang có xu hƣớng điều chỉnh về bằng với chỉ tiêu của ngành. Điều này là hợp lý khi FPT đang duy trì tỷ suất tự tài trợ thấp hơn chỉ tiêu ngành. Nhƣng việc duy trì tỷ suất nợ cao sẽ tác động không tốt đến khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của tập đoàn.

2.2.3. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Đồ thị 2.11: Biến động của tỷ số Nợ/VCSH

Do tâ ̣p đoàn chu yển hƣớng chiến lƣợc trong cơ cấu nguồn vốn đồng thời với việc duy giảm tỷ suất nợ, tăng tỷ suất tự tài trợ nên qua đồ thi ̣ 2.11 ta thấy tỷ số Nơ ̣/Vốn chủ sở hƣ̃u qua nhƣ̃ng năm gần đây đã su ̣t giảm và có sự điều chỉnh vào năm 2013. Trong tất cả các năm ta đều thấy tỷ số Nợ/VCSH đều lớn hơn 1, có năm còn lớn hơn 2, điều này cho thấy trong cơ cấu vốn của tập đoàn đang có xu hƣớng ƣu tiên dùng nợ (dù đang có sự điều chỉnh chuyển dần sang sử dụng vốn chủ sở hữu).

Khi so sánh tỷ số này với chỉ số của ngành trong đồ thị 2.12 ta thấy, với việc duy trì tỷ suất nợ cao và tỷ suất tự tài trợ thấp dù đã đƣợc điều chỉnh giảm trong những năm gần đây nhƣng tỷ số Nợ/VCSH của tập đoàn đang cao hơn mức trung bình của ngành. Nhƣ vậy, tập đoàn đang có rủi ro nợ cao hơn so với nhiều doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Điều này sẽ gây nên áp lực trả nợ, rủi ro thanh toán và có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn.

Đồ thị 2.12: So sánh tỷ số Nợ/VCSH của FPT với ngành

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất từ 2008 đến 2013 và tính toán của tác giả)

Vậy với chiến lƣợc và tính toán sử dụng cơ cấu vốn nêu trên sẽ tác động đến tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh nhƣ thế nào , liê ̣u có sƣ̣ mất cân đối nào với cấu trúc tà i sản của tâ ̣p đoàn hay không ? Vấn đề sẽ đƣợc lý giải ở phần tiếp theo.

2.2.4. Mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.3: Tình hình biến động cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

ĐVT: Tỷ đồng Các chỉ tiêu cơ bản 2008 % Tổng tài sản 2009 % Tổng tài sản 2010 % Tổng tài sản 2011 % Tổng tài sản 2012 % Tổng tài sản 2013 % Tổng tài sản A- Tài sản 6.124 100 10.395 100 12.304 100 14.943 100 14.209 100 17.570 100 I. Tài sản ngắn hạn 4.658 76,06 7.679 73,87 8.839 71,84 11.373 76,11 10.229 71,99 12.908 73,47

II. Tài sản dài hạn 1.466 23,94 2.716 26,13 3.465 28,16 3.570 23,89 3.980 28,01 4.662 26,53

B - Nguồn vốn 6.124 100 10.395 100 12.304 100 14.943 100 14.209 100 17.570 100

I. Nợ phải trả 3.165 51,68 6.677 64,23 7.255 58,96 8.717 58,34 7.114 50,07 9.316 53,02

1. Nợ ngắn hạn 3.160 51,60 4.766 45,85 5.439 44,21 8.475 56,72 6.819 47,99 9.068 51,61

2. Nợ dài hạn 5 0,08 1.911 18,38 1.816 14,76 242 1,62 295 2,08 248 1,41

II. Nguồn VCSH 2.959 48,32 3.002 28,88 3.983 32,37 5.521 36,95 6.182 43,51 7.208 41,02

III. Lợi ích cổ đông

thiểu số 0 0,00 716 6,89 1.066 8,66 705 4,72 913 6,43 1.046 5,95

Qua bảng 2.3 ta thấy, cơ cấu tài sản của tập đoàn khá ổn định (dao động trong khoảng 23% - 28% giá trị tổng tài sản là giá trị tài sản dài hạn). trong khi đó, vốn chủ sở hữu thấp nhất cũng chiếm gần 29% tổng nguồn vốn năm 2009. Nhƣ vậy, với cơ cấu nguồn vốn nhƣ thế này, tập đoàn hoàn toàn có thể sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tƣ cho toàn bộ giá tài sản cố định mà không cần sử dụng đến vốn vay (cả vay dài hạn hay ngắn hạn ). Giá trị các tài sản lƣu động sẽ đƣợc đầu tƣ từ các khoản nợ ngắn hạn, nơ ̣ dài ha ̣n và số còn lại của vốn chủ sở hữu. Có thể nói, FPT đang sử dụng một cơ cấu vốn an toàn khi đầu tƣ cho các tài sản, luôn có mô ̣t nguồn vốn nhàn rỗi để có thể tâ ̣n du ̣ng các cơ hô ̣i kinh doanh đô ̣t xuất , nhƣng nhƣợc điểm của nó là doanh nghiệp sẽ luôn duy trì một nguồn vốn nhàn rỗi dài hạn ngay cả khi không có nhu cầu vốn tạm thời, điều này sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn.

