4.2. Giải pháp phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín
4.2.3. Phát triển sản phẩm và dịch vụ
Hiện tại CIC đã thu thập nhiều loại thông tin nhƣng chƣa xây dựng sản phẩm đầu ra nhƣ thông tin về bảo lãnh, thông tin về tín dụng tiêu dùng. Vì vậy, trong thời gian tới sớm hoàn thiện chƣơng trình phần mềm để có thể cập nhật đƣợc dữ liệu của các thông tin trên, từ đó xây dựng các sản phẩm đầu ra, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng chƣơng trình trả lời tin tự động. Đối với các bản trả lời tin đáp ứng yêu cầu hỏi tin về thời gian, chất lƣợng thông tin thì có thể tự động trả lời đến TCTD không cần thông qua cán bộ xử lý. Để làm đƣợc việc này thì công việc xử lý thông tin đầu vào là đặc biệt quan trọng, đảm bảo thông tin phải chính xác, cập nhật về thời gian, hồ sơ pháp lý phải đầy đủ và đƣợc cập nhật mới thƣờng xuyên…
Riêng đối với TTTD tiêu dùng : trong cơ cấu hệ thống TTTD ngân hàng của các nƣớc thƣờng có công ty TTTD tiêu dùng. Do đặc điểm dƣ nợ tiêu dùng là quy mô khoản vay nhỏ, số lƣợng khá lớn, kỹ thuật thu thập, xử lý không phức tạp, mức độ ảnh hƣởng tác động khi có rủi ro đến an toàn hệ thống ngân hàng thấp hơn đối với cho vay doanh nghiệp, nên hầu hết các nƣớc đều thành lập công ty cổ phần để làm việc này. Thực tế Việt Nam trong những năm gần đây hoạt động tín dụng tiêu dùng đã phát triển rất mạnh. Thực tế đã có xuất hiện nhiều rủi ro trong kinh doanh tín dụng tiêu dùng và nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cũng rất lớn có thể ảnh hƣởng đến an toàn của hệ thống và là một tác nhân gây cản trở sự phát triển đối với các nghiệp vụ này. Gần đây đã xuất hiện nhiều hình thức mới của tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua các dịch vụ cho vay tiêu dùng nhƣ mua xe ôtô dƣới hình thức cho thuê tài chính hoặc cho vay trả góp, lừa đảo thẻ tín dụng…Vì vậy, thu thập TTTD tiêu dùng là rất cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của các TCTD, mang lại lợi ích cho khách hàng và góp phần phát triển kinh tế. Các nƣớc trong khu vực đã có công ty TTTD tiêu dùng là: Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippin, Indônesia… Căn cứ đòi hỏi thực tế từ phía các NHTM, xét về khả năng, điều kiện và năng lực của hệ thống TTTD ngân hàng Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống chia sẻ TTTD tiêu dùng, trong thời gian tới cần có phƣơng án thành thập công ty TTTD tiêu dùng tại Việt Nam.
Trƣớc nhu cầu phát triển cao của thông tin cũng nhƣ các dịch vụ liên quan đến hoạt động TTTD, song song với phát huy tốt các sản phẩm hiện có, CIC cần chú trọng công tác nghiên cứu, phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm làm gia tăng giá trị cho mình.
Báo cáo phân tích nợ
Do CIC có một kho dữ liệu rất lớn về các khoản nợ đƣợc thu thập từ tất cả các tổ chức tài chính trong cả nƣớc, nên CIC có lợi thế cạnh tranh so với trung tâm thông tin tƣ nhân sắp tới trong việc thu thập báo cáo phân tích về các hoạt động tín dụng. Báo cáo phân tích về tín dụng theo ngành/vị trí/quy mô và loại khoản vay/loại hình khách vay rất hữu ích đối với NHNN và các TCTD. NHNH có thể sử dụng các báo cáo phân tích để nắm bắt đƣợc bức tranh tổng thể của hoạt động tín dụng và do đó, các báo cáo này sẽ cung cấp thông tin hữu ích để lập kế hoạch cho các chính sách tín dụng. Trong khi đó, các TCTD có thể sử dụng các báo cáo này để kiểm tra vị thế của mình trong thị trƣờng tín dụng và cho mục đích quản lý tín dụng cũng nhƣ kế hoạch quảng bá.
