CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.2. Thực trạng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nộ
3.2.2.1. Số lượng khách hàng vay ngắn hạn
Bảng 3.3: Quy mô khách hàng cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Khách hàng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tăng/ Giảm Tăng/ Giảm 2013 - 2012 2014 - 2013 Khách hàng doanh nghiệp 354 340 415 -14 75 Cá nhân/hộ kinh doanh 93 89 96 -4 7
Tổng cộng 447 429 511 -18 82
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh Hà Nội từ 2012 - 2014)
Qui mô khách hàng bảng trên với số liệu xác định là khách hàng còn dư nợ ngắn hạn đến thời điểm xem xét. Nhìn chung số lượng khách hàng của chi nhánh không nhiều, năm 2012 chi nhánh có 93 khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh và 354 khách hàng doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn. Năm 2013 chi nhánh có 429 khách hàng (giảm 18 khách hàng) trong đó khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh là 89 khách và 340 khách hàng doanh nghiệp. Năm 2014 chi nhánh mở rộng thêm được 82 khách hàng trong đó khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh là 96, khách hàng doanh nghiệp 415 khách hàng. Năm 2014, nền kinh tế có xu hướng hồi phục, nhiều doanh nghiệp từng bước khôi phục, hoạt động kinh doanh ổn định thị trường bất động sản có xư hướng tăng lên... cơng tác tìm kiếm, phát triển khách hàng của chi nhánh Hà Nội ngày càng thuận lợi hơn do đó đến thời điểm 31/12/2014 chi nhánh tăng 82 khách hàng.
So sánh số lượng khách hàng vay ngắn hạn của Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội như Ngân hàng Sài Gòn Công thương số lượng khách hàng doanh nghiệp 800 khách hàng, VietBank có khoảng 750 khách hàng, Nam Á Bank khoảng 700 khách hàng, Ngân hàng Bản Việt số lượng khách hàng cao nhất trong 3 năm trở lại đây chỉ có 415 khách hàng, đây là con số khá khiêm tốn, số khách hàng giao dịch vay vốn của Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội chủ yếu vẫn là những khách hàng được giao dịch từ những năm trước 2011, do vậy muốn thúc đẩy phát triển kinh doanh, phát triển cho vay ngắn hạn Ngân hàng Bản Việt cần phải mở rộng, phát triển và tăng trưởng số lượng khách hàng.
3.2.2.2. Doanh số cho vay ngắn hạn
Để có cái nhìn cụ thể về hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng, ta xem xét tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng theo doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm so với tổng doanh số cho vay và tỷ lệ tăng trưởng cho vay.
Bảng 3.4: Doanh số cho vay tại Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
So sánh
2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số cho vay 750 610 1.015 -140 -19% 405 66% a/Ngắn hạn 735 585 950 -150 -20% 365 62% b/Trung dài hạn 15 25 65 10 67% 40 160% 2. Doanh số thu nợ 662 725,3 823 63,3 10% 97,7 13% a/Ngắn hạn 642 695,5 790 53,5 8% 94,5 14% b/Trung dài hạn 20 29,8 33 9,8 49% 3,2 11% 3. Tổng dư nợ 555,3 440 632 -115,3 -21% 192 44% a/Ngắn hạn 422,2 311,7 471,7 -110,5 -26% 160 51% b/Trung dài hạn 133,1 128,3 160,3 -4,8 -4% 32 25%
Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội liên tục biến đổi, không ổn định qua 3 năm gần đây. Cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn năm 2013 là 585 tỷ đồng, giảm 150 tỷ đồng (tương đương giảm 20%) so với năm 2012. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2013 giảm mạnh là do hệ lụy suy thoái của nền kinh tế những năm trước đây cũng như chính sách thắt chặt tiền tệ và hạn chế tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Sang năm 2014, nền kinh tế có xu hướng hồi phục đã mở rộng, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 62% lên 950 tỷ đồng. Mặc dù chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, có tác động khơng nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên doanh số cho vay ngắn hạn năm 2014 đã có biến động tăng.
Về Doanh số thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh Hà Nội tăng tại các năm gần đây là điều đáng mừng vì giúp tạo thêm cơ hội kinh doanh cho ngân hàng, khả năng thu hồi nợ và quay vòng vốn tốt mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng.
