1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn
Trong báo cáo tài chính, giá trị nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và tổng vốn đƣợc thể hiện trên Bảng cân đối kế toán. Dựa vào giá trị các khoản mục này trên Bảng cân đối kế toán chúng ta có thể xác định đƣợc cơ cấu vốn của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu sau:
Tỷ số tự tài trợ =
Vốn chủ sở hữu
x 100% Tổng tài sản
Ý nghĩa: Trong 100 đồng vốn thì doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, nếu tỷ số vốn chủ sở hữu lớn hơn 50% thì cơ cấu vốn của doanh nghiệp nghiêng về sử dụng vốn chủ sở hữu hơn sử dụng nợ.
- Tỷ số nợ (hệ số nợ):
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
x 100% Tổng tài sản
Ý nghĩa: Trong 100 đồng vốn thì doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng nợ, nếu tỷ số nợ lớn hơn 50% thì cơ cấu vốn của doanh nghiệp nghiêng về sử dụng nợ.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ số Nợ/VCSH =
Nợ phải trả VCSH
Ý nghĩa: Cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu phải “gánh” bao nhiêu đồng nợ, nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì có nghĩa cơ cấu vốn của doanh nghiệp nghiêng về sử dụng nợ, khả năng đảm bảo an toàn tài chính sẽ thấp và ngƣợc lại.
- Hệ số đòn bẩy tài chính:
Hệ số đòn bẩy tài chính =
Tổng vốn VCSH
Ý nghĩa: Tổng vốn gấp bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu, nếu hệ số này lớn hơn 2 thì có nghĩa cơ cấu vốn của doanh nghiệp nghiêng về sử dụng nợ, khả năng đảm bảo an toàn tài chính sẽ thấp và ngƣợc lại.
1.3.2. Mô hình phân tích tài chính Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật đƣợc sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. Trong phân tích
tài chính, ngƣời ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.
* Ứng dụng mô hình Dupont
- Mô hình có thể đƣợc sử dụng bởi bộ phận thu mua và bộ phận bán hàng để khảo sát hoặc giải thích kết quả của ROE, ROA,…
- So sánh với những hãng khác cùng ngành kinh doanh - Phân tích những thay đổi thƣờng xuyên theo thời gian
- Cung cấp những kiến thức căn bản nhằm tác động đến kết quả kinh doanh của công ty
- Cho thấy sự tác động của việc chuyên nghiệp hóa chức năng mua hàng.
* Các bước trong mô hình Dupont
- Thu nhập số liệu kinh doanh (từ bộ phận tài chính) - Tính toán (sử dụng bảng tính)
- Đƣa ra kết luận
- Nếu kết luận xem xét không chân thực, kiểm tra số liệu và tính toán lại
* Thế mạnh của mô hình Dupont
- Tính đơn giản. Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi ngƣời kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty
- Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên
- Có thể đƣợc sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bƣớc cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi điều cần làm trƣớc tiên là nên nhìn vào thƣc trạng của công ty. Thay vì tìm cách thôn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hƣởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém .
* Hạn chế của mô hình phân tích Dupont
- Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhƣng có thể không đáng tin cậy - Không bao gồm chi phí vốn
- Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào.
* Áp dụng mô hình Dupont vào phân tích chỉ tiêu ROE
Các tỷ số phân tích theo phƣơng pháp so sánh đƣợc trình bày ở phần trên đều ở dạng một phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố: mẫu số và tử số của phân số đó. Mặt khác các tỷ số tài chính còn ảnh hƣởng lẫn nhau. Hay nói cách khác một tỷ số tái chính lúc này đƣợc trình bày bằng một vài tỷ số tài chính khác.
Áp dụng vào phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ ở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này đƣợc thể hiện bằng mô hình Dupont nhƣ sau:
Công thức xuất phát:
ROE = Lợi nhuận ròng VCSH Mô hình Dupont bậc 1: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng x Tổng tài sản VCSH Tổng tài sản VCSH
Hay ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Muốn tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ta cần tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản, tức sử dụng tối đa công suất tài sản, hoặc tăng tổng số tài sản trên vốn cổ phần tức cần sử dụng công cụ nợ, hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tức là cố giảm chi phí.
Mô hình Dupont bậc 2: Lợi nhuận ròng
= Lợi nhuận ròng
x Doanh thu x Tổng tài sản VCSH Doanh thu Tổng tài sản VCSH
Hay, ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính
Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE nhƣ sau:
- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.
- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lƣợng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.