Báo cáo phân tích ngành
Thông tin phân tích ngành rất quan trọng vì là công cụ cơ bản cho bất kì cán bộ tín dụng nào để đánh giá điểm mạnh/điểm yếu của khách vay tiềm năng, vị thế khách vay trong ngành, và đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ trong cùng ngành. Do hầu hết các TCTD ở Việt Nam không có báo cáo phân tích ngành của riêng mình, sản phẩm này là rất cần thiết. CIC có thể sử dụng tối đa độ bao phủ rộng rãi thông tin của mình để cung cấp báo cáo ngành toàn diện nhằm chỉ ra các chỉ số trung bình/chung/ của mỗi lĩnh vực công nghiệp nhƣ tiêu chuẩn dựa trên thông tin tín dụng thu thập đƣợc. Vì vậy, ngƣời sử dụng chính của Báo cáo phân tích ngành là các TCTD, tuy nhiên báo cáo này cũng rất quan trọng đối với các tổ chức tài chính, đặc biệt là cho Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Trong bối cảnh này, để chú trọng tới tầm quan trọng của báo cáo phân tích ngành, CIC cần phải phát hành báo cáo của tất cả 20 ngành thƣờng xuyên và đều đặn hơn. Đối với mục đích này, cần phải có riêng một Phòng nghiên cứu với các nhân viên có kinh nghiệm về phân tích ngành.
Báo cáo xếp hạng tín dụng
CIC có hệ thống xếp hạng cho các doanh nghiệp chủ yếu từ phân tích các báo cáo tài chính và tình trạng nợ. 16000 công ty đã đƣợc xếp hạng trong năm
2010. Báo cáo xếp hạng tín dụng đang đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quan trọng để đƣa ra quyết định trong việc đánh giá khoản vay tại một số ngân hàng và cũng đƣợc sử dụng để tham khảo trong các ngân hàng khác. Nhƣ vậy, ảnh hƣởng của kết quả xếp hạng của CIC có thể không đƣợc chú trọng. Xếp hạng là một vấn đề rất nhạy cảm liên quan đến rủi ro danh tiếng của CIC / NHNN một khi báo cáo xếp hạng đƣợc sử dụng. Do đó, các dịch vụ xếp hạng cần đƣợc thực hiện rất cẩn thận trong việc thu thập thông tin và phân phối kết quả bởi các nhà phân tích có kinh nghiệm cùng với các nguyên tắc nghề nghiệp đƣợc quy định nghiêm ngặt. Ngoài ra, việc xếp hạng của CIC nên đƣợc tiến hành một cách khách quan dựa trên thông tin thực tế thu thập thông qua các TCTD và các tổ chức khác. Đặc biệt, phải tránh tuyệt đối bất kỳ quan điểm chủ quan. Trong bối cảnh này, CIC cần đƣa ra cơ sở của phƣơng pháp xếp hạng, ví dụ nhƣ công thức tính toán việc xếp hạng, nên công khai tới ngƣời sử dụng.
Hiện nay, CIC là tổ chức duy nhất có thể cung cấp dịch vụ xếp hạng và chấm điểm với quy mô rộng tại Việt Nam. Có một số công ty tƣ nhân bao gồm cả các cơ quan nƣớc ngoài đang cung cấp thông tin xếp hạng, nhƣng độ bao phủ của họ rất hạn chế so với CIC. Nhiều TCTD cũng đang yêu cầu CIC cung cấp thông tin xếp hạng và chấm điểm. Theo đó, CIC có thể tiếp tục dịch vụ xếp hạng, nhƣng lại có rủi ro về danh tiếng trong dịch vụ xếp hạng bởi Cơ quan thông tin Tín dụng công, do đó, CIC nên chọn một trong hai lựa chọn sau: (1) chỉ cung cấp kết quả xếp hạng cho NHNN nhƣ một biện pháp hỗ trợ việc thực hiện giám sát ngân hàng cũng nhƣ các hoạt động của thị trƣờng tiền tệ; hoặc (2) CIC cung cấp kết quả cho các TCTD thuần túy chỉ nhƣ là một thông tin tham khảo nhằm nhấn mạnh rằng kết quả trên không có mối quan hệ trực tiếp với sự đánh giá giám sát ngân hàng của CQTTGSNH. Theo đó, CIC có thể cung cấp các dịch vụ tƣ vấn cho các TCTD đang có kế hoạch sửa đổi hoặc phát triển hệ thống xếp hạng nội bộ của mình. Vì một số TCTD đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc kiểm tra tính phù hợp của mô hình xếp hạng của họ bởi sự hạn chế các dữ liệu có sẵn, hoặc dữ liệu không khách quan. CIC có thể hỗ trợ họ bằng cách cho phép sử dụng kho dữ liệu phong
phú để đánh giá độ tin cậy của mỗi mô hình xếp hạng và so sánh kết quả với kết quả đầu ra đƣợc thực hiện bởi mô hình đánh giá của CIC. Do đó, CIC có thể cung cấp dịch vụ tƣ vấn / đƣa ra ý kiến cho các TCTD. Khi CIC cho phép các TCTD sử dụng dữ liệu cá nhân, mặc dù bị hạn chế sử dụng trong các TCTD, CIC cần phải thực hiện ký kết một thỏa thuận bí mật với các TCTD trong đó nêu rõ các yêu cầu và nghĩa vụ giữ bí mật các dữ liệu đó. Trong đó bao gồm một số khoản phạt sẽ đƣợc xem xét khi cho phép các TCTD sử dụng các dữ liệu cá nhân.
