Đẩy mạnh các hoạt động truyền thống và Marketing dịch vụbán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thái hà (Trang 84 - 89)

3.1.3 .Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016– 2018

4.2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụbán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ

4.2.5. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thống và Marketing dịch vụbán lẻ

Nghiên cứu thị trường : Công tác quản lý và phát triển DVNH phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và mang tính đột phá để khơi gợi nhu cầu của khách hàng. Muốn vậy, ngân hàng cần làm các cuộc khảo sát trên diện rộng để tìm hiểu nhu cầu về DVNH của dân cư trên địa bàn và từ đó phát triển sản phẩm mới. Có thể phát triển một đội ngũ chuyên điều tra, tham khảo ý kiến khách hàng và phân tích ý kiến khách hàng. Dựa vào tình hình kinh doanh để chia khách hàng vào các phân khúc thị trường với những đặc điểm khác biệt như tuổi tác, nhu cầu sử dụng dịch vụ, mức phí chấp nhận chi trả cho dịch vụ,..để phục vụ một cách tối đa lợi ích của khách hàng.

Xây dựng chiến lược sản phẩm theo định hướng khách hàng, phát triển từng nhóm sản phẩm riêng lẻ phục vụ cho từng đối tượng khách hàng, như huy động vốn, sản phẩm thẻ phát triển nhiều loại thẻ khác nhau theo nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, sản phẩm cho vay như: cho vay mua đất; mua nhà dự án với những đối tượng chưa có nhà ở có nguồn thu nhập ổn định; có thể cho vay trong thời gian dài với tỷ lệ tài trợ vốn cao. Chú ý tới khách hàng trẻ nhiều tiềm năng, năng động trong tiếp cận sản phẩm, dịch vụ và sẵn sàng trong sử dụng các DVNH.

Xây dựng các chương trình quảng bá sản phẩm DV NHBL để đưa hình ảnh BIDV Chi nhánh Thái Hà hiện đại tân tiến đến với khách hàng truyền thống và mới tiếp cận. Cần thiết sử dụng các công cụ truyền thông truyền thống như ti vi, báo đài,

các trang mạng chính thống của báo điện tử kết hợp với các trang mạng xã hội như facebook, twitter,..để nhận và phản hồi trực tiếp các thắc mắc của khách hàng.

Phát triển các chương trình tri ân khách hàng truyền thống, khuyến mãi khách hàng mới tới chi nhánh, làm gia tăng doanh thu của chi nhánh, Thực hiện các hoạt động marketing trực tiếp (gửi thư, tờ rơi đến từng khách hàng, gửi lời giới thiệu về ngân hàng và dịch vụ tới từng khách hàng, …), tổ chức hoạt động tài trợ, từ thiện, thực hiện các hoạt động khuyến mãi khi cung cấp các dịch vụ mới. Xây dựng một cơ chế chăm sóc khách hàng truyền thống hoặc khách hàng lớn đang giao dịch tại chi nhánh.

4.2.6. Triển khai Khu trải nghiệm ngân hàng hiện đại

BIDV là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc liên kết với các công ty Hightech để đưa ra các sản phẩm mới thu hút giới trẻ và những khách hàng ưa công nghệ như: Momo, vnpay, samsung pay….Bên cạnh đó nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng, hỗ trợ chuyển dịch kênh phân phối, nâng cao năng suất lao động của cán bộ tại quầy, cũng như nâng cao hình ảnh ngân hàng hiện đại BIDV đã triển khai Khu trải nghiệm ngân hàng hiện đại (BIDV E-zone). BIDV Ezone có thể chuyển dịch đến 80% số lượng giao dịch tại quầy, bao gồm các giao dịch: nộp tiền, rút tiền, gửi tiết kiệm, chuyển tiền…sang kênh tự phục vụ. Theo đó, sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và nâng cao năng suất lao động cho GDV do: các giao dịch đã đựợc khách hàng khởi tạo và phần hạch toán của GDV cũng được xử lý tự động bởi chương trình (ứng dụng Digital Lab của BIDV EZone). Là một chi nhánh trẻ có trụ sở hiện đại BIDV Ezone cũng sẽ được triển khai vào năm 2019 tại trụ sở chi nhánh Thái Hà để gia tăng thêm trải nghiệm cho khách hàng và tính cạnh tranh cho chi nhánh.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng cũng có sự phát triển. Với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, ngành ngân hàng nên tập trung vào phát triển dịch vụ bán lẻ. Bởi đây là thị trường tiềm năng, với số lượng khách hàng tham gia khá cao.

