Xây dựng mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp bắc giang (Trang 47 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

2.3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Vật tƣ Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp Thực trạng quản lý và sử dụng VKD tại Công ty Tình hình chung về Công ty Quá trình hình thành và phát triển Đặc điểm tổ chức hoạt động Hoạt động kinh doanh của công ty Đánh giá các thuận lợi và khó khăn Thực trạng về vốn và nguồn vốn Thực trạng về quản lý và sử dụng vốn

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Với những dữ liệu đã thu thập đƣợc, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu nhƣ sau:

Phương pháp tổng hợp số liệu: Dựa trên các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập đƣợc, tiến hành lựa chọn các dữ liệu cần thiết để tính toán các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp qua các năm. Các chỉ tiêu này sẽ đƣợc tổng hợp lại và trình bày một cách khoa học dƣới dạng các bảng biểu theo hàng và cột, điều này cực kỳ hữu ích trong việc cung cấp cho tác giả và ngƣời đọc một cái nhìn tổng quát về tình hình cụ thể của doanh nghiệp theo thời gian; đồng thời, là căn cứ để sử dụng phƣơng pháp so sánh trong phân tích.

Phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận sự việc theo sự vận động và phát triển của nó: Xem xét các sự vật, hiện tƣợng (mà cụ thể là các dữ liệu, các chỉ tiêu…) tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau và đều tuân theo nguyên lý về sự phát triển từ thấp đến cao. Việc sử dụng phƣơng pháp này giúp tác giả đƣa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở doanh nghiệp một cách hợp lý và xác đáng hơn.

Phương pháp so sánh: Đây là phƣơng pháp chủ yếu đƣợc tác giả sử dụng trong luận văn để xác định xu hƣớng và mức biến động của các chỉ tiêu đƣợc dùng để phân tích. Các chỉ tiêu sẽ lần lƣợt đƣợc tính toán, xác định cho ba năm từ 2012 đến 2014, trong đó các chỉ tiêu đều đƣợc quy về cùng điều kiện để so sánh (thống nhất về nội dung kinh tế, về phƣơng pháp tính, về đơn vị tính cả về số lƣợng, thời gian và giá trị) và các chỉ tiêu của năm trƣớc sẽ là các gốc.

Trong phạm vi của luận văn, tác giả sẽ đi sử dụng cả hai loại so sánh:

- So sánh tuyệt đối: Đƣợc dùng để so sánh giữa các số tuyệt đối biểu hiện về quy mô, khối lƣợng giá trị của một số chỉ tiêu trong doanh nghiệp giữa các kỳ.

- So sánh tƣơng đối: Đƣợc dùng để so sánh giữa các chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp giữa các kỳ. Đây cũng là loại so sánh đƣợc sử dụng phổ biến hơn cả trong luận văn.

Phương pháp liên hệ cân đối: Việc sử dụng phƣơng pháp này trong luận văn sẽ giúp tác giả nhận thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố mà giữa chúng có sẵn mối liên hệ cân đối trong khi chúng là những nhân tố độc lập: Một lƣợng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lƣợng tƣơng ứng. Những liên hệ cân đối sẽ gặp trong luận văn đó là sự cân đối của tài sản và nguồn vốn, sự cân đối giữa nhu cầu vốn và sử dụng vốn, sự cân đối của hàng tồn kho…

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ KỸ

THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC GIANG

3.1. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, PHÁT TRIỂN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP BẮC GIANG.

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Tên công ty: Công ty cổ phần Vật tƣ Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang

Địa chỉ trụ sở chính: Số 01 - Đƣờng Lý Thái Tổ – TP Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang Là 1 doanh nghiệp có bề dày lịch sử, công ty đã trải qua nhiều giai đoạn để phát triển nhƣ ngày hôm nay:

Ngày 16/08/1960, cửa hàng “ Mua hàng vật tƣ nông nghiệp” ra đời theo quyết định số 420/UBND trực thuộc Sở nông nghiệp Hà Bắc với nhiệm vụ chủ yếu đƣợc giao là nhận chỉ tiêu hoặc hàng hoá từ trung ƣơng xuống và phân phối cho các cửa hàng bán lẻ của công ty để bán cho nông dân theo giá quy định của nhà nƣớc. Sau 1986, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập tung bao cấp đƣợc chuyển thành cơ chế thị trƣờng có sự quản lý vĩ mô của nhà nƣớc, môi trƣờng làm việc mới cùng với sự cạnh tranh khốc liệt và thiếu sự đỡ đầu của nhà nƣớc đã đẩy công ty vào một tình thế rất khó khăn. Đến 1994, UBND tỉnh Hà Bắc đã ra quyết định nhập bộ phận kinh doanh của 2 cơ sở Bảo vệ thực vật và Chi cục thú y vào cửa hàng nông nghiệp để thành lập Công ty Vật tƣ Kỹ thuật nông nghiệp Hà Bắc theo quyết định số 304/UBND ngày 18/12/1994.