3.2.2.3. Dư nợ cho vay ngắn hạn
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chỉ tiêu dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá về hoạt động cho vay mà bất kỳ ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển cần phải quan tâm.
Bảng 3.5: Tình hình dư nợ phân theo thời gian tại Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 422,2 76 311,7 71 471,7 75 Trung dài hạn 133,1 24 128,3 29 160,3 25 Tổng cộng 555,3 100 440 100 632 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh Hà Nội từ 2012 - 2014)
Theo bảng số liệu chúng ta có thể thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm gần đây, dư nợ ngắn hạn năm đến 31/12/2012 đạt 422,2 tỷ đồng, năm 2013 dư nợ ngắn hạn giảm xuống và chỉ đạt 311,7 tỷ đồng, giảm 26% so với năm 2012, nguyên nhân dư nợ ngắn hạn giảm do
xuất kinh doanh của khách hàng, các khách hàng hạn chế sản xuất kinh doanh ít có phương kinh doanh hiệu quả do vậy nhu vầu vốn ngắn hạn giảm xuống, cuối năm 2013 nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, chi nhánh Hà Nội đã phát triển được một số khách hàng và ký kết một số các hợp đồng do vậy đến cuối năm 2014 dư nợ ngắn hạn đạt 471,7 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2013. Kể từ cuối năm 2013 đến nay Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội có nhiều thay đổi về định hướng phát triển khách hàng nói chung cũng như phát triển cho vay ngắn hạn nói riêng, do vậy kết quả cho vay nói chung cũng như cho vay ngắn hạn nói riêng tăng mạnh so với những năm trước đây.
Thông tin về dư nợ và dư nợ cho vay ngắn hạn tính đến 31/12/2104 của một số ngân hàng có vốn điều lệ bằng hoặc hơn không đáng kể so với Ngân hàng Bản Việt có chi nhánh mở tại địa bàn Hà Nội, biểu đồ dư nợ như sau:
Đơn vị: tỷ đồng 0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00 1,200.00 VietCapitalBank CN HN
SCB Hoàn Kiếm NamÁ Hà Nội VietBank HN
Ngắn hạn Trung dài hạn Tổng dư nợ
Biểu đồ 3.2: So sánh dư nợ cho vay ngắn hạn với các NHTM
(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội)
So sánh chỉ tiêu dư nợ Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội với một số ngân hàng khác, Qua biểu đồ trên, có thể thấy rằng tổng dư nợ và dư nợ cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội thấp hơn nhiều so với các ngân hàng khác có cùng quy mơ, điều này cho thấy cơng tác phát triển kinh doanh cịn nhiều hạn chế, khả năng thu hút khách hàng, quảng bá thương hiệu còn nhiều hạn chế. Điều này cho thấy
khai thác thị trường tại Hà Nội. Để tăng được thị phần cho vay tại Hà Nội, Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội cần tìm ra được những nguyên nhân cần khắc phục nhằm thúc đẩy phát triển cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng mang lại hiệu quả cho ngân hàng.