Cũng giống như các ngân hàng khác, trong quá trình hoạt động của mình, BIDV Thái Hà cũng đã có sự phát triển đáng khích lệ. Hàng năm, tình hình huy động, cho vay, phát hành thẻ…khá cao. Không những thế, BIDV Thái Hà đã thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ và đã có một số kết quả khả quan. Nhưng so với tiềm năng và yêu cầu của nền kinh tế xã hội thì chưa tương xứng, đòi hỏi tập thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng phải cố gắng nhiều hơn với những giải pháp tích cực.

Với đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Hà ”, tác giả đã tập trung làm rõ những nội dung sau:

Thứ nhất, tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản Ngân hàng thương mại, dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng thương mại và chất lượng dịch vụ bán lẻ tại các NHTM. Trong đó đã làm rõ khái niệm về dịch vụ bán lẻ, các dịch vụ bán lẻ trên thị trường, các tiêu chí đánh giá và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ của NHTM.

Thứ hai, tác giả đã thực hiện việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV Thái Hà, chỉ rõ những kết quả đạt được trong công tác phát triển dịch vụ của Chi nhánh trong thời gian qua, như phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nâng cao mức lợi nhuận từ hoạt động bán lẻ. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong hoạt động phát triển dịch vụ như công tác quảng cáo, tiếp thị, nhân viên ngân hàng còn chưa tạo được niềm tin đối với khách hàng...

Thứ ba, từ kết quả khảo sát điều tra, tác giả đã phân tích và chỉ ra được, để phát triển dịch vụ bán lẻ trong thời gian tới, ngân hàng cần chú trọng tới các nhân tố

đó là Cơ sở hạ tầng, Nguồn nhân lực, Chính sách khách hàng, Sản phẩm dịch vụ, Hoạt động quảng cáo tiếp thị. Đây là những nhân tố có ảnh hưởng tới việc phát triển dịch vụ bán lẻ tại Chi nhánh được khách hàng nhận định thông qua kết quả khảo sát.

Từ những kết quả phân tích, tác giả đã xây dựng những giải pháp để có thể giúp cho lãnh đạo Chi nhánh có thể lựa chọn để thực hiện, nhằm mục tiêu phát triển các dịch vụ bán lẻ tại BIDV Thái Hà trong thời gian tới. Đây là những giải pháp chi tiết tác động tới từng nhân tố như phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm ngân hàng điện tử, thực hiện hoạt động marketing hiệu quả, quản trị rủi to trong dịch vụ ngân hàng điện tử. Hi vọng rằng các giải pháp này sẽ có thể được ứng dụng vào thực tế công tác quản lý của ngân hàng và mang lại hiệu quả cao trong thời gian tới.

Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức để nội dung luận văn có tính lý luận và thực tiễn cao nhưng do điều kiện và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Vũ Thị Ngọc Dung, 2009. Phát triển hoạt động bán lẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.Luận án tiến sỹ, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

2. Vũ Thị Ngọc Ánh, 2010.Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế quốc dân. 3. Nguyễn Thị Huệ, 2010.Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Đông Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế quốc dân.

1. Trịnh Thị Quỳnh Dương, 2015. Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Tô Khánh Toán 2014. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NHTM cổ phần Công thương Việt Nam. Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

5. Cấn Văn Lực 2015. Thúc đẩy thị trường ngân hàng bán lẻ. Tạp chí Tài chính Việt Nam.

6. Nguyễn Đăng Dờn, 2008. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại.Tp Hồ Chí Minh: Nxb Thống kê.

7. Nguyễn Đăng Dờn, 2008. Tín dụng Ngân hàng. Tp Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.

8. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV, 2019. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016, 2017, 2018.

9. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV, 2019. Sổ tay sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.

10. Trần Thị Thanh Tú, 2018. Giáo trình Phân tích tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính.

Ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.

12. Nguyễn Đức Vinh, 2010.Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

13. Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”. Hà Nội.

II. Các Website

14. http://www.bidv.com.vn-NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam 15. http://www.dantri.com.vn

16. http://cafef.vn/

17. http://www.sbv.gov.vn-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 18. http://www.vnba.gov.vn- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

19. https://vi.wikipedia.org – Bách khoa toàn thư số

20. Phạm Nam (2016). Thị trường bán lẻ Việt Nam - Thách thức để thay đổi,<https://www.linkedin.com/pulse/thị-trường-bán-lẻ-việt-nam-thách-thức-để- thay-đổi-phạm-nguyên>. [Ngày truy cập: 30 tháng 06 năm 2016]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thái hà (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)