Biện pháp rủi ro của cho vay ngắn hạn bảo đảm bằng tài sản hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP bản viêt chi nhánh hà nội (Trang 100 - 102)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Đề xuất phát triển cho vay ngắn hạn bảo đảm bằng tài sản hình thành từ

4.1.4. Biện pháp rủi ro của cho vay ngắn hạn bảo đảm bằng tài sản hình thành

từ vốn vay

Do tính chất của việc tài trợ cho vay thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay là hàng hóa hoặc quyền địi nợ của hợp đồng đầu ra nên việc quản lý khoản tài trợ cần được thực hiện chặt chẽ sát sao và lên thành kế hoạch theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng đầu ra của khách hàng.

Ngân hàng cùng khách hàng theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng từ giai đoạn nhập khẩu hoặc mua hàng, vật tư đầu vào  đến khi hàng được nhập về kho và

thực hiện quá trình sản xuất, gia công và lắp đặt  đến khi khách hàng bàn giao

cho đối tác đầu ra và bổ sung đầy đủ bộ chứng từ là cơ sở thanh toán cho khách hàng tại Ngân hàng.

Quá trình theo dõi này được lập thành Bảng theo dõi tiến đội thực hiện hợp đồng đầu ra của khách hàng bao gồm các nội dung như sau: các thiết bị nhập khẩu/mua dự kiến để phục vụ hợp đồng đầu ra, thời gian nhập khẩu hoặc mua dự kiến để phục vụ hợp đồng đầu ra, thời gian nhập khẩu hoặc mua dự kiến, thời gian sản xuất, gia công và lắp đặt, thời gian giao hàng tồn bộ, thời gian thanh tốn theo cam kết.

- Đối với hàng hóa được mở L/C nhập khẩu bằng vốn vay:

- Với phương thức thanh toán theo L/C mà khách hàng áp dụng và đề xuất biện pháp kiểm soát để đảm bảo khách hàng đã thanh toán tiền thuê vận chuyển trước khi hàng xuống tàu, và mua bảo hiểm cho tồn bộ lơ hàng trước khi mở L/C

- Khi hàng về đến cảng, Ngân hàng cử cán bộ đại diện cùng với khách hàng đi áp tải hàng về kho, hoặc giao bên thứ ba quản lý.

- Trong trường hợp cán bộ Ngân hàng khơng đi cùng, thì Ngân hàng có thể thuê bên thứ ba là hãng vận tải có uy tín cam kết giao hàng và ký biên bản giao nhận hàng thay cho Ngân hàng.

- Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu khi về đến kho cịn phải trải qua cơng đoạn sản xuất và gia công tại Nhà máy của khách hàng, thì Ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng cầm cố lô hàng nhập khẩu về theo phương thức quản lý hai bên tại kho của khách hàng để bổ sung tài sản đảm bảo.

Trong trường hợp việc giao nhận hàng được thực hiện ở nhiều nơi và mất một thời gian nhất định thì có thể chấp nhận việc khách hàng chậm bổ sung các chứng từ giao hàng và hóa đơn thanh tốn. Trong trường hợp này, khách hàng phải có cam kết về việc chậm bổ sung chứng từ giao nhận hàng và hóa đơn thanh tốn, thời gian chậm bổ sung là 05 ngày làm việc sau ngày giao hàng, yêu cầu khách hàng bổ sung bản sao bộ chứng từ giao hàng cho Ngân hàng.

- Một số lưu ý khác về quá trình thẩm định phương án vay vốn:

- Lưu ý về kế hoạch dòng tiền vào hoặc dòng tiền ra của hợp đồng, kế hoạch trả nợ của phương án vay vốn.

- Các điều điện về hồ sơ thanh toán cần phải đầy đủ tính pháp lý của hợp đồng. - Thẩm định kỹ, xem xét đánh giá về năng lực của khách hàng về khả năng thực hiện hợp đồng theo phương án vay vốn tại Ngân hàng.

- Nguồn vốn thanh toán, năng lực tài chính và uy tín của đối tác đầu ra của khách hàng.

- Với từng hợp đồng hay dự án cần đề xuất các phương án vay vốn quản lý tài sản đảm bảo là hàng hóa hình thành từ vốn vay và quyền địi nợ theo các hình thức như quản lý kho hàng ba bên, hai bên và hồ sơ tài sản đảm bảo phải đầy đủ như Hợp đồng kinh tế, xác nhận việc thế chấp hàng hóa hình thành từ vốn vay và quyền địi nợ được thế chấp.

- Thẩm định năng lực cung cấp hàng hóa của đối tác đầu vào.

- Trong hợp đồng đầu ra phụ lục hợp đồng phải quy định rõ phương thức thanh toán vào tài khoản duy nhất của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng qua

phương thức chuyển khoản và chỉ được thay đổi khi có chấp thuận của Ngân hàng trong suốt q trình thực hiện hợp đồng.

- Cam kết thanh tốn 03 bên có đại diện hợp pháp của khách hàng (bên bán), đầu ra (bên mua, chủ đầu tư) và Ngân hàng với các nội dung bắt buộc như sau:

+ Bên mua cam kết sẽ thanh tốn tồn bộ số tiền mua hàng chưa thanh toán cho Bên bán theo hợp đồng đã ký và ghi rõ số tiền xác nhận thanh toán bằng phương thức duy nhất là chuyển khoản vào tài khoản của Bên bán mở tại Ngân hàng tài trợ vốn. Trong rường hợp Bên bán không nhận được tiền thanh toán vào tài khoản như trên thì được coi là Bên mua chưa thanh toán.

+ Bên mua và Bên bán cam kết khơng thay đổi tài khoản thanh tốn theo hợp đồng đã ký trong suốt q trình hợp đồng cịn hiệu lực nếu chưa có sự chấp thuận của Ngân hàng bằng văn bản.

Bên mua đồng ý việc Bên bán thế chấp, chuyển giao quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng cho Ngân hàng và Ngân hàng có tồn quyền thụ hưởng truy đòi đối với các khoản tiền phát sinh từ hợp đồng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP bản viêt chi nhánh hà nội (Trang 100 - 102)