Tháng 3/1997, Hà Bắc đƣợc tách thành 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Công ty vật tƣ kỹ thuật nông nghiệp Hà Bắc cũng đƣợc tách thành 2 công ty trực thuộc 2 tỉnh , tại Bắc Giang công ty đƣợc mang tên “Công ty Vật tƣ Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang” thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quyết định số 280/UBND ngày 10/04/1997.

Sau khi đƣợc thành lập trên cơ sở chia tách tỉnh, công ty đã không ngừng thay đổi phƣơng thức kinh doanh, từ 1 đơn vị luôn trong tình trạng làm ăn thua lỗ, vốn kinh doanh lúc chia tách chỉ có 200 triệu đồng, thị trƣờng hầu nhƣ bị tƣ nhân thao túng, công ty bắt đầu mở rộng thị trƣờng bằng nhiều biện pháp, đồng thời tạo uy tín với khách hàng. Đến hết năm 1997, doanh thu của công ty đã đạt 12 tỷ đồng, bƣớc đầu làm ăn có lãi. Năm 1998, doanh thu tăng gấp đôi và đến 2005, doanh thu đã đạt 150 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 2 tỷ đồng.

Ngày 23/01/2003, thực hiện quyết định số 142/QĐ - CT của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, công ty đƣợc chuyển thành Công ty cổ phần Vật tƣ Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang với số vốn điều lệ lúc thành lập là 3,5 tỷ đồng.

Đến nay, công ty cổ phần Vật tƣ Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang đã phát triển vƣơn lên là 1 trong những doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang. Công ty có 10 đơn vị trực thuộc gồm 9 chi nhánh cổ phần vật tƣ kỹ thuật nông nghiệp tại 9 huyện và 1 xí nghiệp sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Công ty có mạng lƣới bán lẻ tại hầu hết các xã trên địa bàn 9 huyện, hệ thống kho tƣơng đối rộng rãi ở các cảng, ga đƣờng sắt thuộc địa bàn tỉnh và các chi nhánh huyện. Việc tiếp nhận và vận chuyển hàng hoá trên địa bàn tỉnh khá thuận tiện bằng đƣờng bộ, đƣờng thuỷ và đƣờng sắt.

Vốn điều lệ của Công ty nay đã đƣợc bổ sung tăng lên 30 tỷ đồng, doanh thu năm 2014 đạt gần 1000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 22 tỷ đồng. Công ty hiện là đơn vị chủ lực cung ứng phân bón và giống cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh.

3.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty

3.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Công ty cổ phần vật tƣ Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang đƣợc tổ chức theo hình thức Công ty cổ phần.

Bộ máy quản lý chung của Công ty gồm: Hội đồng Cổ đông, Ban Kiểm soát, Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc (gồm Tổng giám đốc và 2 Phó tổng giám đốc), phòng Kinh doanh vật tƣ nông nghiệp, phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng tổ chức hành chính, phòng Kế toán, 9 chi nhánh ở 9 huyện trong tỉnh, 1 xí nghiệp và hệ thống các quầy bán hàng của trung tâm và các đại lý của trung tâm huyện.

Sơ đồ tổ chức của Công ty hiện nay nhƣ sau:

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Vật tƣ kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang

(Nguồn: Tài liệu do Phòng Tổ chức hành chính của Công ty cung cấp)

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC (TGĐ) PHÓ TGĐ KIÊM TRƢỞNG PHÕNG KINH DOANH XNK PHÓ TGĐ KIÊM TRƢỞNG PHÕNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÕNG KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP PHÕNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH PHÕNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÕNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

9 CHI NHÁNH TẠI CÁC HUYỆN VÀ 1 XÍ NGHIỆP

HỆ THỐNG CÁC QUẦY BÁN HÀNG VÀ CÁC ĐẠI LÝ TẠI TRUNG TÂM CÁC HUYỆN

Hệ thống bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty theo kiểu trực tuyến, xác định rõ chế độ Hội đồng quản trị điều hành chung và Tổng giám đốc điều hành trực tiếp. Các phòng ban chức năng không trực tiếp ra lệnh cho các bộ phận thực hiện, mà có nhiệm vụ tham mƣu giúp Tổng giám đốc trong việc ra quyết định quản lý và có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định quản lý của Tổng giám đốc. Giữa các bộ phận chức năng cũng không ra lệnh cho nhau, mà chỉ liên hệ với nhau để nắm bắt các thông tin một cách đầy đủ, chính xác, hỗ trợ cho nhau để làm tốt chức năng của mình. Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo việc mua, bán vật tƣ và quyết định giá bán vật tƣ linh hoạt theo cơ chế thị trƣờng. Việc chỉ đạo các trung tâm vật tƣ huyện bán hàng do Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách. Các phòng ban, các trung tâm vật tƣ huyện có trách nhiệm nắm bắt thông tin về nhu cầu hàng hoá của thị trƣờng, về giá cả hàng ngày, thậm chí từng giờ, báo cáo Tổng giám đốc để xử lý. Với cách làm này, Tổng giám đốc có thể nắm bắt đƣợc thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, xử lý thông tin và ra quyết định quản lý kịp thời, đem lại hiệu quả trong kinh doanh cao.

Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty có ƣu điểm là ngƣời quản lý nhận thông tin nhanh, mệnh lệnh đƣợc truyền đạt trực tiếp, ra quyết định chính xác, kiểm tra dễ dàng... Nhƣng nhƣợc điểm là nếu khối lƣợng công việc lớn có thể làm cho ngƣời quản lý dễ bị quá tải, những ngƣời tham mƣu thƣờng ỷ lại vào Tổng giám đốc và tính chịu trách nhiệm của họ thấp.

Sau đây là nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, phòng ban trong công ty:

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty. Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của công ty.

- Hội đồng quản trị: Đây là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa 2 kỳ đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị (HĐQT) có 5 thành viên, do đại hội cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. HĐQT chịu trách nhiệm chung về toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty nhƣ quyết định chiến lƣợc phát triển của công ty, quyết định các phƣơng án đầu tƣ…

- Ban kiểm soát: Có chức năng kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài

chính. Ban kiểm soát thƣờng xuyên báo cáo với Đại hội đồng cổ đông về những vấn đề này, có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị.

- Ban giám đốc: Tổng giám đốc của Công ty kiêm chủ tịch hội đồng quản trị là ngƣời điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đƣợc giao. Giúp việc cho Tổng giám đốc có 02 Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu và tổ chức hành chính. Các Phó tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc về những viêc đã đƣợc phân công đồng thời còn có nhiệm vụ thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc đƣợc phân công.

- Phòng kế toán – tài chính: Phòng kế toán đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trƣởng và trên nữa là Tổng giám đốc. Phòng kế toán – tài chính có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong công ty và cung cấp các thông tin về kế toán, tài chính.

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Phụ trách các công việc liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tƣ, giống cây trồng và đặt quan hệ mua bán với các đối tác nƣớc ngoài, tìm kiếm các thông tin về các sản phẩm mới chất lƣợng từ thế giới để nhập khẩu cung cấp cho thị trƣờng của công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: Làm nhiệm vụ quản lý nhân sự và các công việc liên quan đến nhân sự, quản lý hành chính nhƣ bố trí, sắp xếp, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đảm bảo chất lƣợng cho công ty…

- Phòng kinh doanh vật tƣ nông nghiệp: Phụ trách việc phân phối, bán hàng qua hệ thống các kênh tiêu thụ của công ty nhằm đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty là hiệu quả nhất, tìm kiếm, mở rộng thị phần cho công ty…

3.1.2.2. Đặc điểm về nhân sự của công ty

Tổng số lao động của toàn công ty là 145 ngƣời và vẫn giữ nguyên nhƣ vậy từ 5 năm trở lại đây mặc dù quy mô hoạt động, thị phần và lƣợng hàng bán của công ty đã tăng lên đáng kể thể hiện chất lƣợng đội ngũ lao động của công ty đƣợc cải thiện.

Cổ phần của công ty từ lúc cổ phần không niêm yết và cũng không phát hành thêm, cổ đông hầu nhƣ đều là nhân viên của công ty, chính sự ổn định này và mối liên quan lợi ích chặt chẽ là động lực giúp mỗi nhân viên đều cố gắng làm việc và cống hiến hết mình.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty có tay nghề và trình độ khá cao. Cơ cấu nhân sự theo tính chất và trình độ đƣợc thể hiện bới bảng dƣới đây:

Bảng 3.1. Cơ cấu nhân sự của Công ty cổ phần Vật tƣ kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang năm 2015

Chỉ tiêu phân loại Số ngƣời I. Theo tính chất công việc

1. Lao động trực tiếp 42

2. Lao động gián tiếp 103

Tổng cộng 145

II. Theo trình độ

1. Đại học trở lên 50

2. Cao đẳng 38

3. Trung cấp 15

4. Trung học phổ thông (Công nhân) 42

Tổng cộng 145

(Nguồn: Tài liệu do Phòng Tổ chức hành chính của Công ty cung cấp) 3.1.2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

a, Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh

Công ty chuyên kinh doanh, cung ứng các loại vật tƣ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ phân bón (Đạm, kaly, lân, NPK,...), thuốc bảo vệ thực vật (Thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ,...) và giống cây trồng (Lúa, ngô, lạc, đậu,...). Nguồn hàng cung cấp cho công ty là ở cả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Ở trong nƣớc, công ty có quan hệ thân thiết và thƣờng xuyên với một số nhà cung cấp vật tƣ nông nghiệp hàng đầu cả về uy tín và chất lƣợng nhƣ Công ty TNHH một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc, Công ty cổ phần supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Anh, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam... Ở nƣớc ngoài, các đối tác của công ty chủ yếu là ở Thái Lan và Trung Quốc, trƣớc khi quyết định nhập khẩu, công ty đều có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lƣỡng vì thế các mặt hàng nhận về đều có chất lƣợng cao và giá thành hợp lý, đƣợc khách hàng tin tƣởng.

b, Đặc điểm về vốn kinh doanh

Hiện nay, công ty có số vốn điều lệ là 30 tỷ đồng, đến nay số vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp bắc giang (Trang 47 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)