2.2.5. Tác động của cơ cấu vốn đến tình hình tài chính của tập đoàn * Tác động của cơ cấu vốn đến khả năng thanh toán

Bảng 2.4: Tình hình sức khỏe tài chính của tập đoàn

Sức khỏe tài chính 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Thanh toán hiện thời (lần) 1,1 1,3 1,2 1,3 1,5 1,4 thanh toán Nhanh (lần) 1,5 1,6 1,6 1,0 1,1 1,1

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất từ 2008 đến 2013 và tính toán của tác giả)

Với một cơ cấu vốn nghiêng về sử dụng nợ, với tỷ suất nợ khá cao nhƣ phân tích ở trên nhƣng nhìn vào đồ thị 2.13 ta thấy, FPT đang có hệ số thanh toán khá an toàn (cả 2 hệ số thanh toán đều lớn hơn 1). Điều này sẽ giúp tập đoàn đối phó đƣợc với các rủi ro thanh toán khi ƣu tiên sử dụng nợ trong tổng nguồn vốn, nhƣng đồng thời nó cũng làm cho tập đoàn tăng chi phí tài chính khi duy trì hệ số thanh toán này.

Đồ thị 2.14: So sánh hê ̣ số thanh toán nhanh của FPT với ngành

Nhƣ đã ph ân tích , một cơ cấu vốn nghiêng về sử dụng nợ, với tỷ suất nợ trong tổng vốn cao nhƣng FPT có mô ̣t khả năng thanh to án rất tốt . Khi so sánh hê ̣ số thanh toán nhanh với ngành ta thấy đang có mô ̣t ngi ̣ch lý xảy ra . Dù tỷ trọng vốn chủ s ở hữu trên tổng nguồn vốn của ngành cao hơn của FPT nhƣng hệ số thanh toán nhanh của ngành la ̣i thấp hơn so với FPT qua các năm nhƣ đồ thị 2.14. Trong ba năm gần đây, FPT đã điều chỉnh hệ số thanh toán nhanh xấp xỉ với hệ số của ngành (khi nhìn vào đồ thị ta thấy hai đƣờng gần trùng nhau). Điều này có thể giải thích bằng việc FPT duy trì tỷ suất nợ cao (trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn) nhƣng đồng thời cũng tăng lƣợng tiền mặt nắm giữ để đảm bảo an toàn tài chính và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn (lƣợng tiền mặt nắm giữ năm 2013 tăng 18,6% so với năm 2012).

* Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

WACC = WdRd (1 – T) + WsRs + WpRp + WeRe

Áp dụng tính WACC cho tâ ̣p đoàn FPT ta thấy , trong nhƣ̃ng năm trở la ̣i đây trong nguồn vốn của tâ ̣p đoàn chỉ sƣ̉ du ̣ ng hai thành phần là nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) và vốn cổ phần thƣờng, do đó công thƣ́c xác đi ̣nh WACC cho tâ ̣p đoàn FPT đƣợc rút gọn thành nhƣ sau:

WACC = WdRd (1 – T) + WeRe

Về chi phí sƣ̉ du ̣ng vốn vay (Rd): Theo báo cáo thƣờng niên các năm , và nhƣ đã phân tích ở trên vốn vay dài ha ̣n của tâ ̣p đoàn sƣ̉ du ̣ng rất ít và thƣờng chỉ thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi với thời gian đáo ha ̣n là 3 năm. Do đó, chi phí sƣ̉ du ̣ng vốn vay chúng ta sẽ lấy luôn lãi suất đáo ha ̣n của trái phiếu làm chi phí sƣ̉ dụng vốn vay.

Về chi phí sƣ̉ du ̣ng vốn cổ phần thƣờng (Re): Sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp CAPM

Đồ thị 2.15: Mối quan hê ̣ giƣ̃a tỷ tro ̣ng nguồn vốn chủ sở hƣ̃u với chi phí sƣ̉ dụng vốn

Qua biểu đồ ta thấy , cơ cấu vốn có tác động đến WACC, nhƣng sự tác động không rõ xu hƣớng cụ thể. Có năm tác động cùng chiều, nhƣng có những năm lại ngƣợc chiều. Để biết đƣợc xu hƣớng tác động có lẽ chúng ta sẽ phải kéo dài thời gian nghiên cứu trong điều kiện luận văn không cho phép.