3.2.2.4. Chất lượng cho vay ngắn hạn
Nhằm thích ứng hơn nữa việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động của NHTM, cụ thể là hoạt động cho vay. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc phân loại nợ trích lập dự phịng rủi ro của các tổ chức cho vay và các văn bản sửa đổi và bổ sung kèm theo quyết định này nhằm từng bước đưa hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động theo chuẩn mực quốc tế. Với quyết định này buộc các NHTM phải phân loại nợ và trích dự phịng rủi ro cho từng loại nợ xét trên khía cạnh khả năng trả nợ đúng hạn theo cam kết; loại tài sản bảo đảm, tương quan so sánh giữa tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay (dư nợ tại thời điểm phân loại nợ)... để các ngân hàng phải trích dự phịng rủi ro trong hoạt động cho vay cũng như sử dụng dự phịng rủi ro đã trích nhằm ngăn chặn và hạn chế, phân tán những tổn thất do hoạt động cho vay mang lại. Để thấy rõ hơn chất lượng dư nợ của Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội, chúng ta xem xét chỉ tiêu dư nợ theo nhóm nợ nhằm thấy được thực tế từng loại nợ, đặc biệt là nợ xấu (dư nợ nhóm 3,4,5) trong tổng dư nợ:
Bảng 3.6: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo nhóm nợ tại Chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu dư nợ
Năm 2012 Năm 2013 Tăng giảm 2013- 2012 Năm 2014 Tăng giảm 2014- 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Trong hạn 406.033 96,17 268.314 86,06 -137.719 433.953 91,98 165.64 + Nhóm 1 406.033 96,17 268.314 86,06 -137.719 433.953 91,98 165.64 Quá hạn 16.188 3,59 43.462 13,94 27.274 37.823 8,02 -5.64 + Nhóm 2 6.663 1,58 19.215 6,16 12.552 12.585 2,67 -6.63
+ Nhóm 4 1.325 0,31 10.348 3,32 9.023 9.458 2,00 -0.89 + Nhóm 5 7.170 1,70 9.953 3,19 2.783 11.234 2,38 1.28 Tổng dư nợ ngắn hạn 422.221 99,76 311.776 100 -110.445 471.776 100 160.00 Nợ xấu 9.525 2,26 24.247 7,78 14.722 25.238 5,35 0.99 + Nhóm 3 1.030 0,24 3.946 1,27 2.916 4.546 0,96 0.60 + Nhóm 4 1.325 0,31 10.348 3,32 9.023 9.458 2,00 -0.89 + Nhóm 5 7.170 1,70 9.953 3,19 2.783 11.234 2,38 1.28
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh Hà Nội từ 2012 - 2014)
Qua số liệu tình hình dư nợ của các năm cho ta thấy:
- Nợ ngắn hạn trong hạn: Năm 2012 dư nợ ngắn hạn trong hạn của chi nhánh là
406.033 triệu đồng chiếm 96,17% trên tổng dư nợ ngắn hạn, năm 2013 dư nợ ngắn hạn trong hạn giảm xuống còn 268.314 triệu đồng chiếm 86,06% tổng dư nợ ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn trong hạn năm 2013 giảm nguyên nhân chính là do tổng dư nợ ngắn hạn giảm, từ 422.221 triệu đồng năm 2012 xuống còn 311.776 triệu đồng năm 2013 số tuyệt đối giảm là 110.445 triệu đồng. Đến năm 2014 dư nợ ngắn hạn trong hạn của chi nhánh tăng lên 433.953 triệu đồng chiếm 91,9% trên tổng dư nợ ngắn hạn, tổng dư nợ ngắn hạn năm 2014 tăng lên so với năm 2013 là 165.640 triệu đồng.
- Nợ ngắn hạn quá hạn: Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội năm 2012 - 2014
thành công trong việc đảm bảo an toàn đối với các khoản vay. Trong khi tổng dư nợ ngắn hạn năm 2013 tăng so với năm 2012 thì tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn tăng lên từ 3,59% lên 13,94%. Tuy nhiên sang năm 2014 nợ ngắn hạn quá hạn của chi nhánh giảm xuống do dư nợ cho vay ngắn hạng trong hạn đã tăng lên, tỷ trọng nợ ngắn hạn quá hạn được giảm xuống 8,02%, năm 2014 dư nợ ngắn hạn quá hạn của chi nhánh là 37.8 triệu đồng chiếm 8,02% tổng dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do các khoản nợ những năm trước đến thời gian đến hạn nhưng khách hàng không trả được nợ, nhiều khoản vay phải chuyển nhóm nợ, gia hạn nợ làm cho nợ ngắn hạn quá hạn
phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng, rủi ro mất vốn sẽ xảy ra, chất lượng cho vay của chi nhánh chắc chắn giảm.
- Nợ xấu ngắn hạn: Năm 2012 là 9.525 triệu đồng chiếm 2,26% trong tổng dư
nợ, năm 2013 chiếm tăng lên 7,78% với 24.247 triệu đồng, tuy nhiên đến cuối năm 2014 nợ xấu ngắn hạn tăng không đáng kể (chỉ tăng 0,99 tỷ đồng), sở dĩ nợ xấu ngắn hạn tăng cao do một số nguyên nhân sau:
+ Thứ nhất: Lãi suất vay cao có những thời điểm lên đến 16-17%/năm, cùng với
nguồn cung cho vay bị hạn chế đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các hộ kinh doanh dẫn đến hầu hết các doanh nghiệp và hộ kinh doanh phát sinh nợ xấu đã ngừng hoạt động khơng có nguồn thu để trả nợ.
