1.2. VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.3. Vai trò của vốn kinh doanh
Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh nghiệp, ngành nghề kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế. Để tiến hành hoạt động kinh doanh đƣợc, doanh nghiệp cần phải nắm giữ một lƣợng vốn nhất định nào đó. Số vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn đóng vai trò đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc tiến hành thuận lợi theo mục tiêu đã định. Vốn là một trong các yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất ngoài sức lao động, tài nguyên và kỹ thuật công nghệ. Tuy nhiên, khi có vốn, doanh nghiệp có thể sử dụng để mua tài nguyên và công nghệ, thuê lao động. Vì vậy vốn đƣợc coi là yếu tố quan trọng nhất để tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Vốn kinh doanh giúp các doanh nghiệp hoạt động liên tục, có hiệu quả. Tƣơng ứng với mỗi quy mô sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có một lƣợng vốn nhất định. Lƣợng vốn này thể hiện nhu cầu thƣờng xuyên mà doanh nghiệp cần có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì quá trình sản xuất sẽ bị đình trệ, không đảm bảo đƣợc hợp đồng đã ký với khách hàng… dẫn đến bị mất thị phần, mất khách hàng, doanh thu và lợi nhuận giảm sút và các mục tiêu khác đề ra không thực hiện đƣợc.
- Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có tiềm năng, lợi thế riêng có của mình. Nhƣng dù có lợi thế nào đi chăng nữa nhƣng không có vốn, thiếu vốn thì doanh nghiệp không thể sử dụng và phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đó để phục vụ cho việc
phát triển sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, vốn kinh doanh có vai trò nhƣ đòn bẩy, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, là điều kiện để tạo lợi thế cạnh tranh, khẳng định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
- Vốn kinh doanh còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của tài sản, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính nhƣ hiệu quả sử dụng vốn, hệ số thanh toán, hệ số sinh lời… Từ đó, các nhà quản trị doanh nghiệp biết đƣợc thực trạng của công việc sản xuất, đánh giá đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát hiện đƣợc các tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp khắc phục.