* Tác động của cơ cấu vốn đến các chỉ tiêu ROA, ROE

Bảng 2.5: Tác động của cơ cấu vốn đến các chỉ tiêu ROA, ROE

hiệu quả quản lý 2008 2009 2010 2011 2012 2013

ROA (%) 17% 14% 14% 14% 14% 12% ROE (%) 36% 43% 47% 38% 32% 29% VCSH/tổng vốn (%) 48% 32% 29% 37% 43% 41%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất từ 2008 đên 2013 và tính toán của tác giả)

Đồ thị 2.16: Tác động của cơ cấu vốn đến các chỉ tiêu ROA, ROE

Qua bảng số liệu và đồ thị 2.16 ta thấy rằng, chỉ tiêu ROA không chịu ảnh hƣởng rõ rệt từ cơ cấu vốn (thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ). Trong khi những năm qua cơ cấu vốn thay đổi nhƣng ROA lại chỉ có một xu hƣớng giảm sau khi giữ ở mức ổn định khoảng 14% trong bốn năm liên tục.

Đối với ROE, chỉ tiêu này chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ sự biến động của cơ cấu vốn và có xu hƣớng biến động ngƣợc chiều với tỷ suất tự tài trợ. Điều này là hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết theo mô hình phân tích Dupont bậc 1.

Để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của cơ cấu vốn (thông qua chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ) đến ROE ta sẽ sử dụng mô hình phân tích Dupont bậc 1 và phƣơng pháp thay thế liên hoàn.

Mô hình phân tích Dupont bậc 1: ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Hay:

ROE = ROA x 1

Tỷ suất tự tài trợ

Sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hƣởng của Tỷ suất tự tài trợ đến sự biến động của ROE (bƣớc thay thế lần 2) ta đƣợc bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Mức độ ảnh hƣởng của tỷ suất tự tài trợ đến sự biến động của ROE

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

ROE 36% 43% 47% 38% 32% 29%

Biến động của ROE 7% 4% -9% -6% -3%

Tỷ suất tự tài trợ 48% 32% 29% 37% 43% 41%

Mức độ ảnh hƣởng 14% 5% -11% -6% 2%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm và tính toán của tác giả)

Qua bảng 2.6 ta thấy, tỷ suất tự tài trợ và ROE có biến động ngƣợc chiều nhau, khi tỷ suất tự tài trợ giảm thì ROE tăng và ngƣợc lại, riêng năm 2013 là biến động không theo quy luật nêu trên. Điều này có thể giải thích do sự sụt giảm của tỷ suất tự tài trợ làm tăng ROE không đủ bù đắp sự sụt giảm ROE do giảm ROA. Mức độ ảnh hƣởng của sự biến động tỷ suất tự tài trợ đến biến động của ROE là tƣơng đối lớn, riêng năm 2012 ta thấy 100% sự sụt giảm của ROE là do việc tăng tỷ suất tự tài trợ. Trong các năm còn lại, sự biến động của tỷ suất tự tài trợ tác động ít nhất đến 50% sự biến động của ROE. Đây là mức ảnh hƣởng rất lớn, hay nói cách khác cơ cấu vốn đã tác động trực tiếp đến ROE của doanh nghiệp.

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Ưu điểm

Qua nhƣ̃ng phân tích ở trên , chúng ta có thể thấy cơ cấ u vốn mà tâ ̣p đoàn FPT đang sƣ̉ du ̣ng có mô ̣t số ƣu điểm , điều này giúp c ho tâ ̣p đoàn đa ̣t đƣợc nhƣ̃ng kết quả tích cƣ̣c trong thời gian qua:

2.3.1.1. Hệ số thanh toán được đảm bảo ở mức an toàn

Dù tập đoàn đang có xu hƣớng nghiêng về sử dụng nợ (tỷ suất nợ luôn lớn hơn 50%) nhƣng với việc duy trì lƣợng tiền mặt tốt nên các hệ số thanh toán của tập đoàn vẫn đảm bảo đƣợc mức độ an toàn tài chính nhất định. Các hệ số thanh toán (đặc biệt là hệ số thanh toán nhanh) đều lớn hơn 1 và cao hơn chỉ tiêu ngành, trong 3 năm trở lại đây tập đoàn có xu hƣớng điều chỉnh hệ số thanh toán về xấp xỉ chỉ tiêu ngành.

Việc giữ lƣợng tiền mặt lớn sẽ giúp tập đoàn đảm bảo an toàn tài chính những cũng làm tăng chi phí việc lƣu trữ tiền mặt. Do đó việc tập đoàn điều chỉnh các hệ số thanh toán về 1, chứng tỏ tập đoàn đã chú ý đƣợc tác hại của việc lƣu giữ quá nhiều tiền mặt để bù đắp cho việc sử dụng cơ cấu vốn nghiêng về nợ nhƣ hiện nay.

