Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp bắc giang (Trang 105 - 108)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi công ty nhất là ở các doanh nghiệp thƣơng mại. Ở công ty cổ phần Vật tƣ Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang, vốn kinh doanh chủ yếu là vốn lƣu động, vốn cố định chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động có ý nghĩa rất lớn trong nỗ lực nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Ta sẽ xét đến phần vốn cố định (chiếm một tỷ trọng nhỏ) ở phần sau. Dƣới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động:

- Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của công ty trong kỳ: Nên xác định nhu cầu vốn lƣu động của Công ty theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, quý, năm và mức nhu cầu đó phải đƣợc tổng hợp từ kế hoạch cụ thể của các bộ phận liên quan nhƣ kế hoạch sử dụng vật tƣ, kế hoạch trả nợ tiền cho khách hàng, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch trả nợ lãi vay và gốc, kế hoạch thu nợ... Đặc biệt, cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng mức dự trữ hợp lý các loại vật tƣ, hàng hóa, tiền mặt phù hợp với tình hình sản xuất, tiêu thụ và chi tiêu của đơn vị, tránh tình trạng tồn quá nhiều tiền mặt và hàng tồn kho gây lãng phí nhƣ năm 2014. Tiếp theo, trên cơ sở dự báo nhu cầu, đƣa ra kế hoạch cụ thể về tổ chức huy động vốn từ những nguồn nào, cơ cấu ra sao và dự kiến thanh toán.

Một trong những biện pháp Công ty có thể sử dụng để tính nhu cầu vốn lƣu động là căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lƣu động dự kiến năm kế hoạch. Phƣơng pháp tính nhƣ sau:

Vnhu cầu = Tổng mức luân chuyển vốn lƣu động năm kế hoạch / Số vòng quay vốn lƣu động kỳ kế hoạch

Việc dự tính tổng mức luân chuyển vốn lƣu động (doanh thu thuần) năm kế hoạch có thể dựa vào tổng mức luân chuyển vốn lƣu động kỳ báo cáo có xét tới khả năng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô kinh doanh (căn cứ vào các dự báo về thị trƣờng tiêu thụ, về giá điện, giá xăng dầu và các biến động khác trong nền kinh tế,..). Số vòng quay vốn lƣu động năm kế hoạch có thể đƣợc xác định căn cứ vào số vòng quay vốn lƣu động kỳ báo cáo có xét tới khả năng tăng (giảm) tốc độ luân chuyển vốn lƣu động kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.

VD: Trên cơ sở Công ty dự kiến doanh thu thuần của năm 2015 là 1.000 tỷ đồng. Số vòng quay vốn lƣu động dự kiến năm 2015 sẽ tăng thêm 0,5 vòng so với năm 2014 (theo Bảng 3.8), nhƣ vậy nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch sẽ là:

Vnhu cầu = 1.000 / (3,38 + 0,5) = 257,7 (tỷ đồng).

- Khai thác và sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý và linh hoạt: Trong quá trình sử dụng vốn lƣu động vào sản xuất kinh doanh, luôn phải căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn đã lập trƣớc đó để hài hoà giữa việc sử dụng vốn và tiềm lực tài chính, phù hợp với các điều kiện cụ thể ở công ty. Trong kỳ, nếu phát sinh nhu cầu bất thƣờng về nhu cầu vốn công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, nếu thừa vốn, công ty phải có biện pháp đƣa số vốn đó vào sử dụng cho mục đích khác tránh tình trạng để vốn “ì” hay duy trì quá nhiều tiền mặt tại quỹ sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của đồng vốn.

- Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng: Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cho từng thời kỳ, duy trì mối quan hệ tốt sẵn có với khách hàng, đối với các khách hàng lớn và thân thiết có thể cho chịu hoặc chậm trả tuy nhiên cần đƣa ra một mức chiết khấu phù hợp khi trả trƣớc hạn để khuyến khích thanh toán trƣớc hạn và phạt vi phạm thời hạn thanh toán để tránh bị chiếm dụng nguồn vốn quá lâu, dẫn đến làm giảm số vòng quay các khoản phải thu nhƣ giai đoạn 2013 - 2014. Nên mở các sổ chi tiết theo dõi các quá

trình cho nợ tín dụng theo thời hạn thanh toán để có thể quản lý tốt nguồn vốn bị chiếm dụng, định kỳ, Công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lƣợng và thời hạn thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng khó đòi. Với các khách hàng nhỏ và không thƣờng xuyên, nên thực hiện “mua đứt bán đoạn”, khách hàng nhỏ nhƣng mua thƣờng xuyên cho hƣởng tỷ lệ chiết khấu thấp.

- Sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền: Trong mỗi công ty đều có một khoản vốn bằng tiền mặt dành để chi trả các khoản chi phí thƣờng xuyên phát sinh nhỏ lẻ hoặc trả tiền lƣơng, cổ tức… Trong những năm tiếp theo, Công ty cần xây dựng kế hoạch tích trữ tiền mặt phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Trong kỳ, nếu thiếu vốn tiền mặt cần phải có biện pháp bổ sung ngay vì vốn tiền mặt ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán tức thời của công ty, nếu thừa vốn tiền mặt cần phải đƣa vào sử dụng ở các mục đích khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Quản lý tốt hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho: Trong kỳ vừa qua cho thấy lƣợng hàng tồn kho tồn nhiều, lƣợng hàng tồn kho cũng tăng hơn các kỳ trƣớc trong khi doanh thu tiêu thụ lại giảm đi dẫn đến số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống, hàng hóa bị lƣu trong kho với thời gian lâu hơn. Hàng hóa tồn kho lâu sẽ phát sinh mất mát, hƣ hỏng, thất thoát chƣa kể phát sinh thêm các khoản chi phí lƣu kho khác và làm ứ đọng vốn một cách không cần thiết. Vì vậy, Công ty cần phải có sự nghiên cứu kỹ lƣỡng để dự đoán nhu cầu hàng tồn kho chính xác hơn, tránh để vƣợt quá xa mức cần thiết, thƣờng xuyên sâu sát, nắm bắt nhu cầu thị trƣờng để tích trữ hàng hoá phù hợp, mỗi khi giao nhận hàng hoá cần kiểm tra kỹ lƣỡng, giao trả ngay các khoản mục kém phẩm chất và không đúng quy cách hoặc đòi chiết khấu tránh thiệt hại cho công ty và bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hoá cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hoá tồn đọng tránh để ứ đọng vốn.

- Quản lý chặt chẽ hơn nữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Các nội dung phân tích trƣớc đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2012 – 2014, Công ty chƣa thực sự quản lý tốt 2 loại chi phí này, biểu hiện là chi phí liên tục tăng

và tăng mạnh trong khi doanh thu tiêu thụ lại giảm xuống. Vì vậy, trong thời gian tới, cần chú trọng vào công tác quản lý các loại chi phí này, rà soát lại nội dung các khoản chi trong mỗi mục, xây dựng hệ thống định mức chi cụ thể cho từng trƣờng hợp nhằm tối thiểu hóa chi phí phát sinh trong kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp bắc giang (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)