Chấm điểm thông tin tín dụng (Bureau Score)
Chấm điểm tín dụng (Credit score) là một con số đƣợc gán cho một khách hàng vay dựa vào năng lực và khả năng hoàn trả nợ của mình. Con số này nằm trong một phạm vi với một điểm số cao hơn cho thấy xác suất mà ngƣời vay trả nợ sẽ cao hơn. Số điểm này đƣợc tính từ thông tin lịch sử tín dụng có sẵn nhờ sử dụng mô hình thống kê hoặc các thuật toán toán học. Điểm tín dụng có thể đƣợc sử dụng trong quá trình phê duyệt khoản vay theo nguyên tắc đơn giản chấp nhận hoặc từ chối hoặc theo các nguyên tắc định giá dựa trên cơ sở rủi ro phức tạp hơn và hạn mức tín dụng.
"Chấm điểm TTTD" liên quan đến chấm điểm tín dụng, được phát triển trên cơ sở dữ liệu của TTTTTD và khác với chấm điểm tín dụng, được phát triển trên cơ sở dữ liệu mà người cho vay cá nhân cung cấp.
Chấm điểm TTTD dựa trên thông tin gộp lại qua nhiều chủ nợ cũng nhƣ các nguồn thông tin công cộng và do đó, bao gồm những đặc điểm mà cho ngƣời cho vay cá nhân không thể có, chẳng hạn nhƣ tổng doanh số cho vay, số dƣ nợ cho vay, và tình huống vỡ nợ trƣớc đó trong hệ thống. Đây đều là những thƣớc đo mang tính dự báo cao về khả năng trả nợ trong tƣơng lai. Các TTTTTD thƣờng tính điểm tín dụng thông qua việc sử dụng ba tập tin dữ liệu lịch sử.
• Các tình huống vỡ nợ trong các giao dịch tín dụng trƣớc đây • Hành vi thanh toán tích cực
Trong một số trƣờng hợp, các mô hình có thể bao gồm khác các loại dữ liệu khắc, chẳng hạn nhƣ:
• Dữ liệu của bên thứ ba (ví dụ, các bản án và phá sản);
• Dữ liệu nhân khẩu học (ví dụ, các thuộc tính cá nhân nhƣ tuổi) • Dữ liệu địa lý - nhân khẩu học, thông tin tổng hợp tại mức độ địa phƣơng.
Mỗi thành phần này có khả năng tăng thêm sức mạnh tiên đoán cho chấm điểm TTTD, nhƣng phải cẩn thận để đảm bảo rằng các mô hình kết quả không mâu thuẫn với quy trình ra quyết định của ngƣời cho vay hiện tại. Ví dụ, chấm điểm TTTD kết hợp độ tuổi của khách hàng có thể không tƣơng thích với thang điểm của một ngƣời cho vay cũng bao gồm độ tuổi. Do đó, thông thƣờng, TTTTTD có thể lựa chọn để phát triển một bộ các mô hình chứ không phải chỉ là một mô hình để thích ứng với nhiều yêu cầu khác nhau của khách hàng càng tốt.
Ví dụ nhƣ:
• Chấm điểm TTTD tích cực cho các thành viên nhóm sử dụng khép kín, cung cấp cả dữ liệu tích cực và tiêu cực và thƣờng sử dụng nhƣ một plug-in, hoặc bổ sung vào chấm điểm theo yêu cầu khách hàng trong nhóm hoặc tổ chức;
• Chấm điểm TTTD tăng cƣờng kết hợp thêm dữ liệu nhân khẩu học của khách hàng và thƣờng đƣợc sử dụng độc lập bởi những ngƣời cho vay không có các mô hình chấm điểm khác;
• Chấm điểm TTTD ngành cụ thể bằng cách sử dụng dữ liệu thu đƣợc từ các ngành công nghiệp cụ thể, chẳng hạn nhƣ ngân hàng hoặc viễn thông;
• Chấm điểm TTTD khu vực công nhờ sử dụng dữ liệu có sẵn trong khu vực công và, do đó, dành cho tất cả khách hàng.
