1.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Để phân tích, đánh giá về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, ngƣời ta sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu tài chính bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp (các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chung của doanh nghiệp) và các chỉ tiêu phân tích (các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng từng bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp). Các báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng bên cạnh việc quan sát tình hình thực tiễn sẽ cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình và
kết quả sử dụng các loại vốn, lao động kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm căn cứ tính toán các chỉ tiêu.
1.3.2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ngƣời ta sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp (chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chung của doanh nghiệp) nhƣ sau:
- Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh: Thể hiện tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Vòng quay toàn bộ
vốn kinh doanh =
Doanh thu thuần trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh vốn kinh doanh trong kỳ chu chuyển đƣợc bao nhiêu vòng hay mấy lần trong một kỳ. Chỉ tiêu này đạt cao, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản):
Tỷ suất lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế trên VKD =
Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế
x 100 VKD bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh, không tính đến ảnh hƣởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.
- Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS):
Tỷ suất sinh lời của doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 Tổng doanh thu (DT thuần)
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu đƣợc 100 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần, thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trƣờng, tăng doanh thu. Nếu chỉ tiêu này thấp, nhà quản trị cần tăng cƣờng kiểm soát chi phí các bộ phận.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trƣớc thuế với vốn kinh doanh (VKD) bình quân sử dụng trong kỳ.
Tỷ suất LN trƣớc thuế
trên VKD =
Lợi nhuận trƣớc thuế của DN
x 100 VKD bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (hay tỷ suất sinh lời ròng của tài sản - ROA): Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ.
Tỷ suất LN sau thuế trên
VKD =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 VKD bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu (VCSH) bình quân sử dụng trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 VCSH bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và đƣợc các nhà đầu tƣ đặc biệt quan tâm khi họ bỏ vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp. Tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn. Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp.
(PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển, 2007. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính)
Để đánh giá xác đáng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một doanh nghiệp cần phải xem xét trên cơ sở phân tích tình hình thực tế tại doanh nghiệp và phối hợp các chỉ tiêu trên để đánh giá. Ngoài ra, còn cần phải xem xét tới các chỉ tiêu phân tích.
1.3.2.2. Các chỉ tiêu phân tích (còn gọi là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng từng bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp):
a, Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng vốn
cố định =
Doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh bình quân cứ một đồng vốn cố định đƣợc sử dụng sẽ tham gia tạo ra mấy đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ
- Hàm lượng vốn cố định:
Hàm lƣợng vốn cố
định =
Số vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ Doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra đƣợc một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân bỏ ra trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế hoặc lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận ở đây chỉ tính đến khoản thu nhập do có sự tham gia trực tiếp của tài sản cố định tạo ra.
Các chỉ tiêu trên thể hiện trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp nhƣng chƣa đề cập đến trình độ sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý vốn cố định của từng kỳ, các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định phải đƣợc xem xét trong mối liên hệ với các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định, bao gồm:
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định =
Lợi nhuận trƣớc hoặc sau thuế Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ
- Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá trị TSCĐ sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là tốt.
Tỷ suất sinh lời của
TSCĐ =
Lợi nhuận sau thuế
x 100 Giá trị còn lại TSCĐ bình quân
- Sức sản xuất của tài sản cố định: Nó phản ánh cứ một đồng tài sản cố định đƣợc sử dụng trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của tài sản cố định (TSCĐ), chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản cố định hoạt động tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn kinh doanh nói chung trong doanh nghiệp.
Sức sản xuất của tài sản cố định =
Doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ Giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ
- Hệ số hao mòn tài sản cố định: Phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tƣ ban đầu.
Hệ số hao mòn tài sản cố định (TSCĐ) =
Số tiền khấu hao luỹ kế ở thời điểm đánh giá Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Hệ số này càng cao chứng tỏ tài sản cố định đã cũ và cần đƣợc đầu tƣ đổi mới. Ngƣợc lại hệ số này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp rất quan tâm tới đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị.
- Suất hao phí của tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu hay doanh thu thuần trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSCĐ, đó là căn cứ để đầu tƣ TSCĐ cho phù hợp nhằm đạt doanh thu nhƣ mong muốn.
Suất hao phí của tài sản cố định =
Giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ Doanh thu (doanh thu thuần) bán hàng
b, Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong các doanh nghiệp, ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: đƣợc đánh giá và xác định qua hai chỉ tiêu.
+ Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động):
Số lần luân chuyển vốn lƣu động (VLĐ) trong kỳ =
Tổng mức luân chuyển của VLĐ ở trong kỳ
VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Trong đó, tổng mức luân chuyển vốn lƣu động ở trong kỳ đƣợc xác định bằng doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lƣu động đƣợc thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm). Nó cho biết một đồng vốn lƣu động bình quân bỏ ra có thể tạo đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần về bán hàng. Việc tăng vòng quay vốn lƣu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn, giúp doanh nghiệp giảm đƣợc lƣợng vốn lƣu động cần thiết trong kinh doanh, từ đó giảm vốn vay, hạ thấp chi phí sử dụng vốn.
+ Kỳ luân chuyển của vốn lưu động (số ngày của một vòng quay vốn lưu động):
Kỳ luân chuyển vốn lƣu
động =
Doanh thu thuần trong kỳ Số lần luân chuyển vốn lƣu động
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lƣu động thực hiện đƣợc một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lƣu động ở trong kỳ. Vòng quay vốn lƣu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn lƣu động càng đƣợc rút ngắn và chứng tỏ vốn lƣu động càng đƣợc sử dụng có hiệu quả.
- Hàm lượng vốn lưu động (hay còn gọi là mức đảm nhiệm vốn lưu động):
Là số vốn lƣu động cần huy động hay sử dụng để đạt đƣợc một đồng doanh thu. Hàm lƣợng vốn lƣu
động =
Vốn lƣu động bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu vốn lƣu động.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
Tỷ suất lợi nhuận (LN) vốn lƣu động =
LN (trƣớc hoặc sau thuế)
x 100 Giá trị còn lại TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lƣu động đƣợc sử dụng có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận (trƣớc hoặc sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận vốn lƣu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao và ngƣợc lại.
- Số vòng quay các khoản phải thu (CKPT):
Số vòng quay CKPT =
Doanh thu bán hàng Số nợ phải thu bình quân
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công tác thu nợ của doanh nghiệp đƣợc thực hiện tốt, vốn của doanh nghiệp ít bị chiếm dụng, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân =
Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay CKPT
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất hàng cho đến khi thu đƣợc tiền bán hàng. Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.
- Số vòng quay của hàng tồn kho (HTK):
Số vòng luân chuyển
HTK =
Giá vốn hàng bán HTK bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích vốn đầu tƣ cho hàng tồn kho quay đƣợc bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không
ngừng, đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Thời gian một vòng quay của hàng tồn kho:
Thời gian một vòng
quay của HTK =
Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho vận động càng nhanh.
- Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho:
Hệ số đảm nhiệm
HTK =
Hàng tồn kho bình quân Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tƣ cho hàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ cho hàng tồn kho càng cao. Thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản trị kinh doanh xây dựng kế hoạch về dự trữ, thu mua, sử dụng hàng hóa, thành phẩm một cách hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
(PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển, 2007. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính)