4.2. Giải pháp phát triển hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín
4.2.6. Tăng cường hợp tác, hội nhập thông tin quốc tế
Tiếp tục duy trì tốt các mối quan hệ sẵn có với các tổ chức tài chính quốc tế và NHTW các nƣớc để thông qua đó thƣờng xuyên trao đổi thông tin, tri thức, kinh nghiệm về TTTD; tham gia các hội nghị, hội thảo hàng năm về TTTD do WB và các tổ chức tài chính quốc tế tổ chức; tham gia vào các diễn đàn, hiệp hội TTTD trong khu vực và quốc tế; tham gia vào các cổng liên kết thông tin khu vực, toàn cầu (nhƣ cổng Asean); tổ chức các đoàn khảo sát, tham quan học tập kinh nghiệm cho các cán bộ làm TTTD, tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ của các tổ chức tài chính quốc tế trong việc đầu tƣ nâng cấp hệ thống TTTD ngân hàng Việt Nam.
Duy trì quan hệ với các Trung tâm TTTD quốc tế và các cơ quan giám sát quốc tế, mở rộng quan hệ đa phƣơng với các công ty TTTD có uy tín nhƣ D&B, Moody, Transunion…để học tập kinh nghiệm và mua thông tin về DN nƣớc ngoài, trao đổi thông tin phục vụ cho nhu cầu thông tin trong nƣớc nhằm ngăn ngừa rủi ro, lừa đảo tín dụng quốc tế.
Tiếp cận dần với các chuẩn thông tin, các chỉ tiêu thu thập, các mẫu báo cáo, phƣơng pháp xử lý thông tin, phƣơng pháp xếp loại tín dụng, và các kinh nghiệm ngầm khác của các công ty TTTD đa quốc gia để chúng ta có thể từng bƣớc trao đổi thông tin, từng bƣớc gia nhập vào siêu xa lộ thông tin.
CIC cần phải nâng khả năng nội lực để việc hợp tác đạt hiệu quả, không bị quá yếu thế, phải đạt đến một trình độ cơ bản nhất định về TTTD cả về lý luận và thực tiễn, nếu chƣa triển khai đƣợc một số nghiệp vụ trong thực tiễn thì cũng phải hiểu về lý thuyết, phải nâng trình độ ngoại ngữ, tin học và nhiều kỹ năng chuyên môn có liên quan chuẩn bị cho hội nhập.