Bởi vì ngƣời dùng khác nhau có thể sử dụng các mô hình chấm điểm cho các mục đích khác nhau, các TTTTTD thƣờng sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau. Ở dạng đơn giản nhất, chấm điểm tín dụng có thể đƣợc kết hợp vào báo cáo tín dụng, thƣờng với một số lời giải thích ý nghĩa của nó. Ngoài ra, TTTTTD có thể cung cấp dịch vụ chấm điểm tín dụng cho ngƣời sử dụng bằng điện tử để nó có thể đƣợc tích hợp vào các giải pháp chấm điểm theo yêu cầu của khách hàng hoặc các phần mềm ứng dụng tự động.
Chấm điểm cho các khách vay cá nhân
Tại Pháp, bên cạnh việc xếp hạng theo doanh thu, tín dụng, tình hình tài chính và phát triển dự kiến, FIBEN đang chấm điểm công ty tƣ nhân để tính khả năng vỡ nợ trong khoảng thời gian ba năm. Chỉ các TCTD đƣợc phép truy cập vào dữ liệu chấm điểm.
Ở Việt Nam, CIC bắt đầu cung cấp các báo cáo chấm điểm của khách vay cá nhân từ tháng 2/2011, đã giúp TCTD đánh giá nhanh chóng đơn xin vay từ các cá nhân.
Nhìn chung, thang điểm đƣợc xây dựng bằng cách sử dụng ba dữ liệu lịch sử sau: (i) không có khả năng trả nợ các giao dịch tín dụng trước đó, (ii) hành vi thanh
toán tích cực (dòng dữ liệu thương mại), và (iii) tìm kiếm/ yêu cầu trước đây. Mô
hình chấm điểm có thể bao gồm các dữ liệu khác nhƣ dữ liệu bên thứ ba (phán xét của tòa án và thông tin phá sản), dữ liệu nhân khẩu (các đặc điểm của cá nhân nộp đơn nhƣ tuổi tác, mức thu nhập hàng năm, tổ chức ngƣời đó đang làm việc, số năm kinh nghiệm làm việc, hình thức làm việc, cƣ trú hay không, số năm cƣ trú, cơ cấu của gia đình) và dữ liệu địa lý.
Chấm điểm ngƣời lãnh đạo cần đƣợc tiến hành cẩn thận và chú ý tới những điểm sau đây:
1) Khả năng quản lý
2) Kinh nghiệm trong kinh doanh
3) Thông tin thanh toán khoản vay, nếu có 4) Uy tín trong xã hội kinh doanh
Phƣơng pháp chấm điểm cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cơ bản giống nhƣ xếp hạng cho các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa nhiều hơn vào khả năng và hành vi của chủ sở hữu/ quản lý, những điểm này cần đƣợc đặc biệt lƣu ý. Ngoài ra, cần phải thu thập hoặc mua thêm thông tin từ các nguồn khác nhƣ: phán xét của tòa án, nguôn thông tin phá sản, ...
Báo cáo về khả năng vỡ nợ
Khả năng vỡ nợ có thể đánh giá theo mức độ nào đó thông qua việc phân tích BCTC và ghi chép về tình hình trả nợ cuối kì. Ví dụ, khi bảng cân đối kế toán
của khách vay đƣa ra giá trị âm và lợi nhuận dự án không đƣợc mong đợi sẽ tăng lên, khách vay có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ. Việc vỡ nợ trong tƣơng lai có tể xảy ra nếu khách vay không thể trả các khoản vay trong thời gian lớn hơn 1 tháng mà không có lý do có thể chấp nhận đƣợc. Báo cáo về khả năng vỡ nợ nên đƣợc lập bởi chuyên gia ngân hàng/tài chính có kinh nghiệm. Khả năng vỡ nợ có thể đƣợc đánh giá theo các chỉ số sau:
1) Thanh toán khoản vay không thƣờng xuyên và không đúng hạn 2) Luân phiên thƣờng xuyên các kỳ hạn vay
3) Tăng bất thƣờng về tài khoản phải thu và/ hoặc tài khoản hàng tồn kho 4) Tăng chỉ số nợ trên giá trị ròng
5) Tranh chấp tòa án
Thêm vào đó, do ảnh hƣởng mang tính nhạy cảm, báo cáo nên đƣợc lập một cách cẩn trọng để ngăn chặn rò rỉ thông tin cho bên thứ ba bên ngoài. CIC nên đƣa ra chính sách và phƣơng pháp rõ ràng trƣớc khi bắt đầu báo cáo. Báo cáo này không cần phải lập riêng mà có thể đặt vào trong một cột đặc biệt của báo cáo tình trạng nợ.
Phần mềm ứng dụng
Một lợi thế quan trọng của chấm điểm tín dụng là khả năng của TTTTTD xây dựng phƣơng pháp định lƣợng rủi ro thay vì xét duyệt, nhận định chủ quan. Nhờ