3.4. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm
3.4.1. Thành tựu đạt được
Từ khi đƣợc thành lập đến nay, hoạt động của CIC đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể, khẳng định sự phát triển đúng hƣớng và mang lại hiệu quả rất lớn
trong hoạt động ngân hàng và phát triển kinh tế - xã hội chung của nƣớc ta. Những kết quả chính dƣới đây làm tiền đề thuận lợi lớn cho cơ hội phát triển của CIC:
- Hoạt động của CIC bao gồm sự chia sẻ cả thông tin tích cực và thông tin tiêu cực, là nguồn thông tin rất quan trọng, đối với NHNN đã giúp ích rất nhiều trong quản lý vĩ mô, giám sát hoạt động của TCTD và trong việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ. Đối với TCTD nó một mặt góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, mặt khác với thông tin tích cực nó góp phần mở rộng thị phần, lựa chọn khách hàng tốt, giảm chi phí điều tra thông tin, từ đó nâng cao chất lƣợng tín dụng, mở rộng tín dụng.
- Đối tƣợng thu thập thông tin mở rộng đến khách hàng cá nhân đã góp phần mở rộng tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa, phân bổ nguồn tín dụng một cách hợp lý. Từ đó góp phần mở rộng thị trƣờng tín dụng chính thức và thu hẹp thị trƣờng tín dụng không chính thức (tín dụng chợ đen, cho vay nặng lãi…) mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng.
- Giúp giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Khi các thực hiện nghiêm túc việc cung cấp và khai thác sử dụng TTTD, sẽ không còn tình trạng thông tin bất đổi xứng, TCTD thận trọng hơn với những khách hàng đƣợc CIC cảnh báo có lịch sử quan hệ tín dụng không tốt tại các TCTD khác, qua đó hạn chế đƣợc việc cấp tín dụng cho các khách hàng không có khả năng trả nợ.
- Góp phần làm thay đổi dần văn hóa tín dụng và nâng cao đạo đức kinh doanh của cả ngƣời vay và ngƣời cho vay. Vì ngƣời vay có ý định lừa đảo đã biết rằng ngân hàng có một hệ thống TTTD nên khó mà lừa đảo đƣợc. Thực tế hiện tƣợng lừa đảo, dùng một tài sản thế chấp vay nhiều nơi, vay TCTD này để trả TCTD khác đã bị phanh phui từ đó làm nản lòng những ý định xấu trong thị trƣờng tín dụng. Về phía ngƣời cho vay, cũng có nhiều trƣờng hợp cán bộ tín dụng vay ké, hoặc giúp khách hàng lập chứng từ khống, khai gian số chứng minh thƣ và địa chỉ để chia nhỏ khoản vay, nhằm trốn tránh sự phát hiện. Nhƣng thông qua hoạt động TTTD đã phanh phui nhiều vụ việc, từ đó đã làm thay đổi dần ý thức, giảm bớt rủi ro tín dụng.
- Thiết lập đƣợc hệ thống thông tin ngày càng mở rộng với đầu mối là CIC , NHNN chi nhánh tỉnh , thành phố và các TCTD . Hệ thống TTTD đến nay đã theo dõi đƣợc khoảng 90% số dƣ nợ cho vay nền kinh tế với trên 23 triệu HSKH đang có quan hệ tín dụng tại các TCTD trong đó có khoảng trên 300 ngàn hồ sơ pháp nhân.
- Chất lƣợng thông tin ngày càng đƣợc nâng cao: chất lƣợng thông tin cung cấp ngày càng phong phú hơn, số liệu dƣ nợ chính xác hơn, thời gian cung cấp nhanh hơn so với trƣớc đây.
- Xây dựng một kho thông tin tín dụng quốc gia quy mô lớn. Việc xây dựng kho dữ liệu chuyên ngành có tầm quan trọng trong việc đảm bảo kênh thông tin ổn định, từng bƣớc đa dạng, phong phú loại thông tin, đáp ứng tăng các chỉ tiêu thông tin để các TCTD đƣa vào việc phân tích đánh giá xếp hạng, chấm điểm tín dụng, áp dụng đƣợc quy trình rủi ro tín dụng.
- Xây dựng Hệ thống TTTD điện tử tiên tiến, hiện đại, hiệu quả: hệ thống TTTD điện tử đƣợc đƣa vào sử dụng từ cuối năm 2001, nhanh chóng mang lại hiệu quả, tạo khả năng phát triển mạnh mẽ. Đến nay, mở rộng hệ thống tới tất cả các chi nhánh TCTD trên cả nƣớc; hàng triệu thông tin đƣợc cập nhật hàng ngày; hơn 99% giao dịch thu thập, khai thác thông tin tự động. Web-CIC đã cấp quyền sử dụng cho gần 10 nghìn ngƣời. Đối tƣợng là lãnh đạo, cán bộ tín dụng, quản trị rủi ro, cán bộ chuyên nghiệp về TTTD. Từ hệ thống này, ngƣời sử dụng khai thác trực tiếp những sản phẩm thông tin tin cậy. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hệ thống hiện đại, các TCTD đã và đang khai thác thông tin tức thời, từng giờ, từng phút để xem xét cấp tin dụng cho khách hàng vay.