1.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
1.3.3.1. Nhóm nhân tố khách quan
Đây là nhóm nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp nên doanh nghiệp khó có thể tác động hoặc thay đổi đƣợc. Do vậy, doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi và dự đoán trƣớc xu hƣớng phát triển để có các biện pháp ứng phó kịp thời. Nhóm nhân tố này bao gồm:
- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách kinh tế vĩ mô đặc biệt là chính sách thuế có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mức thuế suất cao hay thấp sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế
của doanh nghiệp. Tùy từng thời kỳ phát triển kinh tế cũng nhƣ mục tiêu kinh tế vĩ mô đƣợc ƣu tiên mà Nhà nƣớc có thể ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp để tạo ra môi trƣờng kinh doanh thuận lợi giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tăng cƣờng đầu tƣ phát triển sản phẩm, tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Sự ổn định của nền kinh tế: Đây là một trong những nhân tố mà các nhà đầu tƣ rất quan tâm. Nền kinh tế ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, đảm bảo đƣợc hiệu quả sử dụng vốn kỳ vọng của doanh nghiệp. Nền kinh tế bất ổn sẽ gây ra những rủi ro không lƣờng trƣớc đƣợc trong kinh doanh, tạo tâm lý thiếu an toàn cho nhà đầu tƣ, ảnh hƣởng đến mục tiêu lợi nhuận. Vì thế bên cạnh các điều kiện cần thiết cho việc phát triển hoạt động kinh doanh nhƣ thị trƣờng, nguyên vật liệu, nhân công, chính sách khuyên khích đầu tƣ…, các nhà đầu tƣ luôn chú ý tìm kiếm môi trƣờng đầu tƣ có sự ổn định vĩ mô.
- Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh: Mỗi ngành nghề đều có đặc điểm kinh tế, kỹ thuật riêng nhƣ: tính chất ngành nghề, tính thời vụ, chu kỳ sản xuất. Tính chất ngành nghề ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn thông qua quy mô, cơ cấu vốn kinh doanh. Quy mô, cơ cấu vốn lại có ảnh hƣởng tới tốc độ luân chuyển vốn, phƣơng pháp đầu tƣ, thể thức thanh toán, do đó sẽ ảnh hƣởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất ảnh hƣởng đến nhu cầu vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu vốn lƣu động giữa các quý trong năm thƣờng có sự biến động lớn, doanh thu bán hàng không đều, tình hình thanh toán chi trả cũng gặp khó khăn, ảnh hƣởng tới kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số quay vòng vốn..., do đó, nó ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn giữa các kỳ trong năm không có biến động lớn, doanh nghiệp thƣờng xuyên thu đƣợc tiền bán hàng, thuận lợi trong việc cân đối thu chi, đảm bảo vốn cho kinh doanh, vốn đƣợc quay vòng nhiều lần trong năm. Ngƣợc lại những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài thì phải ứng ra một lƣợng vốn tƣơng đối lớn, vốn thu hồi chậm, quay
vòng ít, đồng thời phải chịu những rủi ro từ các biến động của các nhân tố vĩ mô nhƣ lạm phát, tỷ giá…
- Thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra: Thị trƣờng là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa, là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cũng nhƣ tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, đảm bảo cho quá trình sản xuất, lƣu thông, tiêu dùng hàng hóa diễn ra thƣờng xuyên, liên tục. Do đó, thị trƣờng sẽ ảnh hƣởng đến chi phí và doanh thu của doanh nghiệp, qua đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Nhân tố này ảnh hƣởng tới chi phí đầu tƣ, chi phí sản xuất kinh doanh và các rủi ro mang tính tự nhiên của doanh nghiệp, từ đó tác động đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Các nhân tố khác: Còn rất nhiều nhân tố khách quan khác cả tích cực nhƣ tiến bộ khoa học kỹ thuật… và tiêu cực nhƣ thiên tai, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế... có ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn của đoanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải tận dụng kịp thời hoặc quan tâm khắc phục để mang lại khả năng sinh lời cao nhất cho đồng vốn đã bỏ vào sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố khách quan mà bản thân doanh nghiệp không có khả năng tự điều chỉnh mà phải nắm bắt đƣợc quy luật của nó và vận dụng đƣợc các quy luật này vào thực tiễn hoạt động sao cho mang lại kết quả cao nhất. Việc nhìn nhận và đánh giá đúng thực tiễn khách quan sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng đƣợc những điều kiện tốt, khắc phục đƣợc các hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.3.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lời của vốn, do đó nó chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các nhân tố chủ quan sau:
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Một chiến lƣợc kinh doanh hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong việc sử dụng vốn nói riêng. Chiến lƣợc kinh doanh liên quan tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trƣờng cụ thể. Nó liên quan
đến các quyết định chiến lƣợc về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh trạnh so với các đối thủ khác, khai thác và tạo ra các cơ hội mới, trên cơ sở đó, sẽ góp phần tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dung vốn.
- Trình độ quản lý của doanh nghiệp: Thể hiện ở trình độ quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài chính, cụ thể nhƣ sau:
+ Trình độ quản lý sản xuất
Hệ thống quản lý sản xuất hiện đại với việc cải tiến công nghệ nhằm đạt tốc độ sản xuất nhanh hơn, đồng thời tạo ra khả năng phát triển dựa trên sự tiết kiệm tối đa trong sản xuất, giảm thiểu hàng tồn kho, cắt giảm các chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả của trang thiết bị máy móc, sản xuất đúng thời điểm và tự kiểm soát lỗi hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngƣợc lại, nếu hệ thống quản lý sản xuất trì trệ, lạc hậu sẽ dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất, thu hẹp lợi nhuận, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
+ Trình độ quản lý lao động
Một doanh nghiệp có sắp xếp số lƣợng và chất lƣợng nhân sự phù hợp với từng công việc cụ thể, đồng thời ngƣời lao động cảm thấy đƣợc khuyến khích và đƣợc tự hào về vị trí và trách nhiệm của họ thì doanh nghiệp đó có thể tận dụng đƣợc tối đa trình độ, năng lực của ngƣời lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc khai thác và sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Ngƣợc lại, trình độ quản lý lao động thiếu khoa học của doanh nghiệp sẽ gây ra thất thoát lãng phí, giảm hiệu quả công việc, từ đó sẽ ảnh hƣởng tiêu cực tới hiệu quả sử dụng vốn.
+ Trình độ quản lý tài chính
Yêu cầu của việc quản lý tài chính đòi hỏi phải lập đƣợc các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn một cách khoa học, hợp lý, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hƣởng đến cách thức và phƣơng thức mà nhà quản lý
huy động vốn, sắp xếp cơ cấu vốn, luân chuyển vốn để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh. Việc quản lý tài chính không hiệu quả thƣờng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các công ty không kể công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn, công ty lớn. Ngƣợc lại, trình độ quản lý tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong các kế hoạch thu hút, quản lý, sử dụng vốn hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, dƣ thừa vốn.
- Thương hiệu của doanh nghiệp: Thƣơng hiệu là kết quả của cả một quá trình doanh nghiệp phấn đấu để trở nên có tên tuổi và giữ gìn uy tín đó trên thị trƣờng. Thƣơng hiệu mạnh có giá trị lớn trong việc duy trì và mở rộng quan hệ làm ăn với đối tác, đồng thời cũng là một yếu tố đảm bảo trong các quan hệ tín dụng. Thông qua đó, doanh nghiệp có các điều kiện thuận lợi để ổn định nguồn cung cấp các yếu tố sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Mức độ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh: Khoa học kỹ thuật ngày nay đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp. Tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều kiện để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản xuất, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng vòng quay của vốn. Các doanh nghiệp nếu kịp thời nắm bắt và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ duy trì và khẳng định đƣợc vị trí của mình trên thƣơng trƣờng, tuy nhiên việc này cũng đòi hỏi vốn đầu tƣ tƣơng đối lớn, vì vậy doanh nghiệp phải có kế hoạch huy động và sử dụng hợp lý vốn đầu tƣ.
Tóm lại, nhóm nhân tố chủ quan ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn là nhóm các nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng tự điều chỉnh, tự cải thiện, do đó doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến nhóm nhân tố này. Mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, không ngừng nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, chú trọng áp dụng khoa học công nghệ, tạo dựng uy tín thƣơng hiệu. Thực hiện tốt những điều này sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng trong điều kiện thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay.