Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp bắc giang (Trang 40 - 46)

1.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Muốn tiến hành một quá trình sản xuất kinh doanh phải có vốn, số vốn bỏ ra không đƣợc để hao hụt, mất mát mà phải sinh lời. Khả năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, việc tổ chức và sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu khách quan đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng cƣờng công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đƣợc của bất cứ một doanh nghiệp, một ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ nào. Ngoài ra, vốn là điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng khác, để phát triển sản xuất kinh doanh phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Với vai trò quan trọng đó, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đó chính là mục tiêu cần đạt tới của việc sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, mục tiêu đầu tiên và cuối cùng của các doanh nghiệp không gì khác chính là lợi nhuận, muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tạo ra lợi nhuận. Vì thế, lợi nhuận đƣợc coi là yếu tố đòn bẩy, là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Việc sản xuất kinh doanh nhƣ thế nào để thu đƣợc lợi nhuân cao nhất là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp. Để đạt đƣợc điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cƣờng công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, có nhƣ vậy mới thu đƣợc lợi nhuận cao, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển.

- Xuất phát từ thực trạng của các doanh nghiệp hiện nay: Tình trạng thiếu vốn, phải thƣờng xuyên huy động vốn từ bên ngoài để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất phổ biến trong các doanh nghiệp nƣớc ta hiện nay. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, vốn thất thoát, ứ đọng và nhiều khi sảy ra tình trạng thiếu

vốn giả tạo. Do đó, để có thể cạnh tranh thắng lợi, thực hiện mục tiêu đã đề ra thì các doanh nghiệp phải sử dụng vốn tiết kiệm hợp lý, tăng cƣờng công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Xuất phát từ yêu cầu của tình hình quản lý mới đối với doanh nghiệp:

Trong cơ chế bao cấp trƣớc đây, mọi nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nƣớc đều đƣợc bao cấp từ ngân sách nhà nƣớc và qua nguồn tín dụng với lãi suất ƣu đãi từ ngân hàng. Chuyển sang cơ chế thị trƣờng, các doanh nghiệp nhà nƣớc là bộ phận song song cùng tồn tại với các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới, các doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trƣờng, đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị, cải tạo quy trình công nghệ và tìm cách hạ giá thành, tạo ra khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Đồng thời, phải bảo toàn đƣợc số vốn của mình trƣớc thay đổi của thị trƣờng và không ngừng đầu tƣ mở rộng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh. Do đó vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ngày càng trở nên thiết thực, cấp bách.

Từ những vấn đề nêu trên cho ta thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Nó quyết định sự sống còn, sự tăng trƣởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế mới.

1.3.4.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lƣu động, vì thế các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ đƣợc đề cập trên cơ sở các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lƣu động.

a, Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Để bảo toàn và phát triển đƣợc vốn cố định, các doanh nghiệp cần đánh giá

đúng các nguyên nhân dẫn tới tình trạng không bảo toàn đƣợc vốn cố định để có biện pháp xử lý thích hợp. Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau đây:

- Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải đƣợc bảo toàn, điều

chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cố định để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định.

Thông thƣờng có ba phƣơng pháp đánh giá chủ yếu:

Một là: Đánh giá giá trị của tài sản cố định theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá) là toàn bộ các chi phí thực tế của doanh nghiệp đã chi ra để có đƣợc tài sản cố định cho đến khi đƣa tài sản cố định vào hoạt động bình thƣờng bao gồm giá mua thực tế của tài sản cố định, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lãi tiền vay đầu tƣ tài sản cố định khi chƣa bàn giao và đƣa tài sản cố định vào sử dụng, thuế và lệ phí trƣớc bạ (nếu có)… Cách đánh giá này là căn cứ để xác định số tiền phải khấu hao để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định.