2.3.1.2. Chi phí sử dụng vốn bình quân khá thấp

Với chi phí sƣ̉ du ̣ng vố n bình quân (WACC) khá thấp , thấp hơn ROE của doanh nghiệp, cho dù khi tính WACC tác giả đã lựa chọn Rd theo lãi suất cho vay trung bình của các Ngân hàng thƣơng mại với các doanh nghiệp tƣơng tự FPT chứ không dựa trên chi phí lãi vay đƣợc ghi nhận trên Bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Nhƣ vậy, cho dù WACC đối với cơ cấu vố n mà tâ ̣p đoàn đang áp du ̣ng đã khá thấp , nhƣng đó đã phải là cơ cấu vốn hiệu quả nhất hay chƣa tập đoàn có thể dựa vào việc đánh giá tác động của cơ cấu vốn đến ROE nhƣ ở trên để xây dựng cơ cấu vốn hợp lý sao cho có thể đạt ROE là lớn nhất.

2.3.1.3. Quy mô vốn tăng

Quy mô vốn của tâ ̣p đoàn tăng 2,87 lần sau 5 năm (tƣ̀ 2008 đến 2013), trong đó quy mô vốn chủ sở hƣ̃u tăng 2,44 lần, quy mô nợ phải trả tăng 2,94 lần sau 5 năm. Tốc đô ̣ tăng quy mô vốn chủ sở hƣ̃u thấp hơn tốc đô ̣ tăng qu y mô vốn , trong khi quy mô tăng nợ phải trả tăng nhanh hơn quy mô vốn chƣ́ng tỏ viê ̣c ƣu tiên sƣ̉ dụng nợ của tập đoàn trong cơ cấu vốn nhƣ đã phân tích ở trên.

Viê ̣c tăng quy mô vốn thông qua tăng quy mô vốn chủ sở hƣ̃u và tăng quy mô nợ phải trả chƣ́ng tỏ tâ ̣p đoàn đang tăng quy mô kinh doanh , đồng thời chƣ́ng tỏ tính hiệu quả trong các dự án mở rộng kinh đó . Điều này đƣợc thể hiê ̣n qua viê ̣c cổ

phiếu FPT vẫn luôn là cổ phiếu hấp dẫn trên thi ̣ trƣờng chƣ́ng khoán và đƣơ ̣c các nhà đầu tƣ đón nhận . Và mặc dù tăng quy mô vốn chủ sở hữu nhƣng qua phân tích ta thấy chỉ số ROE của tâ ̣p đoàn vẫn rất cao (thấp nhất là 29% và cao hơn mức trung bình chung của ngành ). Đồng thời tăng quy mô nợ phải trả (chủ yếu tăng quy mô nợ ngắn hạn) nhƣng tập đoàn vẫn đảm bảo đƣợc an toàn tài chính ở mức tốt (hệ số thanh toán nhanh luôn lớn hơn 1). Nhƣng tập đoàn cần điều chỉnh lại cơ cấu vốn vì ROE của tập đoàn cao hơn ngành nhƣng lại đang có xu hƣớng giảm trong vài năm gần đây.

2.3.1.4. Có mô hình tài trợ tài sản an toàn

Qua phân tích số liệu từ bảng 2.3 ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu luôn cao hơn tỷ trọng tài sản dài hạn. Nhƣ vậy, tài sản dài hạn có thể đƣợc tài trợ bằng 100% vốn chủ sở hữu, số còn lại của vốn chủ sở hữu sẽ dùng tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Với mô hình tài trợ an toàn nhƣ trên FPT sẽ luôn có mô ̣t nguồn vốn nhàn rỗi để có thể tâ ̣n du ̣ng các cơ hô ̣i kinh doanh đô ̣t xuất , nhƣng nhƣợc điểm của nó là doanh nghiệp sẽ luôn duy trì một nguồn vốn nhàn rỗi dài hạn ngay cả khi không có nhu cầu vốn tạm thời, điều này sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn.

2.3.2. Nhược điểm

Mă ̣c dù đa ̣t đƣợc nhƣ̃ng thành tƣ̣u đáng khích lê ̣ trong viê ̣c lƣ̣a cho ̣n chiến lƣơ ̣c xây dƣ̣ng mô ̣t cơ cấu vốn cho tâ ̣p đoàn đƣợ c thể hiê ̣n qua các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh trong thời gian qua . Nhƣng bên ca ̣nh đó cơ cấu vốn của tập đoàn vẫn đang tồn tại một số những nhƣợc điểm sau

2.3.2.1. Hiệu quả kinh doanh có dấu hiệu suy giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ cấu vốn tại tập đoàn FPT (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)