Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp bắc giang (Trang 26 - 28)

1.3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

“Hiệu quả” là một phạm trù kinh tế rộng lớn phức tạp.

Theo nghĩa chung nhất: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng và tính hữu ích của việc sử dụng các yếu tố chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, được xác định bằng mối quan hệ so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào của một hệ thống kinh tế trong một thời gian nhất định.

Tuy nhiên, hiệu quả cũng là một phạm trù kinh tế rất phức tạp và rộng lớn bởi những khác biệt về đầu vào và đầu ra của các hệ thống kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Xét trong toàn bộ nền kinh tế (tầm vĩ mô), ngƣời ta quan tâm đến cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu qủa kinh tế là hiệu quả chỉ xét trên phƣơng diện kinh tế của hoạt động kinh doanh, nó mô tả mối tƣơng quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt đƣợc với chi phí đã bỏ ra để đạt đƣợc lợi ích

đó.Còn hiệu quả xã hội là đại lƣợng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu xã hội của doanh nghiệp và mức độ ảnh hƣởng của các kết quả đạt đƣợc của doanh nghiệp đến xã hội và môi trƣờng. Tuy nhiên, trong phạm vi một doanh nghiệp, doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế, hay cụ thể ở đây là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi sự tồn tại một lƣợng vốn tiền tệ nhƣ một tiền đề bắt buộc. Tuy nhiên, với cùng một lƣợng vốn, lợi nhuận thu đƣợc của các doanh nghiệp khác nhau lại khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt này là do hiệu quả sử dụng vốn tại mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải xây dựng một kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả nhằm tìm kiếm lợi nhuận và khẳng định đƣợc vị trí của mình trên thƣơng trƣờng. Cạnh tranh và khát vọng lợi nhuận đã trở thành động lực thôi thúc doanh nghiệp tăng cƣờng đầu tƣ, đổi mới thiết bị, đầu tƣ vào ngành nghề mới. Tình hình trên đã làm gia tăng nhu cầu về vốn và đòi hỏi sử dụng vốn hiệu quả để đạt đƣợc lợi ích kinh tế cao nhất từ việc sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách sử dụng thƣớc đo tiền tệ để lƣợng hoá các đầu ra, đầu vào và mối quan hệ giữa chúng. Hiệu quả kinh doanh đƣợc xác định bằng thƣớc đo tiền tệ gọi là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn có thể được hiểu là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh tương quan giữa kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Nhƣ vậy, hiệu quả chịu ảnh hƣởng của hai nhân tố là kết quả và chi phí. Kết quả thu đƣợc càng cao so với chi phí bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao. Mọi doanh nghiệp đều mong muốn có thể tạo ra đƣợc một kết quả cao nhất từ một lƣợng chi phí bỏ ra thấp nhất. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Phải khai thác nguồn vốn một cách triệt để, nghĩa là không để vốn nhàn rỗi mà không sử dụng, không sinh lời.

- Phải sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm.

- Phải quản trị vốn một cách chặt chẽ, nghĩa là không để vốn bị sử dụng sai mục đích, không để vốn bị thất thoát do buông lỏng quản trị.

- Ngoài ra, doanh nghiệp phải thƣờng xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ƣu điểm của doanh nghiệp trong quản trị và sử dụng vốn.

Sử dụng vốn hiệu quả sẽ đảm bảo khả năng an toàn tài chính, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ đảm bảo đƣợc việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục đƣợc rủi ro trong kinh doanh. Mặt khác, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn còn làm tăng uy tín, thế lực, thị phần của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng cũng nhƣ góp phần hạ giá thành, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó, góp phần làm tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả đóng góp cho xã hội. Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ có ý nghĩa tích cực đối với doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Bằng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ đánh giá đƣợc thực trạng sử dụng vốn của doanh nghiệp mình. Việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chính là việc sử dụng các công cụ phân tích tài chính để đƣa ra các đánh giá và quyết định tài chính quan trọng cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp bắc giang (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)