Hai là: Đánh giá giá trị của tài sản cố định theo giá trị khôi phục (còn gọi là giá đánh lại) là giá trị để mua sắm tài sản cố định ở tại thời điểm đánh giá. Do ảnh hƣởng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, giá đánh lại thƣờng thấp hơn giá trị nguyên thuỷ. Tuy nhiên trong trƣờng hợp có sự biến động của giá cả, giá đánh lại có thể cao hơn giá trị ban đầu của nó. Ƣu điểm của cách đánh giá này là thống nhất mức giá cả của tài sản cố định đƣợc mua sắm ở các thời điểm khác nhau về thời điểm đánh giá, loại trừ sự biến động của giá cả. Do đó, nó là một căn cứ để xem xét, điều chỉnh mức khấu hao, loại trừ ảnh hƣởng của hao mòn vô hình.

Ba là: Đánh giá giá trị của tài sản cố định theo giá trị còn lại là phần giá trị còn lại của tài sản cố định chƣa chuyển vào giá trị sản phẩm. Giá trị còn lại có thể tính theo giá trị ban đầu (gọi là giá trị nguyên thuỷ) còn lại. Cách đánh giá này cho phép thấy đƣợc mức độ thu hồi vốn đầu tƣ đến thời điểm đánh giá. Từ đó giúp cho việc lựa chọn chính sách khấu hao để thu hồi số vốn đầu tƣ còn lại để bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh của mình.

- Lựa chọn phƣơng pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hƣởng bất lợi của hao mòn vô hình. Nguyên tắc chung là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của tài sản cố định. Nếu khấu hao thấp hơn mức hao mòn thực tế sẽ không đảm bảo thu hồi đủ vốn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. Ngƣợc lại sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo làm giảm lợi nhuận của

doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải xem xét cụ thể mối quan hệ giữa chi phí sản xuất đầu vào và giá bán sản phẩm ở đầu ra để có chính sách khấu hao phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trƣờng, vừa đảm bảo thu hồi đủ vốn, vừa không gây nên sự đột biến trong giá cả. Trong trƣờng hợp tài sản cố định có hao mòn vô hình lớn cần áp dụng phƣơng pháp khấu hao nhanh để hạn chế ảnh hƣởng của hao mòn vô hình.

- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phƣơng pháp công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất. Kịp thời thanh lý các tài sản không cần dùng hoặc đã hƣ hỏng, không dự trữ quá mức các tài sản cố định chƣa cần dùng.

- Thực hiện tốt chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa, dự phòng tài sản cố định, không để xảy ra tình trạng tài sản cố định hƣ hỏng trƣớc thời hạn hoặc hƣ hỏng bất thƣờng gây thiệt hại ngừng sản xuất.

- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan nhƣ: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trƣớc chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tƣ tài chính…

- Đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc, ngoài các biện pháp nêu trên cần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện chuyển các doanh nghiệp nhà nƣớc sang kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng, thực hiện quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định cho các doanh nghiệp là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nƣớc đại diện cho quyền sở hữu và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quyền chủ động hơn trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn cố định đƣợc giao.

b, Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp dùng vốn lƣu động của mình để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quá trình vận động của vốn lƣu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tƣ dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ

chức tiêu thụ sản phẩm để thu về một số vốn dƣới hình thái tiền tệ ban đầu. Mỗi lần vận động nhƣ vậy gọi là vốn lƣu động tuần hoàn. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, có hiệu quả hơn từng đồng vốn lƣu động nhằm làm cho mỗi đồng vốn lƣu động hàng năm có thể mua sắm nguyên, nhiên vật liệu đƣợc nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ đƣợc nhiều hơn. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, đòi hỏi doanh nghiệp áp dụng hệ thống các biện pháp sau:

- Xác định đúng nhu cầu vốn lƣu động cần thiết tối thiểu cho từng thời gian sản xuất kinh doanh nhằm phát huy hợp lý các nguồn vốn bổ sung.