+ Thứ hai: Do thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, khách hàng vay vốn đầu
tư vào bất động sản không bán được nên khi đến hạn thanh tốn khơng có khả năng.
+ Thứ ba: Một số khách hàng vay vốn cho vay lại hoặc vay hộ dẫn đến khơng
kiểm sốt được nguồn tiền, khi đến hạn không thu hồi vốn được.
Phần lớn các khoản nợ quá hạn, nợ xấu khách hàng hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, kinh doanh khơng hiệu quả, khơng có nguồn thu nhập để trả nợ, các tài sản bảo đảm thanh khoản kém. Một số khách hàng không liên lạc được, khơng cịn hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty ngứng hoạt động, lãnh đạo công ty không thể liên lạc được và không ở nơi đăng ký thường trú dẫn đến việc khởi kiện kéo dài. Một số khoản nợ tài sản bảo đảm bị tẩu tán, hồ sơ pháp lý không chặt chẽ. Các khoản nợ đang thi hành án, tài sản đảm bảo thanh khoản kém, nhiều lần Cơ quan thi hành án tiến hành tổ chức bán đấu giá nhưng khơng có người đăng ký mua.
Trước tình hình các khoản nợ xấu gia tăng và khó xử lý cũng như được sự chỉ đạo của Hội sở, Chi nhánh Hà Nội đã thành lập Ban Xử lý nợ để tập trung xử lý các khoản nợ xấu phát sinh cũng như hạn chế việc phát sinh các khoản nợ xấu mới. Ban Xử lý nợ đã rà soát phân loại các khoản nợ xấu để có phương án vay vốn xử lý nợ cho phù hợp, thực hiện việc đôn đốc thường xuyên liên tục các khách hàng thiện chí, tiến hành khởi kiện các khách hàng chây ỳ không hợp tác, thực hiện việc bám sát các khoản nợ đang
Thi hành án, tiến hành việc xem xét trình hội sở các khách hàng có khả năng trả nợ và thiện chí để giảm lãi suất, miễn giảm lãi phạt để tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng trả nợ.
So sánh về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội với một số ngân hàng như Ngân hàng Sài Gịn Cơng thương, Nam Á Bank, VietBank thì tỷ lệ nợ quá hạn tương đối cao tuy nhiên dư nợ quá hạn thì thấp hơn các ngân hàng khác.
3.2.2.5. Cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
Bảng 3.7: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
STT
Tổng dư nợ CVNH Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 422,2 100 311,7 100 471,7 100 1 Khách hàng doanh nghiệp 394,1 93 286,5 92 441,1 94 2 Khách hàng cá nhân/hộ
kinh doanh 28,9 7 25,2 8 30,6 6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh Hà Nội từ 2012 - 2014)
Qua các số liệu trên có thể thấy các cơ cấu cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Nội dư nợ ngắn hạn của khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trong sao so với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, xu hướng tăng dư nợ ngắn hạn cho đối tượng khách hàng là khách hàng doanh nghiệp và giảm dư nợ ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh. Đối với hình thức cho vay ngắn hạn thì đối tượng khách hàng chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp vay vốn bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đối tượng khách hàng này thường có nhu cầu vốn lưu động cao hơn so với các đối tượng khác như cá nhân hoặc hộ kinh doanh.
Cơ cấu dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng: Chi nhánh Hà Nội đã chủ
động và tích cực phát triển khách hàng doanh nghiệp để nâng tỷ lệ cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp, ngoài ra từng bước đưa cơ cấu dư nợ phù hợp với cơ cấu nguồn vốn và theo đúng thông lệ quốc tế đối với các ngân hàng thương mại. Từ năm 2012 trở về trước, trong quan điểm phát triển khách hàng của Chi nhánh Hà Nội là tập trung cho vay khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh vay ngắn hạn bổ