Phương pháp phỏng vấn sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thái hà (Trang 44 - 45)

1.3.3 .2Các nhân tố bên ngoài Ngân hàng

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Đối tượng phỏng vấn: Để kết quả phỏng vấn đạt chất lượng cao và có tính thực tế tác giả thực hiện phỏng vấn với các đối tượng là Ban Giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng KHCN, Trưởng phòng GDKH, các lãnh đạo trong lĩnh vực bán lẻ và một số khách hàng cá nhân có tầm ảnh hưởng tại chi nhánh. Tác giả phỏng vấn 5-6 người, gồm Giám đốc Chi nhánh, Phó giám đốc phụ trách bán lẻ, Trưởng phòng Khách hàng cá nhân, chuyên viên QHKH có kinh nghiệm, khách hàng Vip giao dịch tại Chi nhánh.

Địa điểm phỏng vấn: Do tính chất công việc của người phỏng vấn là Ban giám đốc, Trưởng phòng và các khách hàng quan trọng của chi nhánh thường bận rộn, nên địa điểm phỏng vấn được chọn là tại phòng Giám đốc, phòng khách hàng VIP của chi nhánh. Tuy nhiên, tác giả sẽ liên hệ trước để thống nhất địa điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tượng phỏng vấn, sao cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái.

Thời gian phỏng vấn: Tùy vào đối tượng được phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn cũng như tâm lý người được phỏng vấn mà tác giả quyết định thời lượng buổi phỏng vấn sao cho thích hợp. Tác giả phỏng vấn mỗi người từ20-30 phút.

Thời điểm phỏng vấn: Tác giả sẽ gọi điện trước với các đối tượng được phỏng vấn để thống nhất thời điểm phỏng vấn sao cho người được hỏi có khoảng thời gian thoải mái khi tiếp chuyện với người phỏng vấn.

Cuộc phỏng vấn được ghi âm toàn bộ nhưng tác giả vẫn ghi chép đầy đủ, trung thực, rõ ràng bằng bút. Ngoài việc ghi chép câu trả lời của người được phỏng vấn, tác giả sẽ chú ý ghi chú ngữ điệu, hành vi, nét mặt của người trả lời.

Mọi thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn được xử lý bằng cách đưa ra các nhận định, các phán đoán của người được phỏng vấn về bản chất của sự việc, giúp tác giả đưa ra những phân tích chính xác hơn về bản chất của vấn đề nghiên cứu.

Kết quả phỏng vấn đã được tác giả sử dụng để làm cơ sở tìm ra những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại

BIDV chi nhánh Thái Hà .Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thái hà (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)