Nhu cầu vốn đƣợc xác định đúng đắn là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn vốn hợp lý đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vốn lƣu động đƣợc xác định đúng phải đảm bảo cho quá trình tái sản xuất đƣợc tiến hành liên tục, nếu không tính đúng sẽ gây ra tình trạng gián đoạn sản xuất, không đảm bảo chữ “tín” với bạn hàng, sản xuất bị đình trệ, không thực hiện đƣợc các điều khoản trong hợp đồng đã ký với các khách hàng… Ngƣợc lại nếu thừa vốn sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, vốn chậm luân chuyển sẽ dẫn đến làm phát sinh nhiều chi phí. Điều đó là không thể chấp nhận đƣợc trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng.

Nhƣ vậy, việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lƣu động phù hợp với nhu cầu thực tế của sản xuất kinh doanh là một yêu cầu đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tập trung giải quyết nếu muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.

- Phấn đấu tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động trong các khâu của quá trình sản xuất.

+ Làm tốt công tác mua sắm, bảo quản và dự trữ nguyên vật liệu ở khâu dự trữ sản xuất: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành và vị trí khác nhau của từng doanh nghiệp cũng nhƣ sự biến động của thị trƣờng nên không phải doanh nghiệp cứ sản xuất đến đâu là đƣợc cung cấp đầu vào đến đấy. Mặt khác để đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải xác định đƣợc một kế hoạch dự trữ hợp lý để một mặt làm cho quá trình sản xuất đƣợc liên

tục, mặt khác làm giảm thêm đƣợc các chi phí lƣu kho và bảo quản tránh ứ đọng vốn khi dự trữ quá nhiều.

+ Tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động trong khâu sản xuất: Phƣơng hƣớng chủ yếu để thúc đẩy tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu sản xuất là rút ngắn chu kỳ sản xuất. Muốn vậy phải rút ngắn thời gian giữa các khâu sản xuất, ứng dụng quy trình sản xuất liên tục.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc đƣa công nghệ khoa học vào sản xuất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thúc đẩy tăng nhanh vòng quay vốn. Nhờ đó rút ngắn đƣợc thời gian sản xuất, khối lƣợng sản phẩm dở dang giảm xuống, còn sản phẩm sản xuất ra tăng đƣợc cả về số lƣợng và chất lƣợng, đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận.

+ Tăng tốc độ luân chuyển vốn lƣu động trong khâu lƣu thông: Để rút ngắn thời gian trong khâu lƣu thông xuống mức thấp nhất thì ngay từ khâu xác định nhu cầu vốn cho từng giai đoạn sản phẩm phải nghiên cứu, phân tích nhu cầu và khả năng của thị trƣờng để sản phẩm sản xuất ra phù hợp với quá trình tiêu thụ. Song để lƣu thông sản phẩm ăn khớp với kế hoạch thì ngay từ đầu khâu sản xuất sản phẩm phải đảm bảo đúng chất lƣợng và đủ về số lƣợng cũng nhƣ chủng loại mặt hàng. Đó là điều kiện tối thiểu để việc tiêu thụ sản phẩm đƣợc đúng kế hoạch và thuận lợi. Bên cạnh đó, việc quảng cáo, tiếp thị và tiềm kiếm thị trƣờng cũng rất quan trọng, nó ảnh hƣởng lớn đến việc thúc đẩy sự luân chuyển vốn lƣu động của doanh nghiệp.

+ Tiến hành kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn lƣu động một cách thƣờng xuyên: Trong quá trình tổ chức và sử dụng vốn của mỗi doanh nghiệp không thể tránh khỏi những vƣớng mắc và tồn tại. Do đó, việc kiểm tra kịp thời và có hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp sớm phát hiện những tồn tại. Từ đó giúp doanh nghiệp sớm có biện pháp khắc phục những tồn tại đó và phát huy những thành tích đạt đƣợc trong quá trình sử dụng vốn.

Trên đây đã đề cập đến một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà áp dụng các biện pháp này một cách phù hợp, linh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp bắc giang (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)